Ngoài sự suy yếu ngay lập tức trên thị trường tiền tệ và cổ phiếu của khu vực, các nhà phân tích cũng cảnh báo về rủi ro dài hạn của dòng tiền rút ra khỏi châu Á và sự phục hồi tiếp tục bị xói mòn được thấy trong các tài sản rủi ro kể từ tháng 6.
Dòng vốn đảo chiều
Theo Manish Bhargava, nhà quản lý quỹ tại Straits Investment Holdings ở Singapore, dòng vốn nước ngoài vào các thị trường mới nổi có thể đảo ngược vì ông Jemore Powell, Chủ tịch Fed đã làm thất vọng một số nhà đầu tư mong đợi sự xoay chuyển sang lập trường ôn hòa hơn.
“Ông Powell thực sự có quan điểm diều hâu. Rõ ràng mục tiêu số một của Fed là chống lạm phát và họ sẽ thực hiện nó. Vì vậy, bạn nên biết rằng đà hồi phục diễn ra trong mùa Hè mà bạn đã thấy sẽ kết thúc. Nó thực sự có dấu hiệu đảo ngược”, nhà quản lý quỹ Manish Bhargava cho biết.
Grace Tam, cố vấn đầu tư chính tại BNP Paribas Wealth Management ở Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết: “Dòng tiền đổ vào là do mọi người đang mong đợi sự xoay trục của Fed đến sớm hơn. Nhưng hiện tại, nó sẽ đến muộn hơn và đồng đô la sẽ tiếp tục mạnh và chúng ta có thể thấy dòng tiền rút ra ở các thị trường mới nổi”.
Ảnh hưởng ngay lập tức
Gary Dugan, Giám đốc điều hành tại Văn phòng CIO toàn cầu ở Singapore cho biết: “Giao dịch ban đầu ở châu Á có thể rất xấu với mức độ điều chỉnh của thị trường chứng khoán Mỹ. Mô hình định lượng của chúng tôi đang đưa ra một tín hiệu bán trong ngắn hạn trên thị trường chứng khoán với nguy cơ hoàn toàn giảm giá trên các thị trường mà chúng tôi đã thấy từ giữa tháng 6”.
Công ty môi giới ngoại hối Pepperstone Group cho rằng, bài phát biểu của ông Powell được xây dựng để xóa bỏ mọi nghi ngờ về cam kết của Fed trong cuộc chiến chống lạm phát.
Chris Weston, người đứng đầu bộ phận phân tích của Pepperstone Group cho biết: “Chúng tôi bước vào tuần mới với các tài sản rủi ro của Mỹ sụt giảm mạnh vào ngày 26/8. Chứng khoán là nơi có sự biến động đáng chú ý nhất và chúng tôi bước sang tuần mới với xu hướng giảm”.
Sự sụt giảm của tiền tệ các thị trường mới nổi châu Á
Divya Devesh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối châu Á và Nam Á tại Ngân hàng Standard Chartered cho biết: “Áp lực giảm giá đối với ngoại hối châu Á có thể sẽ còn kéo dài. Sự suy yếu về tài sản rủi ro toàn cầu có thể sẽ có tác động tiêu cực đến các đồng tiền châu Á”.
Malayan Banking kỳ vọng các đồng tiền thị trường mới nổi châu Á sẽ nghiêng về “sự thận trọng”. Yanxi Tan, chiến lược gia ngoại hối Malayan Banking cho biết: “Tuy nhiên, các mức đáy gần đây sẽ là mức hỗ trợ mạnh mẽ và một số khả năng phục hồi vẫn có thể hiển thị miễn là lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục tránh xa mức cao nhất trong năm”.
Theo Galvin Chia, chiến lược gia ngoại hối thị trường mới nổi châu Á tại Natwest Markets ở Singapore, có một số yếu tố để đồng đô la tiếp tục được hỗ trợ trong ngắn hạn. Các đồng tiền thị trường mới nổi châu Á có thể đối mặt với áp lực bán mạnh hơn nếu Fed đẩy mạnh các đợt tăng lãi suất mạnh hơn, mặc dù hành động giá từ cuối tuần trước cho thấy rằng các nhà đầu tư đang nhìn xa hơn về đồng USD để tìm kiếm các cơ hội đối với đồng nội tệ”.
Khả năng phục hồi của chứng khoán Trung Quốc
Chứng khoán Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ diều hâu của Fed, nhưng cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông “có thể phục hồi hơn” do cuộc thảo luận về khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng chỉ lưu ký của Mỹ giữa các nhà chức trách Mỹ và Trung Quốc.
“Nguy cơ hủy niêm yết đang giảm và tôi nghĩ đó là chất xúc tác để hỗ trợ thị trường Hồng Kông”, Grace Tam, cố vấn tài chính BNP Paribas Wealth Management cho biết.