Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Agtex, trung tâm này sẽ là cơ sở vững chắc để hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may khai thác tốt nhất giá trị gia tăng qua việc tự thiết kế sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tổ chức bán hàng và các dịch vụ về thời trang. Trung tâm sẽ đóng vai trò là một địa điểm để trao đổi, phát triển kỹ năng, kiến thức, giúp tạo nên một môi trường giao dịch thuận lợi cho ngành công nghiệp thời trang của TP.HCM và cả nước.
Ông Vũ Đức Giang, Giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt
Cụ thể, cuối năm 2006, sản phẩm Vee Sendy của Việt Tiến đã có mặt tại một số cửa hàng ở
Tại thị trường nội địa, sau khi được sự hỗ trợ của Trung tâm Zen Plaza về mặt bằng trưng bày, một số nhà thiết kế trẻ đã đạt được doanh số bán hàng khá cao. Nhà thiết kế Huyền Mi, Trọng Nguyên... đã có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/tháng. Đây là con số mơ ước của không ít nhà thiết kế trẻ. Đặc biệt, số lượng các nhà thiết kế trưởng thành qua những cuộc thi thiết kế mẫu của ngành dệt may đang có cơ hội để phát triển sự nghiệp bằng việc “đầu quân” về các công ty sản xuất hàng may mặc, hoặc đứng ra thiết kế, gây dựng thương hiệu riêng.
Số liệu của Vinatex cũng cho thấy, trong 5 năm qua, thị trường dệt may thế giới tăng trưởng bình quân với tốc độ 6% đối với sản phẩm dệt và 8% đối với sản phẩm may mặc. Tổng nhập khẩu hàng hóa dệt may trên toàn thế giới năm 2006 đạt trên 530 tỷ USD và dự kiến vào năm 2010 sẽ đạt 700 tỷ USD. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về hầu hết các nước đang phát triển tại châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, SriLanka, Việt Nam, Campuchia. Như vậy, cơ hội để bán được sản phẩm may mặc có giá trị cao vẫn đang rất rộng mở đối với các DN và các nhà thiết kế Việt Nam.