Doanh nghiệp tuần qua: Vietravel có lãi; KIDO chia cổ tức 50%; Thế giới Di động bác tin đồn; các ông trùm xăng dầu liêu xiêu

0:00 / 0:00
0:00
Du lịch và hàng không phục hồi, Vietravel lãi trở lại; Novaland hủy phát hành cổ phiếu tăng vốn vì không còn phù hợp; MWG bác tin đồn trên mạng xã hội; quý III/2022, doanh nghiệp xăng dầu ghi lỗ.

Vietravel có lãi trở lại

Báo cáo tài chính quý III của Vietravel ghi nhận sự phục hồi của ngành du lịch và hàng không. Theo đó, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp là hơn 51 tỷ đồng. Sau khi hợp nhất với các công ty con và công ty liên kết, lợi nhuận trong quý III của công ty đạt gần 7 tỷ đồng.

Lợi nhuận trong quý III của Vietravel đạt gần 7 tỷ đồng.

Lợi nhuận trong quý III của Vietravel đạt gần 7 tỷ đồng.

So với khoản lỗ 108 tỷ đồng hồi quý I và 191 tỷ đồng cùng kỳ năm 2021, khoản lợi nhuận này là một con số rất tích cực cho thấy sự phục hồi của ngành du lịch và hàng không

Riêng mảng hoạt động kinh doanh chính là du lịch của Vietravel cho thấy kết quả đạt được trong quý III vượt trội so với dự báo. Doanh thu đạt gần 1.500 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch đã đặt ra trong quý. Con số này cũng tăng 25% so với kết quả kinh doanh của cả 6 tháng đầu năm.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, Vietravel đạt doanh thu 2.700 tỷ đồng ở mảng kinh doanh du lịch.

Trong tháng 9, doanh thu từ hoạt động du lịch nước ngoài chiếm 50% trong tổng cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Con số này trước khi xảy ra Covid-19 (năm 2019) là 66%.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của du lịch nước ngoài (outbound) của Vietravel tăng mạnh trong những tháng gần đây. Mặc dù một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… mới tuyên bố mở cửa du lịch nhưng đã tác động đến sự gia tăng tỷ lệ doanh thu du lịch nước ngoài trong cơ cấu doanh thu chung của công ty.

Đối với mảng hàng không, Vietravel Airlines ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trước khi bước vào đợt kinh doanh những tháng cuối năm 2022. Tính đến hết ngày 30/10, tỷ số lấp đầy các chuyến bay trong giai đoạn Tết đã đạt 87%.

Vietravel Airlines cũng đang thực hiện các công tác chuẩn bị để sẵn sàng khai trương đường bay quốc tế đầu tiên của hãng vào ngày 9/12, đường bay Hà Nội - Bangkok với tần suất 1 chuyến/ngày và đường bay TP.HCM - Bangkok vào tháng 1/2023.

Kế hoạch đặt ra trong quý IV của Vietravel là 150.000 lượt khách và 1.000 tỷ đồng doanh thu về du lịch.

Tập đoàn KIDO muốn chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50%

Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO vừa thông qua nghị quyết tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường về phương án chia cổ tức đặc biệt bằng tiền mặt với tỷ lệ 50%, tức mỗi cổ phiếu được nhận 5.000 đồng.

KIDO dự kiến sẽ chi 1.285 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức đặc biệt này.
KIDO dự kiến sẽ chi 1.285 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức đặc biệt này.

Ngày dự kiến tổ chức đại hội là 20/12/2022, đại hội lần này sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Với hơn 257 triệu cổ phiếu đang lưu hành, KIDO dự kiến sẽ chi 1.285 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức đặc biệt này. Trước đó, doanh nghiệp này đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 6% cho năm 2022 vào tháng 8.

Trong 9 tháng đầu năm, KIDO ghi nhận doanh thu thuần gần 9,6 ngàn tỷ đồng và lãi trước thuế 485 tỷ đồng, đạt 33% kế hoạch doanh thu và 54% mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022. Cuối quý III/2022, doanh nghiệp này còn nắm hơn 1,6 ngàn tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư giữ tới đáo hạn.

Novaland hủy phát hành cổ phiếu tăng vốn

Novaland vừa thông báo hủy ngày đăng ký cuối cùng 14/11/2022 về thực hiện quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn chủ sở hữu.

Novaland thống nhất sẽ không triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Novaland thống nhất sẽ không triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

HĐQT Công ty thống nhất sẽ không triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu vì phương án không còn phù hợp với tình hình hiện tại.

HĐQT cho biết sẽ xin ý kiến ĐHĐCĐ về thời điểm triển khai phương án phát hành tại cuộc họp ĐHĐCĐ gần nhất.

Trước đó, Novaland dự định cho phát hành gần 483 triệu cổ phiếu NVL với tỷ lệ thực hiện quyền 1:0.2475 (sở hữu 10.000 cp được nhận 2.475 cổ phiếu mới). Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần tại BCTC kiểm toán riêng 2021 với giá trị ghi nhận hơn 5.023 tỷ đồng. Novaland chốt ngày đăng ký cuối cùng cho đợt phát hành là 14/11 và ngày giao dịch không hưởng quyền là 11/11.

Về hoạt động kinh doanh, Novaland công bố kết quả hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu gần 8.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 2,054 tỷ đồng.

Tại ngày 30/09/2022, tổng tài sản của Novaland đạt hơn 259.590 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cuối năm 2021.

Thế giới Di động bác tin đồn

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa thông tin đến cổ đông liên quan những thông tin không chính xác trên mạng xã hội về các khoản đầu tư ngắn hạn của MWG.

MWG cho biết 80% danh mục đầu tư trái phiếu không liên quan đến ngành bất động sản.

MWG cho biết 80% danh mục đầu tư trái phiếu không liên quan đến ngành bất động sản.

Theo MWG, trong BCTC hợp nhất quý 3/2022 công bố ngày 28/10/2022, Công ty có khoản mục “Đầu tư tài chính ngắn hạn” với giá trị 8.846 tỷ đồng, bao gồm 7.235 tỷ đồng là tiền gửi tại các ngân hàng uy tín và không có vấn đề về thanh khoản, có thời hạn còn lại từ 1-6 tháng và 1.611 tỷ đồng là các khoản đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn.

MWG cho biết trong 1.611 tỷ trái phiếu ngắn hạn thì 100% trái phiếu mà Công ty đầu tư đến hạn thanh toán trong 1-3 tháng tới, đây là những trái phiếu có tài sản đảm bảo và cam kết mua lại từ đơn vị bảo lãnh theo hợp đồng.

Đồng thời, danh mục đầu tư đa dạng từ hơn 10 tổ chức phát hành. Trong đó, 80% không liên quan đến ngành bất động sản, đây là trái phiếu của các ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực tài chính, sản xuất, dịch vụ.

MWG nhấn mạnh 100% trái phiếu hoàn toàn không có mối quan hệ nào với các doanh nghiệp/tập đoàn và các ngân hàng/công ty chứng khoán đang bị điều tra hay nhắc đến gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến các sai phạm trong phát hành trái phiếu.

Công ty sẽ xử lý các hành vi tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt gây thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Các ông trùm xăng dầu liêu xiêu trong quý III/2022

Tổng công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP ghi nhận lỗ ròng gần 170 tỷ đồng trong quý III/2022, cùng kỳ năm trước chỉ lỗ gần 8 tỷ đồng.

Công ty Thanh Lễ ghi nhận lỗ ròng gần 170 tỷ đồng trong quý III/2022.

Công ty Thanh Lễ ghi nhận lỗ ròng gần 170 tỷ đồng trong quý III/2022.

Quý III/2022, Công ty ghi nhận doanh thu tăng vọt, gấp 4,5 lần cùng kỳ, lên 7.631 tỷ đồng. Phần gia tăng tới từ doanh thu bán hàng chiếm 87% (đạt hơn 6.630 tỷ đồng, gấp 4,2 lần); doanh thu kinh doanh bất động sản chiếm 11% (gần 805 tỷ đồng, gấp 6 lần); còn lại là thu từ dịch vụ.

Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, “ông trùm” xăng dầu lỗ gộp gần 25 tỷ đồng, trong khi quý III/2021 lãi gần 49 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính của Công ty tăng đáng kể, đạt hơn 12 tỷ đồng (gấp 2,5 lần cùng kỳ), chủ yếu từ lãi chênh lệch tỷ giá (hơn 9,3 tỷ đồng).

Trong kỳ, chi phí tài chính tăng mạnh, gần 56,5 tỷ đồng (gấp 7,4 lần), do gánh nặng lãi vay hơn 33 tỷ đồng (gấp 4,6 lần) và lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 23 tỷ đồng (gấp 43,5 lần). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, lần lượt đạt 90.3 tỷ đồng (gấp 2.2 lần) và hơn 24.4 tỷ đồng (tăng 76%).

Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam ghi nhận lãi ròng lũy kế 9 tháng giảm 86% so với cùng kỳ năm trước dù quý III/2022 hoạt động tương đối hiệu quả.

Theo BCTC hợp nhất quý III/2022, Petrolimex đạt doanh thu gấp đôi cùng kỳ, gần 73,7 ngàn tỷ đồng. Giá vốn cũng đội lên tương ứng, đạt gần 71 ngàn tỷ đồng (tăng 118%). Sau khi khấu trừ, Công ty lãi gộp 2,8 ngàn tỷ đồng, tăng 38%.

Hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý III/2022 của Petrolimex ghi nhận lỗ.

Hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý III/2022 của Petrolimex ghi nhận lỗ.

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ tăng nhẹ 6%, lên gần 279 tỷ đồng, nhưng chi phí tài chính tăng đến 49%, lên 318 tỷ đồng. Các khoản chi phí khác cũng bật tăng, như chi phí bán hàng (tăng 25%, lên 2,4 ngàn tỷ đồng) và chi phí quản lý doanh nghiệp (tăng 32%, lên 302,5 tỷ đồng). Công ty ghi nhận khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết gần gấp 2 cùng kỳ (đạt 142,6 tỷ đồng) và lợi nhuận khác 10,4 tỷ đồng (giảm 64%). Sau cùng, kết quả quý 3 đầy khởi sắc với lợi nhuận ròng gần 99 tỷ đồng, tăng 30%.

Theo giải trình từ Petrolimex, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quý III/2022 thực chất là lỗ - giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ - vì giá xăng dầu diễn biến giảm bất thường, trong khi khâu tạo nguồn, lưu thông tạo chi phí cao hơn định mức theo quy định trong giá cơ sở.

Tuy nhiên, lợi nhuận từ lĩnh vực khác tăng so cùng kỳ (tăng 400 tỷ đồng) nhờ các công ty con thuộc lĩnh vực vận tải, nhiên liệu bay... hoạt động ổn định giai đoạn hậu COVID-19, kéo kết quả quý 3 tăng lên tương ứng.

Lũy kế 9 tháng, Petrolimex có doanh thu gần 225,7 ngàn tỷ đồng, tăng 88% và vượt mục tiêu doanh thu hợp nhất cả năm 21%. Tuy nhiên, do phải gánh khoản lỗ từ quý 2 và khoản lãi giảm mạnh trong quý 1, lãi trước thuế và lãi ròng lũy kế chỉ đạt lần lượt 614 tỷ đồng và hơn 312 tỷ đồng, giảm tương ứng 79% và 86% so với cùng kỳ.

Mục tiêu lãi trước thuế đặt ra tại ĐHĐCĐ 2022 mới được thực hiện hơn 20% sau 9 tháng.

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022. Theo đó, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đứng thứ nhì về thị phần tại Việt Nam ghi nhận mức lỗ hơn 373 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 56,6 tỷ đồng.

PVOil - doanh nghiệp chiếm hơn 20% thị phần xăng dầu bán lẻ, ghi nhận mức lỗ hơn 373 tỷ đồng trong quý III/2022.

PVOil - doanh nghiệp chiếm hơn 20% thị phần xăng dầu bán lẻ, ghi nhận mức lỗ hơn 373 tỷ đồng trong quý III/2022.

PVOil là doanh nghiệp chiếm hơn 20% thị phần xăng dầu bán lẻ, trong khi Petrolimex là doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam về kinh doanh mặt hàng xăng dầu, thị phần khoảng 50% thị trường nội địa.

Đây là kết quả kinh doanh thê thảm của PVOil, dù doanh thu quý III/2022 tăng gấp khoảng 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo giải trình của PVOil, doanh nghiệp lỗ chủ yếu do giá dầu thế giới đảo chiều giảm liên tục từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 do lo ngại suy thoái kinh tế, lạm phát... Cũng do giá dầu thế giới giảm, Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III.

Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng, tình hình kinh doanh của PVOil vẫn khá tốt. Doanh thu đạt 79.617 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 431,3 tỷ đồng, giảm so với mức 521,2 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Tin bài liên quan