Trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cơ quan chức năng VN cho phép, Siam Gas sẽ dần thay thế thương hiệu Shell Gas tại VN
Đón lõng thời tăng trưởng
Hai thương vụ gần đây là Sell Gas "chia tay" thị trường VN và CBRE VN “bán mình” cho CBRE mẹ.
Với thương vụ thứ nhất, sau hơn 1 thập kỷ gắn bó với VN, Sell Gas đã nhường thị phần lại cho một DN Thái Lan. Việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Shell Gas trong một Cty liên doanh kinh doanh gas ở Hải Phòng và Cty gas 100% vốn của Shell tại TP HCM cho Siam Gas được cho là giúp Sell Gas tái tập trung thị trường trọng điểm của ngành hạ nguồn, “bành trướng” sức mạnh của mình ở quy mô lớn hơn. Trước Shell Gas, đã có ba thương hiệu mạnh trong ngành dầu khí khác tạm biệt thị trường gas VN là Mobil Unique Gas (Mỹ), Up Gas (Đài Loan) và BP Gas (Anh). Nhưng điều đáng nói hơn là bên cạnh việc Sell Gas ra đi, thì việc một tập đoàn khác, cũng của “ngoại” lại sẵn sàng trả giá cho số cổ phần mà trên thực tế nếu cộng thêm khoản thua lỗ của kẻ bán, cũng đã âm vốn chủ sở hữu, đã cho thấy kỳ vọng vào ngành kinh doanh gas trên thị trường VN không phụ thuộc vào những cú chuyển nhượng này. Rõ ràng là ở vị thế nhà phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) đứng thứ 2 tại Thái Lan, tuy vào VN bằng con đường tắt là “mua nợ” của một DN khác nhưng Siam Gas vẫn nhìn thấy con đường tăng cường mở rộng việc kinh doanh khí LPG tại đây. Theo tiết lộ từ Siam Gas, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu thỏa thuận trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cơ quan chức năng VN cho phép, Siam Gas sẽ dần thay thế thương hiệu Shell Gas tại VN. Ba năm là khoảng thời gian vừa đủ để Siam Gas hoàn toàn thế chân Sell Gas và chào đón giai đoạn 2015 - 2025, khoảng thời gian mà các báo cáo và kế hoạch phát triển thị trường LPG đều dự báo là nhu cầu nhập khẩu LPG sẽ tăng trên mức bình quân 30%/năm của hiện nay.
Hơn thế, DN VN nói chung muốn ổn định nguồn cung cấp LPG từ nước ngoài (chủ yếu từ khu vực Trung Đông) sẽ phải đầu tư mua, đóng mới 2 - 3 tầu lạnh hoặc bán định áp (tải trọng lớn 20.000 - 50.000 tấn) để vận chuyển LPG nhập khẩu trong khi đó Siam Gas – với lợi thế cung cấp và phân phối LPG ở khu vực Đông Nam Á, lại đang có những lợi thế này để dư sức trình diễn sức mạnh “láng giềng gần” trên thị trường VN.
Một trường hợp khác, như đã nhắc, là CBRE Group mua lại Cty TNHH CB Richard Ellis (CBRE Việt
Đánh giá về 2 thương vụ tiêu biểu cho sự đón lõng thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế VN thời gian tới kể trên, giới chuyên môn cho rằng, một cách khác quan, trong giai đoạn “nhà nhà đều khó” như hiện nay, thì chắc chắn chi phí cho việc thực hiện các thương vụ của bên mua sẽ không quá lớn, nếu không nói là bên mua được “hời”. Nhưng quan trọng hơn là các DN ngoại đi mua lại vốn các DN ngoại, đang thực thi chiến lược chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của DN tại thị trường VN, trong đó, các giá trị cốt lõi như củng cố vị thế thị trường, giảm thiểu chi phí trong ngắn hạn và tận dụng quy mô trong dài hạn. Điều đó, nói lên tiềm năng và vị trí quan trọng của thị trường này.
Cuộc cạnh tranh có cân bằng?
Trong khi các DN ngoại thực thi tái cơ cấu bằng mọi chiêu thức, từ mua DN nội, góp cổ phần đẩy mạnh rót vốn tư vấn qua DN nội để tận dụng lợi thế thị trường và hệ thống phân phối, cho đến mua chính những DN ngoại có nhu cầu thoái vốn và thay đổi chiến lược kinh doanh để “thế chân”, thì thách thức ngắn và dài hạn vẫn đang đặt ra cho các DN VN nói chung, càng ngày càng lớn.
Theo Luật sư Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, đã có nhiều DN nhìn nhận được là hơn lúc nào hết, các DN nội lẫn ngoại đang có cơ hội vươn lên giành thị phần trên thị trường. Cơ hội thì như nhau, ông Hưng nói. Vấn đề là đơn vị nào có chiến lược dài hạn tốt, phối hợp với chính sách bán hàng tốt, thì sẽ sớm giành được thị phần tốt hơn. Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội để DN sàng lọc nhà cung cấp, mở rộng thương hiệu. Mở rộng và tích hợp theo chiều ngang hay chiều dọc đều hữu ích và có dụng ý, như trường hợp của 2 DN nước ngoài nêu trên. “Chỉ có xây dựng được thương hiệu, DN mới bán được hàng, mới có thể đối mặt với cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra rất gay gắt bắt đầu từ năm 2014 - 2015, khi VN thực thi các hiệp định ASEAN+1 (VN cam kết loại bỏ thuế quan có lộ trình đối với 90% số lượng dòng thuế, 10% còn lại có lộ trình giảm thuế kéo dài thậm chí bằng 0), ASEAN - Ấn Độ (sẽ phải giảm dần và hướng đến loại bỏ hoàn toàn hơn 4.000 mặt hàng điện tử, hóa chất, dệt may), và tới đây nữa là VN đang nỗ lực có mặt trong vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TTP)...”, ông Hưng nhấn mạnh.
Cũng theo ông Hưng, có một câu chuyện mà ông rất tâm đắc khi nói về hiện tượng DN Việt nỗ lực xây dựng chiến lược và thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh ngay trong thời kỳ khủng hoảng và toàn bộ kinh tế toàn cầu đang tái cơ cấu, phân phối, định vị lại các nguồn lực, đó là trường hợp của DN Dệt Việt Hương. Ông chủ của DN này đã chọn cho mình một phương châm để xây dựng thương hiệu, là: “Người Trung Quốc dùng hàng VN”. Để thực hiện đúng phương châm đó, ông thuyết phục ngân hàng tài trợ cho ông nhập khẩu máy móc của Ý, chuyên dệt vải Jean chất lượng cao. Ở một xứ sở là công xưởng thế giới, trong đó bao gồm cả công xưởng dệt may, áo quần các loại, thì chất lượng sản phẩm và nhu cầu sử dụng những sản phẩm “đẳng cấp” của giới nhà giàu mới đang là đích đến cho DN như Dệt Việt Hương. Và DN đã nhắm trúng thị phần.
Nói như vậy, để thấy không có cuộc cạnh tranh nào là không cân bằng khi cơ hội đang mở ra cho tất cả. DN VN cũng có thể đẩy mạnh ra thị trường bên ngoài, nếu chọn được một ngách sản phẩm, một phân khúc thị trường để xuất khẩu thương hiệu, trước khi có thể quay về chính sân nhà mình và làm nên cuộc cách mạng mới.
Vấn đề là chúng ta chỉ còn chưa tới 3 năm để “biến đổi hình thái”, thích nghi với một sân chơi thực sự phẳng, trong khi DN của ta phần lớn vẫn đang ở trong tình trạng “ăn chưa no lo chưa tới”, ngay ngáy lo chuyện tồn tại của DN nay mai trước khi nghĩ đến “luyện binh dưỡng sức” cho tương lai.
Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội cà phê - cacao VN, nguyên Trưởng đoàn Đàm phán VN gia nhập WTO:
Trong khủng hoảng, DN phải chủ động chứ không thể dựa vào Nhà nước. Trong rất nhiều yếu tố mà DN phải thực thi để nâng cao năng lực cạnh tranh, để có “đấu” được với các DN ngoại, tôi cho rằng vẫn phải đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm nguồn vốn đa dạng, xem lại công nghệ và xây dựng cơ sở về cố vấn pháp lý, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Từ nay đến năm 2020, chúng ta còn có rất nhiều hiệp định sẽ ký kết. Cuộc cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn và bên cạnh việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, sẽ là nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các Chính phủ với nhau.
TS Lê Chí Hiếu - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Thủ Đức House:
Trong một sa mạc, cây xương rồng có thể biến đổi hình thái để sống qua tích nước ở chính những thân cây. Con lạc đà cũng có thể chứa nước trong mỡ của mình để vượt qua sa mạc mà không cần uống nước. Thì các DN cũng vậy. Tái cơ cấu DN, tập trung tìm hướng đi mới và mạnh dạn cắt bỏ những khối u, thịt thừa của mình để cơ thể cân đối và mạnh khỏe, hoặc tích hợp với những cơ thể khác để có một khối sức mạnh linh động và phát triển hợp lý hơn. Đó đều là hướng mà DN VN nên lựa chọn từ bây giờ, chuẩn bị cho sân chơi đầy thách thức nhưng cũng đầy rộng mở của năm 2015. |