Đức lo lắng về tình trạng thiếu than để sản xuất điện trong mùa Đông

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đức đang lo lắng về tình trạng thiếu than trong mùa Đông này để sản xuất điện trong bối cảnh đang tìm nguồn cung để thay thế khí đốt của Nga .
Đức lo lắng về tình trạng thiếu than để sản xuất điện trong mùa Đông

Theo một tài liệu của Reuters, nước ở sông Rhine của Đức đã giảm xuống mức thấp đáng kể có thể gây khủng hoảng trong bối cảnh các đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa Hè. Điều này khiến các quan chức lo ngại về việc liệu các con tàu có thể chở than đến các nhà máy điện hay không.

Theo báo cáo mới đây của Reuters, Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu của Đức cho biết: “Do tình hình vận chuyển trong nước giảm đáng kể, các kho dự trữ than tích lũy có thể nhanh chóng giảm xuống”.

Sông Rhine rất quan trọng ở châu Âu để vận chuyển hàng hóa như than, hóa chất và ngũ cốc. Điều đó đúng với Đức nói riêng và nhóm vận động hành lang ngành công nghiệp chính của nước này đã cảnh báo hồi đầu tháng 8 rằng, các nhà máy có thể phải tạm dừng hoặc cắt giảm sản lượng vì các vấn đề vận chuyển.

Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng và Đức đã bị lọt vào tầm ngắm của cuộc khủng hoảng này khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho khu vực. Moscow được cho là đã sẵn sàng tiếp tục cắt giảm xuất khẩu khí đốt trong hành động được xem là đòn trả đũa đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Giống như các quốc gia khác trong khu vực, Đức đã tìm kiếm các nhiên liệu thay thế như than đá để đảm bảo cung cấp điện trước mùa Đông trong bối cảnh nhu cầu năng lượng cao. Tập đoàn năng lượng khổng lồ Uniper cho biết, họ sẽ tạm thời hồi sinh một nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu than băng phiến để sản xuất điện bắt đầu từ tuần tới.

Uniper là khách hàng mua khí đốt từ Nga lớn nhất châu Âu vừa cho biết, họ sẽ tạm thời khởi động nhà máy nhiệt điện than Heyden 4 để bắt đầu phát điện từ ngày 29/8 và dự kiến sẽ cung cấp điện cho đến cuối tháng 4/2023.

Uniper cho biết, động thái hồi sinh nhà máy nhiệt điện than Heyden 4 được thúc đẩy bởi một đạo luật của Đức được thông qua nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Luật đưa ra lệnh cấm sử dụng khí đốt và kêu gọi chuyển sang các nhà máy điện than để sản xuất điện.

Các nhà phân tích của Saxo Bank cho biết: “Có vẻ như việc phá cắt giảm nhu cầu vẫn là cách giải quyết rõ ràng, nhưng đau đớn nhất hiện nay, cùng với sự tập trung dài hạn vào việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng trên diện rộng từ than, khí đốt, hạt nhân, năng lượng mặt trời, hydro…”.

Mặt khác, theo tài liệu của chính phủ Đức, vấn đề hậu cần ở sông Rhine có nghĩa là các kho chứa than bổ sung ở miền Nam nước Đức có thể sẽ không được lấp đầy vào mùa Đông.

Những vấn đề này nếu không sớm được giải quyết đồng nghĩa với mạng lưới đường sắt của Đức cũng không thể giải quyết sự trì trệ. Các bộ trưởng hôm thứ Tư (24/8) đã đưa ra một biện pháp để ưu tiên vận chuyển các hàng hóa năng lượng trên các chuyến tàu.

Với việc siết chặt năng lượng của Đức sẽ tác động nặng nề lên nền kinh tế của nước này. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức cũng cho biết, lạm phát có thể đạt mức cao nhất trong 70 năm là 10% do Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho khu vực.

Tin bài liên quan