Đông Nam Á đối mặt với nhiệt độ nắng nóng kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Một số thành phố ở Đông Nam Á đã trải qua nhiệt độ nóng ngột ngạt vào cuối tuần qua, với nhiệt độ ở một số khu vực đã đạt mức cao kỷ lục khi biến đổi khí hậu toàn cầu gia tăng cả sóng nhiệt và ô nhiễm không khí trong khu vực.
Đông Nam Á đối mặt với nhiệt độ nắng nóng kỷ lục

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, nhiệt độ ở huyện Tương Dương (Nghệ An) đã đạt mức cao kỷ lục 44,2 độ C vào Chủ nhật (14/5).

Luang Prabang, một thành phố ở Lào đã chứng kiến nhiệt độ cao kỷ lục 43,5 độ C vào thứ Bảy (13/5).

Bangkok, thủ đô của Thái Lan cũng trải qua nhiệt độ cao kỷ lục 41 độ C vào cuối tuần qua. Nhiệt độ của Singapore đạt 37 độ C vào thứ Bảy (13/5), mức cao kỷ lục được ghi nhận cách đây 40 năm.

Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu, vốn đã gây ra các đợt nắng nóng thường xuyên và nghiêm trọng hơn, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí của khu vực. Sự kết hợp giữa nhiệt độ cực cao và mức độ sương mù cao trong khu vực đã làm trầm trọng thêm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cũng như các vấn đề về hô hấp và tim mạch.

Nhiệt độ thiêu đốt trong năm nay có thể liên quan đến nhiều vấn đề, bao gồm lượng mưa thấp hơn trong mùa đông vừa qua và El Nino, một kiểu thời tiết thường mang lại điều kiện nóng hơn và khô hơn cho khu vực.

Những tháng nóng nhất ở Đông Nam Á thường là từ tháng 3 đến tháng 5 trong mùa khô, khi nhiệt độ thường lên tới trên 38 độ C. Mùa khô của khu vực thường kết thúc với sự khởi đầu của mùa gió mùa, mang lại nhiệt độ và lượng mưa mát hơn.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2022 từ tạp chí “Truyền thông Trái đất & Môi trường” cảnh báo mức nhiệt nguy hiểm dự kiến sẽ xảy ra thường xuyên hơn từ ba đến 10 lần vào cuối thế kỷ này.

Theo nghiên cứu, các khu vực nhiệt đới, bao gồm phần lớn châu Á có thể phải đối mặt với số ngày tăng gấp đôi “nhiệt độ cực kỳ nguy hiểm” là 51 độ C. Châu Á phải đối mặt với các mối nguy hiểm bao gồm lũ lụt, hạn hán và bão bên cạnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.

Trên toàn cầu, năm 2022 được xếp hạng là một trong những năm nóng nhất từng được ghi nhận khi nhiệt độ đại dương tăng lên và lượng băng bao phủ ở Nam Cực tan chảy xuống mức thấp gần kỷ lục.

Tin bài liên quan