Ông Phạm Văn Dũng, Co-founder Bảo hiểm trực tuyến IBAOHIEM

Ông Phạm Văn Dũng, Co-founder Bảo hiểm trực tuyến IBAOHIEM

Điều kiện lý tưởng cho bảo hiểm xe đột phá

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ông Phạm Văn Dũng, Co-founder Bảo hiểm trực tuyến IBAOHIEM chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán về tiềm năng của bảo hiểm xe cơ giới thời gian tới.

Theo dự báo, thị trường ô tô Việt Nam có thể đạt quy mô tiêu thụ xe mới trên dưới 1 triệu xe/năm trong giai đoạn 2025-2030. Theo ông, đây có phải là tín hiệu vui cho bảo hiểm xe cơ giới?

Theo số liệu thống kê của các tổ chức như Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC Group (Tập đoàn Thành Công) và VinFast, tổng lượng ô tô tiêu thụ trong năm 2022 ở Việt Nam đạt hơn nửa triệu xe, chưa kể tới đóng góp doanh số của các hãng xe đơn lẻ khác như Audi, Jaguar-Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen hay Volvo… vốn ít hé lộ các con số này.

Sức mua ô tô bùng nổ từ cuối năm 2021 (sau nhiều tháng bị kìm nén vì dịch Covid-19) và kéo dài sang đầu năm 2022. Tuy nhiên, doanh thu bán bảo hiểm xe lại không tăng theo sức mua bởi không phải ai cũng mặn mà với việc mua bảo hiểm xe, kể cả với sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc chủ xe cơ giới lẫn bảo hiểm thân vỏ xe. Theo tính toán, hiện có khoảng 90% chủ xe ô tô, 30% chủ xe mô tô, xe máy mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc.

Thị trường ô tô Việt Nam được dự báo đạt quy mô tiêu thụ xe mới từ 700.000-800.000 xe/năm vào năm 2025 và hơn 1 triệu xe/năm vào năm 2030. Đây là điều kiện lý tưởng cho ngành bảo hiểm xe đột phá nếu số người tin dùng bảo hiểm xe tăng cao. Theo tôi, lẽ ra với sự bùng nổ sức mua trong các năm trước, mảng bảo hiểm xe cơ giới phải tăng ở cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng như hiện tại.

Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, trong năm 2022, bảo hiểm xe cơ giới đạt 18.101 tỷ đồng doanh thu, chiếm tỷ trọng 26,8% trong tổng doanh thu toàn thị trường, nhưng chỉ tăng 11,9% so với năm trước; bồi thường đạt 9.015 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 49,8%.

Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm chủ xe cơ giới đạt 4.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5% và tăng 10,6% so với năm trước. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 13.735 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,3% và tăng 12,4 %.

Vậy làm thế nào để bảo hiểm xe có thể tăng trưởng ở cấp số nhân?

Thị trường ô tô Việt Nam được dự báo đạt quy mô tiêu thụ xe mới từ 700.000-800.000 xe/năm vào năm 2025 và hơn 1 triệu xe/năm vào năm 2030. Đây là điều kiện lý tưởng cho ngành bảo hiểm xe đột phá.

Có nhiều yếu tố khiến khách hàng chủ động tìm đến bảo hiểm, trong đó không thể không kể đến mức chi phí cao mà khách hàng phải bỏ ra để khắc phục rủi ro nếu không có bảo hiểm.

Chẳng hạn, chi phí cho việc khám chữa bệnh và điều trị y tế tại các bệnh viện ngày một tăng cao, nếu không tham gia các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của công ty bảo hiểm thì đây sẽ là gánh nặng tài chính lớn, có thể ảnh hưởng tới quá trình cũng như hiệu quả điều trị của người bệnh, chứ chưa nói tới được điều trị, chăm sóc tại những cơ sở y tế cao cấp như Vimec, Hồng Ngọc, Thu Cúc…

Tương tự, chi phí sữa chữa xe trong xu hướng tăng dần cũng là một động lực, bên cạnh tăng chất lượng dịch vụ, góp phần tạo nên một sản phẩm bảo hiểm có giá trị. Giá trị của một sản phẩm bảo hiểm đến từ các yếu tố: Phạm vi quyền lợi bảo hiểm rộng (ít loại trừ bồi thường), chất lượng dịch vụ bồi thường tốt, tư vấn chuyên nghiệp, bao bì sản phẩm thân thiện, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, thời gian phục vụ hậu mãi sau bán hàng kéo dài…

Trong đó, phạm vi quyền lợi bảo hiểm rộng được thể hiện qua việc có quyền lợi bảo hiểm thay thế mới không tính khấu hao, bảo hiểm gara chính hãng, bảo hiểm xe ngập nước, bảo hiểm mất cắp bộ phận, lựa chọn đại lý chính hãng sửa chữa, khấu hao tài sản sử dụng… đương nhiên có trong điều khoản chính như một quyền lợi cộng thêm, mà người tham gia bảo hiểm không phải bỏ thêm chi phí để mua thêm các gói này.

Hay với bên bán bảo hiểm, nếu chỉ bồi thường đúng và đủ thôi là chưa hoàn hảo, mà cần phải có mặt kịp thời khi sự kiện rủi ro xảy ra để hỗ trợ khách hàng, cần có những thông tin chi tiết đính kèm giấy chứng nhận bảo hiểm hướng dẫn các thủ tục đòi bảo hiểm khi không may xảy ra sự cố tai nạn…

Như ông vừa đề cập, chi phí sữa chữa xe tăng cao cũng tạo động lực cho bảo hiểm xe tăng trưởng, bên cạnh tăng chất lượng dịch vụ. Liệu chi phí này có thể cao hơn nữa?

Có thể thấy, với các dòng xe có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên như Mercedes, BMW, Audi…, chủ xe gần như chủ động tìm mua bảo hiểm do chi phí sửa chữa đắt đỏ.

Tuy nhiên, thực tế là chi phí sửa chữa xe hiện đã quá cao, việc tăng cao hơn nữa có thể là điều các đại lý bán bảo hiểm xe muốn, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm thì không, bởi như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nghiệp vụ, khó có lãi. Trong khi đó, để quản lý hiệu quả khâu bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm thường tập trung kiểm soát giá sửa chữa ở mức hợp lý, lựa chọn các đối tác (gara) báo giá tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng, kiểm soát chặt chẽ việc thay thế/sửa chữa cũng như những vụ việc có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm…

Lâu nay, rất hiếm công ty bảo hiểm ghi nhận lãi ở mảng bảo hiểm xe cơ giới

Lâu nay, rất hiếm công ty bảo hiểm ghi nhận lãi ở mảng bảo hiểm xe cơ giới

Thế nhưng, thủ tục rườm rà chính là rào cản khách hàng đến với bảo hiểm?

Bởi thế, tôi mới nhấn mạnh vào việc mang lại giá trị thực sự cho khách hàng. Để khách hàng quan tâm hơn tới bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm cần tăng giá trị ở tất cả các hoạt động, từ khai thác bán hàng đến khâu hậu mãi là bồi thường, chăm sóc khách hàng…

Có một thực tế là cạnh tranh bằng hạ phí bảo hiểm vẫn luôn diễn ra, cho dù công ty bảo hiểm luôn khẳng định “chỉ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ”. Theo ông, các công ty bảo hiểm áp phí bảo hiểm xe cao hơn mặt bằng chung cần làm gì để có “đất sống”?

Hiện nay, có nhiều hãng bảo hiểm 2 chiều cho xe ô tô như Bảo Việt, PJICO, PTI, Bảo Minh, BIC… và tùy vào mỗi hãng, tình trạng xe, loại xe… mà đưa ra mức phí bảo hiểm phù hợp, trung bình khoảng 1,5-1,7% giá trị xe.

Về cạnh tranh sản phẩm nói chung, các nhãn hàng thường tập trung vào 3 chiến lược chính là chiến lược giá rẻ, chiến lược ngang giá và chiến lược giá cao. Trong đó, chiến lược giá cao có chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn các chiến lược còn lại.

Lấy ví dụ, cùng là 1 chai bia, nếu mua ở hàng tạp hóa bạn chỉ mất 15.000 đồng, nhưng mua ở nhà hàng có thể mất 25.000 đồng, còn ở khách sạn 5 sao có thể tăng lên tới 50.000 đồng, thậm chí cao hơn.

Với sản phẩm bảo hiểm cũng vậy, doanh nghiệp bảo hiểm A có thể áp phí cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại, nhưng quan trọng là doanh nghiệp này mang lại giá trị thặng dư tốt nhất cho khách hàng của họ. Bởi vậy, vẫn có không ít khách hàng chấp nhận mức phí bảo hiểm cao để được tư vấn đầy đủ, được chăm sóc tốt, được bên bán bảo hiểm hỗ trợ kịp thời khi xảy ra sự cố tai nạn…

Nhìn tổng thể, doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp phí hoặc thấp, nhưng chênh lệch quanh mức 10% là chấp nhận được. Dẫu vậy, tôi cho rằng, khách hàng không mua bảo hiểm xe là thiệt thòi bởi trên thực tế, lâu nay rất hiếm công ty bảo hiểm có lãi từ mảng bảo hiểm xe, phải quản lý tốt lắm mới có thể hòa vốn hoặc có chút lãi. Chưa kể, đi kèm với phí bảo hiểm cao thì quyền lợi được hưởng cũng cao tương đương, thậm chí hơn.

Ông có thể giải thích rõ hơn điều này?

Có trường hợp khách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm A với mức phí cao hơn hẳn mặt chung, nhưng quyền lợi được hưởng sau đó cũng cao tương ứng nhờ việc công ty bảo hiểm áp phí bảo hiểm dựa trên dòng xe, lịch sử tổn thất xe của người lái, nên nếu mua dòng xe có tính an toàn cao thì mức phí bảo hiểm vẫn sẽ ở mức chấp nhận được, cho dù lịch sử tổn thất năm trước có cao.

Thực tế, có khách hàng đến kỳ tái tục phí bảo hiểm vẫn được bên bán giữ nguyên mức phí đóng là 15 triệu đồng/năm, không tăng như thông lệ nhờ nguyên tắc “số đông bù số ít”, do mức độ rủi ro của dòng xe này trong năm trước đó ở mức “an toàn” (không xảy ra tổn thất vượt ngưỡng), cho dù xe này gặp tai nạn và được bảo hiểm chi trả gần 70 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy, mức phí bảo hiểm phải đóng dù có cao nhưng chủ xe vẫn có lợi, có nghĩa là việc mua bảo hiểm, thậm chí ở mức cao là không thừan

Tin bài liên quan