Rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc, tại sao thị trường chứng khoán Mỹ tăng nhưng Việt Nam lại ngược chiều, theo ông Hưng, TTCK Mỹ đang vào mùa công bố thông tin kết quả kinh doanh, nhiều cổ phiếu tăng thuộc về những công ty có kết quả tích cực. Nhiều tập đoàn ra con số xấu, thì có thể thị trường đảo chiều – đây là vấn đề riêng của thị trường Mỹ. Còn với thị trường Việt Nam hướng về các lo ngại về trái phiếu doanh nghiệp, diễn biến tỷ giá, lãi suất, …khiến thị trường chưa thể tăng điểm mạnh mẽ thời điểm này.
Mỹ công bố ước tính ước GDP của Mỹ đang tốt, quý 3 tăng trưởng dương so với quý 2, khoảng 12-13%, thì tích cực so với quý 1-2 âm. Tuần này Fed công bố mức tăng lãi suất mới, thị trường cũng đang chờ đợi thêm thông tin này.
Tâm lý chung của tháng 11 mọi người đang suy nghĩ quá cực đoan liên quan đến thị trường trái phiếu “đáo hạn thế tiền đâu trả nợ”, nhiều DN sẽ phá sản…tức mọi người đang nghĩ nhiều đến kịch bản cực xấu. Mỗi một lần có bất cứ tin đồn gì đấy thì nhìn thấy ngay lượng bán tháo cực mạnh, DN dù có lên tiếng thì giá cổ phiếu cũng khó hồi phục lại như trước khi xảy ra tin đồn.
Đây là kiểu suy nghĩ mà ông Hưng cho rằng không nên. Vậy nếu làm ngược lại, cho rằng thị trường không sao đâu, kiểu gì doanh nghiệp cũng sẽ “được cứu”…Lối suy nghĩ này cũng không hợp lý vì đi theo hướng quá thờ ơ với thị trường và luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ đứng ra cứu thì rất khó.
"Tháng 11, nhà đầu tư nên có suy nghĩ balance (cân bằng) hơn, chẳng hạn phân tích ngành bất động sản dù khó thì không hợp lý khi toàn bộ cổ phiếu đều lăn ra sàn vì vẫn có những doanh nghiệp hoạt động được. Trên góc độ nhà quản lý họ vẫn thấy rằng, doanh nghiệp có dòng tiền vẫn hoạt động được, vẫn có dự án thì có thể cần sự giúp đỡ trong thời gian tới để có thể tiếp tục", ông Hưng lấy ví dụ.
Các nghiên cứu cho thấy, từ 1/11 đến sát đến giai đoạn sell in may – là giai đoạn đầu tư tốt hơn so với 6 tháng trước, nhưng lại không có nghiên cứu nào chỉ ra được vì sao lại như vậy.
Trong 3 tháng cuối năm, ông Hưng cho rằng, việc dò đáy Index không nên vì rất khó và không có cơ sở, ta chỉ thấy đáy khi đi qua. Việc dò đáy khá tốn tiền, sử dụng tài sản của mình để dò đáy là không nên. Cái chính để thị trường hồi lại là phải có yếu tố vĩ mô đủ mạnh. Như thị trường Mỹ muốn hồi thì đều là những lần Fed phải quay xe, ngừng/giảm tăng lãi suất. Với Việt Nam, nên tập trung yếu tố vĩ mô nhiều hơn, chú ý các chính sách xử lý liên quan thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Khi đó có sự tự tin sẽ trở lại mạnh mẽ hơn.
Ngân hàng có thể là ngành để xem xét vì là ngành nằm trong chu kỳ hồi phục của nền kinh tế, nằm ngay trong giai đoạn đầu, theo quan điểm ông Hưng.
Tham gia chương trình xuất hiện nhà đầu tư Nguyễn Duy Khoa đã có 15 năm kinh nghiệm trên thị trường nhớ nhất là cú sụt nặng nề của thị trường chứng khoán 2007-2008, nhà đầu tư cực hoảng loạn,chỉ số giảm liên tục, có quy chế mới là biên độ giao dịch từ 10% HSX siết lại biên độ chỉ còn 1%. Bảng điện tử lúc đó như bị liệt hẳn, nhà đầu chỉ nhìn đầu giờ, rồi bỏ đi. Nhà đầu tư năm 2008 mất rất sâu, có những tài khoản mất 80-90%.
Kinh qua những thăng trầm trên thị trường, ông Khoa rút ra kết luận rằng khi thị trường xấu thì nhất định phải bình tĩnh, cần có tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và có nguồn tài chính tự lực của mình, mới có thể ra quyết định chính xác. Đã có nhiều nhà đầu tư khi thị trường xuống, họ chán nản và buông xuôi, không quan tâm gì đến tài khoản của mình – không nên.
“Kiểu gì mình cũng phải sống, nếu nó trái đời thì ai yêu đời cho mình. Không ai ngoài mình có thể cứu mình, phải bình tĩnh phan tích xem đang sai ở đâu. Tìm cách để tồn tại”, ông Khoa nói.
Chia sẻ về sai lầm lớn nhất khi tham gia thị trường đến nay của ông Khoa là nghe thông tin cóp nhặt ở bên ngoài để thành thông tin của mình, hành động theo đám đông cũng sai. Nhà đầu tư cần bình tĩnh và kiến thức thu nạp qua quá trình học hỏi phải thành trở mình. Nhiều cơ hội đã đến nhưng vì kiến thức không chắn nên cơ hội trôi đi mất.
Theo quan điểm ông Hưng, thường sai lầm lớn nhất không đến từ những thứ ta không biết, vì không biết thì không làm nên không mất tiền, mà thường nhà đầu tư lại mất tiền nhiều nhất vào những thứ ta tin tưởng chắc chắn điều đó sẽ xảy ra, thực tế lại không thế. Ta tin tưởng thái quá mà sau này nhìn lại có vẻ rất “buồn cười”.
Khi chỉ có thông tin để ra quyết định đầu tư là thấp, cần có thêm level 2 là kiến thức và để ra quyết định đầu tư thì cần có trải nghiệm thực tế, tiến lên level 3 là “sự thông thái”. Đó mới là những thứ đóng góp cho việc ra quyết định đầu tư, ông Hưng nói.