Giảm phát là nỗi lo thường trực tại châu Âu kể cả với nền kinh tế mạnh nhất khu vực là Đức

Giảm phát là nỗi lo thường trực tại châu Âu kể cả với nền kinh tế mạnh nhất khu vực là Đức

Đức chính thức rơi vào tình trạng giảm phát

(ĐTCK) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Đức trong tháng 1/2015 đã giảm 0,3% so với tháng 12/2014, mức âm đầu tiên sau hơn 5 năm, khiến CPI  tại khu vực đồng euro càng sụt giảm trầm trọng.

Trong một thông báo hôm nay (30/1), Tổng cục Thống kê Đức tại Wiesbaden cho biết, giá cả tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã giảm 0,5% từ một năm trước. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009. Các chuyên gia kinh tế dự đoán, sẽ còn tiếp tục giảm 0,2% nữa.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cam kết, sẽ dành ít nhất 1.100 tỷ euro (hơn 1.200 tỷ USD) để mua lại trái phiếu chính phủ và các tài sản khác nhằm ngăn chặn giảm phát ở "lục địa già" khi giá cả tại 19 quốc gia thành viên đồng tiền chung đều đã giảm xuống trong tháng này.

Chuyên gia kinh tế học tại Ngân hàng Berenberg ở London, ông Christian Schulz cho biết: ”Lạm phát tại khu vực đồng euro có thể sẽ nằm ở mức âm trong nửa đầu năm nay, trước khi các chính sách của ECB phát huy hiệu quả, giúp đồng euro hồi phục vừa phải trở lại”.

“Mục tiêu lạm phát 2% mà ECB đưa ra vẫn là một viễn cảnh xa xôi”, ông cho biết thêm.

Đồng euro đã tăng 0,2% vào hôm thứ Ba (27/1) và giao dịch ở mức 1,1312 USD lúc 14h27 theo giờ Frankfurt. Chỉ số chuẩn DAX Index giảm xuống 0,4% ở mức 10.673.

Theo nghiên cứu của Bloomberg, tỷ lệ lạm phát tại châu Âu hiện đang ở dưới 0,5% vào tháng 1/2015. Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) sẽ công bố con số chính thức vào thứ Sáu (30/1), lúc 11h theo giờ Luxembourg.

Tin bài liên quan