Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành

Doanh nhân Mai Hữu Tín: Phải nhớ năm 2020 để nhìn về phía trước

0:00 / 0:00
0:00
Với ông Mai Hữu Tín, năm 2020 sẽ là một năm phải nhớ, nhưng không phải để tiếc nuối mà là để chấp nhận và nhìn về phía trước.

“Tôi sẽ gắng nhớ và mong mọi doanh nhân đều nhớ năm 2020 này”, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành chia sẻ tâm sự khi năm mới bắt đầu.

Với nhiều người, năm 2020 có thể nên quên bởi quá nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không đạt được kế hoạch năm 2020. Đến tận những ngày đầu Xuân mới, nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành vẫn chưa mở sang trang mới, khi ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn tiếp tục đầy bất an.

Tuy nhiên, ông Tín nhớ không phải để tiếc nuối mà để chấp nhận và nhìn về phía trước. Nhất là khi những bận rộn hàng ngày có thể sẽ làm chúng ta dễ quên đi nhiều thứ.

Điều gì ở năm 2020 cần phải nhớ, thưa ông?

Bài học về sự thay đổi, dù không có gì mới, nhưng phải nhớ. Đó là hằng số duy nhất là sự thay đổi.

Thực tế đã chứng minh, thay đổi có thể đến bất kỳ lúc nào, có thể hạ gục bất kỳ doanh nghiệp nào. Ai cũng có thể nói là chuẩn bị để đối phó với khủng hoảng, đối phó với thay đổi bất ngờ, luôn cần, nhưng chỉ những người thật sự đã trải nghiệm khủng hoảng, trải nghiệm thay đổi bất ngờ sẽ ghi nhớ sâu đậm hơn.

Bản thân ông học được điều gì?

Khủng hoảng giúp doanh nhân nhận thức vấn đề toàn diện hơn. Tôi học thêm được nhiều điều, suy ngẫm kỹ hơn về cách làm cho tương lai và tự tin là mình biết chuẩn bị tốt hơn.

Năm 2021 đã bắt đầu với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Ông đang hình dung năm 2021 thế nào? Ngành nào có cơ hội phục hồi sớm, ngành nào chưa?

Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi do được coi là nơi sản xuất tốt. Nhưng dư địa phát triển không còn nhiều nữa.

Nếu vẫn làm như cũ, tức thâm dụng lao động, ăn vào tài nguyên, thì sẽ khó trong tương lai rất gần. Ngành nào cũng có cơ hội cả nếu tiếp cận được với mức chi phí và năng suất của các quốc gia cạnh tranh nhất trong ngành đó. Tôi xin không nêu cụ thể tên ngành.

Với các doanh nhân Việt Nam, theo ông việc gì nên tính đến trong xu thế này?

Mỗi ngành đều cần một hoặc một vài doanh nghiệp lớn chịu trách nhiệm dẫn dắt, tạo ra được hệ sinh thái kéo theo các doanh nghiệp vệ tinh, tạo ra được chuỗi cung ứng thật hiệu quả để có sức mạnh chung.

Việt Nam đang rất cần những lãnh đạo doanh nghiệp có nhận thức, tầm và tâm như vậy.

Tin bài liên quan