Người dân cho rằng, họ đang bị chủ đầu tư “biển thủ” 2 khu đất tái định, tự chỉnh trang nhà cửa tại chỗ theo quyết định phê duyệt dự án của UBND TP. Hà Nội

Người dân cho rằng, họ đang bị chủ đầu tư “biển thủ” 2 khu đất tái định, tự chỉnh trang nhà cửa tại chỗ theo quyết định phê duyệt dự án của UBND TP. Hà Nội

Dự án Nam Đại Cồ Việt: Công ty Tu Tạo có “nhập nhèm” 2 khu đất tái định cư?

(ĐTCK) 15 năm với nhiều lần gia hạn giấy phép đầu tư, nhưng Dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội do Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà (Công ty Tu Tạo) làm chủ đầu tư vẫn chưa xong.

Thời gian qua, Báo Đầu tư Bất động sản có loạt bài phản ánh về những bất cập tại Dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng do Công ty Tu Tạo làm chủ đầu tư.

Theo phản ánh của người dân sở tại, điều khiến họ băn khoăn là dự án đã chậm tiến độ 15 năm, tồn tại nhiều bất cập, nhưng Công ty Tu Tạo vẫn được tiếp tục làm chủ đầu tư mà không bị thanh kiểm tra từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Việc dự án chậm tiến độ 15 năm trời khiến người dân có nhà trong diện quy hoạch “tiến thoái lưỡng nan”, bởi không thể sửa chữa, xây mới nhà, muốn tách, nhập khẩu hay thừa kế cho con cái cũng không được… Vấn đề này, người dân đã kiến nghị nhiều lần lên các cơ quan chức năng, nhưng vẫn chưa được giải quyết thấu tình đạt lý.

Chia sẻ với Báo Đầu tư Bất động sản, cụ Nguyễn Đức Thảo, người dân thuộc dự án này cho biết, lô 8C là đất của Bộ Giáo dục - Đào tạo, đã bàn giao và chủ đầu tư đã xây nhà 16 tầng, lô 4 đã xây xong, nhưng chưa di dân đến. Còn Lô I-B, VIII-A, VIII-B và hai dãy nhà tập thể của VIII-C, thì theo quyết định của Thành phố là được tự chỉnh trang định cư tại chỗ. Tuy nhiên, 15 năm nay không ai cho làm cả.

Cụ Thảo cho biết, theo quyết định của TP. Hà Nội, thì các lô được tái định cư tại chỗ và người dân được tự chỉnh trang nhà cửa, trong đó có hai dãy tập thể của lô VIII-C2, VIII-C3, nhưng Công ty Tu tạo lại “biển thủ” hai lô này khi đề nghị Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội điều chỉnh ranh giới dự án khi người dân có kiến nghị nhiều lần.

Theo tư liệu của Báo Đầu tư Bất động sản, Công ty Tu Tạo đã có Công văn số 510/CV-CTP.CP ngày 12/10/2016 gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đề nghị chấp thuận điều chỉnh phạm vi, ranh giới, diện tích đất thuộc phạm vi Dự án đầu tư xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt tại các phường Lê Đại Hành, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng.

Sau khi xem xét, Sở Quy hoạch - Kiên trúc Hà Nội có ý kiến chấp thuận việc Công ty Tu Tạo đề xuất 3 lô đất có ký hiệu I-B, VIII-A, VIII-B, với tổng diện tích khoảng 8.379 m2 ra khỏi phạm vi của Dự án để các hộ gia đình tự chỉnh trang nhà ở theo đúng quy hoạch được phê duyệt và thực hiện thủ tục bán nhà (đối với nhà thuộc sở hữu Nhà nước), cấp sổ đỏ theo quy định.

Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân sở tại, thì Quyết định số 2105/QĐ-UB ngày 1/4/2002 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt Dự án Xây dựng dải đất phía Nam đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng lại nêu rõ: “Nhà ở tái định cư cho dân tự chỉnh trang theo quy hoạch: Lô I- B, VIII- A, VIII- B, VIII- C2, VIII- 8C3”. Như vậy, Công ty Tu Tạo đã “làm mờ” đi hai lô VIII- C2 và VIII- C3 khi báo cáo Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Đại diện UBND phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng cho biết: “Trước kia, đây là khu dịch vụ văn phòng, nhà thương mại, sau đó dân xin chủ trương tái định cư tại chỗ. Nhân dân sốt ruột nhưng dự án đã 15 năm nay cũng chưa hoàn thiện. Chúng tôi chỉ biết báo cáo lên quận, chứ không làm vượt thẩm quyền được”.

Chia sẻ với Đầu tư Bất động sản về lý do chậm tiến độ dự án, ông V., cán bộ quản lý dự án, Công ty Tu Tạo cho biết: “Sở dĩ thời gian lâu vì nếu là nhà thương mại, khi xong móng, chúng tôi có thể huy động vốn từ khách hàng, nhưng nhà tái định cư hoàn toàn tiền túi của chủ đầu tư, nên khó (!?)”.

Ông V. cho biết thêm, tòa 4A hoàn thiện nhưng chưa sử dụng vì quá trình xây, người dân kiện tụng rất nhiều, xong lại khó khăn từ năm 2008 - 2012. Sau đó, một số quy chuẩn lại không phù hợp với quy chuẩn nhà cao tầng mới như phòng cháy chữa cháy, thông khói, lan can ngang chuyển sang lan can đứng…, nên chủ đầu tư phải bỏ ra cả đống tiền làm lại, đồng thời tiếp tục phải nghiệm thu trên Bộ Xây dựng, nên càng chặt chẽ hơn.

“Để khởi công tiếp thì hoàn toàn phụ thuộc vào dân. Chúng tôi xây dựng đơn giá bồi thường ở quận Hai Bà Trưng gấp hai lần đơn giá Nhà nước, nhưng người dân chưa chấp thuận và muốn gấp ba”, ông V. cho biết.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan