Dò khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5

Dò khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5

(ĐTCK) Tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, khối ngoại bán ròng mạnh 721 tỷ đồng và đây là tuần bán ròng trước kỳ nghỉ lễ thứ 2 trong 8 năm trở lại đây. Liệu sau kỳ nghỉ lễ, nhà đầu tư nước ngoài có trở lại mua ròng như xu thế vốn có trong những nằm qua? Cùng Báo Đầu tư Chứng khoán nhìn lại lịch sử và dự đoán tương lai.

Theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 8 năm gần đây, có tới 6 năm, khối ngoại mua ròng trong tuần cuối cùng của tháng 4, trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đặc biệt, từ năm 2011-2015, khối ngoại đã mua ròng 5 năm liên tiếp trong tuần giao dịch này, trước khi bất ngờ bán ròng gần 600 tỷ đồng trong tuần trước kỳ nghỉ lễ năm 2016.

Trong năm ngoái, khối ngoại đã trở lại xu thế mua ròng như trước đó với tổng giá trị mua ròng 320 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại bán ròng rất mạnh trong tuần cuối cùng của tháng 4 với tổng giá trị bán ròng lên tới 721 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính chung trong tháng 4 năm nay, khối ngoại vẫn mua ròng hơn 1.552 tỷ đồng.

Chính việc bán ròng mạnh của khối ngoại đã khiến thị trường liên tiếp điều chỉnh và xuống dưới các ngưỡng hỗ trợ mới. Trong tuần cuối tháng 4, VN-Index mất tới 6,22%, trong khi HNX-Index cũng giảm 7,50%.

Thống kê giao dịch khối ngoại tuần cuối cùng của tháng 4 trước kỳ nghỉ lễ 30/4 trong 7 năm qua

Năm

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua ròng

2018

5.310.179

6.031.409

-721.230

2017

2.553.102

2.233.243

319.859

2016

1.941.021

2.537.781

-596.760

2015

1.440.407

1.153.748

286.659

2014

1.275.000

1.008.000

267.000

2013

801.000

673.000

128.000

2012

993.000

900.000

93.000

2011

642.000

478.000

164.000

Trong khi đó, trong 5 phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, theo thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán, trong 7 năm gần đây, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh trong 6 năm và chỉ bán ròng 286 tỷ đồng trong năm ngoái.

Giao dịch của khối ngoại trong 5 phiên đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30/4 trong 7 năm qua (đơn vị: triệu đồng)

Năm

Mua

Bán

Bán

2011

821.280

676.210

145.070

2012

1.061.630

596.460

465.170

2013

1.030.030

387.130

642.900

2014

1.470.950

949.111

521.839

2015

1.424.760

847.690

577.070

2016

1.706.867

1.429.145

277.723

2017

1.829.843

2.115.978

-286.135

Còn nếu tính cả trong tháng 5, khối này cũng luôn mua ròng trong 7 năm qua. Đáng chú ý, tháng 5 trong 5 năm trở lại đây, giá trị mua ròng của khối ngoại duy trì khá cao lên tới 1.000-2.000 tỷ đồng, đặc biệt, tháng 5/2014 con số này lên tới gần 2.600 tỷ đồng và năm ngoái, khối này cũng mua ròng 1.491 tỷ đồng, góp phần giúp VN-Index tăng 2,80% và HNX-Index tăng 4,88% trong tháng 5.

Thống kê giao dịch khối ngoại tháng 5 trong 7 năm qua (đơn vị: triệu đồng)

Năm

Mua

Bán

Mua ròng

2011

2.395.910

2.333.010

62.900

2012

3.528.090

3.226.495

301.595

2013

4.399.040

3.039.591

1.359.449

2014

6.062.650

3.480.021

2.582.629

2015

5.741.930

4.344.500

1.397.430

2016

7.362.043

6.373.617

988.426

2017

10.067.752

8.576.501

1.491.251

Với quy luật chung của giao dịch nhà đầu tư nước ngoài sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, thị trường đang kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục rót ròng trong tháng 5 này, qua đó giúp thị trường hồi phục sau khi VN-Index mất tới hơn 120 điểm kể từ mức đỉnh.

Tuy nhiên, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay chịu tác động của một số yếu tố bên ngoài như lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đang tăng mạnh, lên cao nhất 4 năm, khả năng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Đặc biệt, trong Báo cáo Ổn định tài chính toàn cầu (Global Financial Stability Report), IMF cảnh báo nguy cơ rút vốn ồ ạt khỏi các thị trường mới nổi.

Ngoài ra, kể từ đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua ròng mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có nhiều mã bluechip khối này mua vào đã tăng mạnh trong thời gian qua, vì vậy, áp lực chốt lời sẽ vẫn còn khá lớn.

Tin bài liên quan