Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định, công tác này cần được mở rộng và nâng cao hiệu quả hơn nữa tại vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, để góp phần khơi thông dòng vốn phát triển kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng trong thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng và Nhà nước.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 96 tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có 31 chi nhánh ngân hàng thương mại, 12 quỹ tín dụng nhân dân, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Tính đến cuối tháng 7/2018, tổng huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 42 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 85 nghìn tỷ đồng, nợ xấu 1,55%; tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay hằng năm đạt 20%.
Hiện nay, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh phát triển khá đồng bộ, với quy mô hoạt động đứng thứ 2 trong khu vực.
Ông Tăng Hải Châu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cho biết: "Để đạt được kết quả này, một phần do các quỹ tín dụng nhân dân đã làm tốt công tác tuyên truyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh".
Ngoài ra, thời gian qua, NHNN tỉnh đã triển khai kịp thời nhiều chính sách tín dụng quan trọng, giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện cơ chế, chính sách tiền tệ an toàn, lành mạnh. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực và gắn với tiềm năng phát triển của tỉnh.
"Có thể khẳng định, hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk. Trong kết quả chung có sự đóng góp không nhỏ của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam”, ông Châu nhấn mạnh.
Khu vực Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng được đánh giá là địa bàn chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam. “Nói không quá khi cho rằng bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có vai trò rất quan trọng, tác động mạnh đến sự phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng, qua đó ổn định tình hình kinh tế cũng như an sinh xã hội trên địa bàn.
Sự có mặt của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giúp người gửi tiền yên tâm, tin tưởng vào hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và các quỹ tín dụng nhân dân nói riêng.
Ngoài ra, thời gian qua, thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã phát hiện kịp thời những sai sót và tồn tại của các quỹ tín dụng nhân dân, từ đó kiến nghị NHNN có giải pháp chấn chỉnh, khắc phục, góp phần đảm bảo cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả”, ông Châu khẳng định.
Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng với 47 dân tộc anh em, trên 600.000 người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 1/3 dân số của địa phương, vì vậy mà nhận thức về chính sách pháp luật nói chung, chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi nói riêng còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, theo ông Châu, do nắm vững tâm lý người dân cũng như có sự phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã làm rất tốt công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi của mình, nên người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân.
Thông qua đó, người dân nắm bắt được và hiểu hơn về chính sách bảo hiểm tiền gửi của Nhà nước để có thể tuyên truyền và đưa chính sách bảo hiểm tiền gửi vào công chúng một cách sâu rộng hơn. Đây cũng được xem là diễn đàn để các thành viên tham dự không chỉ lắng nghe ý kiến mà còn trao đổi thẳng thắn để công tác tuyên truyền ngày càng hiệu quả.
Tính đến cuối tháng 7/2018, tổng huy động vốn của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 42 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ đạt khoảng 85 nghìn tỷ đồng, nợ xấu 1,55%; tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay hằng năm đạt 20%.
“Hiện tại, việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tới các tổ chức tín dụng đã làm khá tốt, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nên phát huy lợi thế này để hướng tới đối tượng công chúng là người gửi tiền, đặc biệt là người gửi tiền nhỏ lẻ.
Để làm được điều này, trước hết bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần lắng nghe ý kiến của họ - những người được hưởng lợi ích của chính sách ảo hiểm tiền gửi, từ đó đa dạng nhưng phải cụ thể các hình thức tuyên truyền.
Sự phối hợp phải được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ giữa ảo hiểm tiền gửi Việt Nam với NHNN chi nhánh tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương cấp thôn, xã. Lúc đó, chính sách bảo hiểm tiền gửi sẽ lan tỏa trong cộng đồng, đặc biệt là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, ít thông tin và rất cần được bảo vệ”, ông Châu chia sẻ.
Nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và chính sách ảo hiểm tiền gửi nói riêng là một quá trình dài hơi, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Đây không chỉ là trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi mà còn là trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan, kể cả các tổ chức tín dụng và người gửi tiền.