Sự ra đời của Thông tư 179 thực sự đã cởi nút thắt trong xử lý chênh lệch tỷ giá đối với những người làm kế toán và kiểm toán viên trong suốt thời gian áp dụng Thông tư 201/2009, khi quay lại hướng dẫn xử lý kế toán các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh và hiện thực hóa trong kỳ và các khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối kỳ theo Chuẩn mực kế toán số 10 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Theo đó, các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh sẽ được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ. Đây là nguồn cơn của rất nhiều tranh cãi trong thời gian qua. Bởi lẽ, hai văn bản cùng do Bộ Tài chính ban hành có cách hướng dẫn mâu thuẫn nhau trong xử lý khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, quy định hạch toán ra khoản mục riêng Chênh lệch tỷ giá hối đoái trên bảng cân đối kế toán, có thể giúp DN tránh được phải ghi tăng chi phí trong kỳ, làm tăng lợi nhuận so với cách hạch toán theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán. Chính vì thế, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn gửi các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết phải lưu ý trên báo cáo kiểm toán với các DN thực hiện kế toán các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 201 từ mùa kiểm toán BCTC 2011.
Theo quy định cũ, DN có thể giấu được khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá
Từ đầu năm 2011 đến nay, do kinh tế suy thoái, nhiều DN gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, do vậy, hiện tượng DN chọn cách ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 201/2009 để có con số lợi nhuận trên BCTC diễn ra khá phổ biến. Mùa công bố BCTC bán niên soát xét 2012, hiện tượng này vẫn tái diễn. Cá biệt, có những DN niêm yết nhờ cách hạch toán theo hướng dẫn của Thông tư 201 mà tránh được việc ghi giảm khoản chi phí tài chính tới hàng trăm tỷ đồng như CTCP Xi măng Bút Sơn (BTS). Trong BCTC bán niên 2012 sau soát xét, đơn vị kiểm toán có lưu ý: “Tại thời điểm 30/06, công ty phản ánh số dư khoản mục chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 201 của Bộ Tài chính 164,87 tỷ đồng do đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ của khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt
Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/12/2012, được áp dụng cho năm tài chính 2012, có nghĩa là việc lập BCTC năm 2012 sẽ phải áp dụng hướng dẫn tại thông tư này. Điều này giúp cho BCTC năm 2012 của nhiều DN niêm yết “bớt đi” được ý kiến lưu ý của kiểm toán viên, nhưng cũng khiến con số lợi nhuận của nhiều DN không còn đẹp như những gì họ đã công bố trong BCTC các kỳ kế toán trước đó.