Liên kết trong nước
Nhờ tạo được niềm tin của ngân hàng, Vissan đang vay được nguồn vốn lãi suất thấp mà không cần thế chấp. Trong ảnh: hoạt động giết mổ tại Vissan. Ảnh: Lê Quang Nhật
Đó là nhận định của ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc công ty Vissan. Theo ông, đến giờ, những doanh nghiệp còn tồn tại hầu hết là nhờ chủ động được 60 – 70% vốn. Ông Mười cho biết thêm, 120 doanh nghiệp trong Hội Lương thực thực phẩm của thành phố đang vượt qua khó khăn bằng cách sử dụng vốn cho mượn lẫn nhau. Nhờ vậy họ chủ động vốn để giữ sản xuất ổn định với chi phí thấp hơn. Riêng Vissan, nhờ kinh doanh có hiệu quả, có phương án sản xuất kinh doanh tốt nên ngân hàng tin tưởng cho vay với lãi suất rất thấp và không thế chấp. Điều này giúp Vissan không bị gánh nặng chi phí tài chính và tự tin sản xuất.
Ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh mạnh dạn công bố từ tháng 10.2012, Đất Xanh không còn nợ ngân hàng, mà còn có vốn đi mua lại hoặc chung vốn các dự án bất động sản lớn mà những doanh nghiệp khác không đủ tiềm lực để đầu tư tiếp. Có được như thế là do phương án chuyển hướng từ một doanh nghiệp chỉ chuyên dịch vụ kinh doanh bất động sản, sang tạo ra chuỗi khép kín: kinh doanh, xây dựng và đầu tư, để “sản xuất” ra sản phẩm mà mình kiểm soát được giá thành cung ứng đến khách hàng. Việc này đã tạo được niềm tin nơi các cổ đông, nên Đất Xanh đã phát hành thêm cổ phiếu thành công, nâng vốn điều lệ từ 320 tỉ đồng lên 420 tỉ đồng.
Thu hút vốn nước ngoài
Ngay trong tháng đầu năm 2013, Tập đoàn Osram (Đức) đã công bố hợp tác toàn diện với Công ty cổ phần Khải Toàn (KTG) trong dự án liên kết thương hiệu Osram – AC sản xuất sản phẩm chiếu sáng cao cấp tại Việt Nam. Osram mở văn phòng đại diện tại Việt
Dòng vốn từ Nhật cũng đang được chú ý khi ông Hiroshi Sakamoto, Chủ tịch Công ty cổ phần The Sense of Life, Chuyên gia về hàng trang trí nội thất của Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Asean – Nhật Bản (AJC) dự báo các doanh nghiệp Nhật sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam năm nay, bên cạnh đầu tư trực tiếp (FDI), sẽ có nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào các doanh nghiệp Việt Nam. Yêu cầu của doanh nghiệp Nhật là đối tác mà họ đầu tư là các doanh nghiệp nhỏ nhưng có trình độ kỹ thuật tin cậy.
Dự án Kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thực hiện bởi nhóm học giả, học viên các chương trình học bổng Fulbright, Humprey, International Visitor Leadership Program… dưới sự bảo trợ của Lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đang được đưa đến doanh nghiệp. Ông Hoàng Lê Vinh, trưởng ban điều hành dự án, cho biết dự án đang tuyển chọn khoảng 40 – 50 doanh nhân mới lập nghiệp chưa quá hai năm, có mong muốn được giúp đỡ để phát triển doanh nghiệp. Họ được tạo cơ hội trình bày về giải pháp kinh doanh để được kết nối đến các nhà đầu tư.