Dõi theo động thái của Fed

Dõi theo động thái của Fed

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ ra quyết định đảo chiều chính sách tiền tệ, bắt đầu quá trình cắt giảm lãi suất USD từ quý cuối năm 2024.

Nền kinh tế thế giới đang bị ảnh hưởng bởi xung đột tại một số khu vực, lạm phát cao..., song kỳ vọng sẽ hồi phục trong thời gian tới nhờ tăng trưởng thu nhập, lạm phát dần được kiểm soát và thị trường việc làm trở lại một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Mặc dù những điều trên sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, nhưng tiến độ có thể sẽ chậm hơn so với các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU và Anh.

Lạm phát của Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP và thị trường việc làm vẫn mạnh mẽ, do đó, khó có khả năng Fed sớm đảo chiều chính sách tiền tệ, đặc biệt là trước cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11/2024 và trong bối cảnh môi trường chính trị toàn cầu đang có nhiều bất ổn. Xét đến mong muốn thống trị kinh tế toàn cầu của các siêu cường quốc, Mỹ sẽ luôn bảo vệ lập trường của mình và tiếp tục nỗ lực tăng cường vị thế của họ.

TS. Mathew Shafaghi, Nghiên cứu, Quản lý và Phát triển giáo dục chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Anh Quốc

TS. Mathew Shafaghi, Nghiên cứu, Quản lý và Phát triển giáo dục chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại Anh Quốc

Trong cuộc họp đầu tháng 5/2024, Fed đã đưa ra thông điệp giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng thời phát tín hiệu rằng, động thái chính sách tiếp theo nhiều khả năng sẽ là giảm lãi suất. Chủ tịch Fed Jerome Powell cũng khẳng định, khó có chuyện Fed tăng lãi suất thêm lần nữa như lo ngại gần đây của thị trường, dù Fed cho rằng tiến trình giảm lạm phát đang chững lại. Sau 3 tháng đầu năm với tốc độ lạm phát cao hơn dự báo, Fed “sẽ cần nhiều thời gian hơn so với kỳ vọng trước đây” để cảm thấy yên tâm rằng, lạm phát sẽ tiếp tục giảm về mức 2%.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Fed tin rằng, lãi suất chính sách hiện tại đang gây áp lực đủ lớn lên hoạt động kinh tế để kiểm soát lạm phát và họ sẵn sàng đợi chừng nào việc giảm lạm phát về 2% trở nên rõ ràng sẽ giảm lãi suất.

Trong những tháng đầu năm, tỷ giá USD/VND tăng mạnh, mà nguyên nhân chính là đồng USD mạnh lên khi Fed không hạ lãi suất sớm như kỳ vọng của nhiều tổ chức, chuyên gia hồi cuối năm 2023, đầu năm 2024. Tỷ giá USD/VND biến động mạnh đã tạo áp lực với nhà điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam. Vì vậy, lộ trình hạ lãi suất của Fed, một khi được triển khai, sẽ có lợi cho Việt Nam trong mối quan hệ truyền dẫn tỷ giá và lãi suất VND, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, chính sách tiền tệ của Việt Nam được điều hành linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển, bao gồm hỗ trợ cho các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế bắt đầu trở lại trạng thái dương từ tháng 3/2024 trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp. Đầu tư công, tập trung vào cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh và luôn đóng vai trò là chất xúc tác cho nền kinh tế, là khởi đầu tốt.

Ngoài ra, với việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường mới cho sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam, khả năng tiếp cận thị trường thế giới của Việt Nam sẽ được cải thiện. Yếu tố này, cộng với môi trường chính trị ổn định, hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết với nhiều quốc gia, khu vực và tỷ giá ổn định, Việt Nam sẽ trở thành địa điểm lý tưởng cho dòng vốn FDI.

Tin bài liên quan