Ảnh: Ria Novosti.

Ảnh: Ria Novosti.

Điện Kremlin bình luận về khả năng có cuộc gặp nguyên thủ Nga và Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
Điện Kremlin ngày (3/4) cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa bao giờ từ chối cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, song nhấn mạnh cuộc gặp chỉ có thể diễn ra nếu các cuộc đàm phán đạt kết quả cụ thể.

Phát biểu trên kênh truyền hình "Russia-1", trong chương trình “Điện Kremlin. Putin", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 3/4 cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa bao giờ từ chối cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Theo ông Peskov, về lý thuyết cuộc gặp nguyên thủ hai nước có thể diễn ra, song cần phải chuẩn bị tài liệu cụ thể cho cuộc gặp này: “Tổng thống Vladimir Putin chưa bao giờ từ chối một cuộc gặp như vậy, và một cuộc gặp như vậy, về lý thuyết là có thể diễn ra. Nhưng để nó diễn ra, hai phái đoàn đàm phán cần phải đạt được kết quả cụ thể. Đó không phải là một tập hợp các ý tưởng, mà là một văn bản cụ thể. Tiếp đó mới tính đến một cuộc gặp cấp cao”.

Liên quan đến khả năng thực hiện các văn bản được ký kết nếu có, ông Peskov cho rằng Nga có kinh nghiệm về việc tuân thủ và thực hiện theo thỏa thuận Minsk.

Ngày 31/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết sẵn sàng tổ chức các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga và Ukraine. Cùng ngày, Điện Kremkin tuyên bố rằng còn quá sớm để nói về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky vào tháng Tư. Theo ông Peskiv, điều này nên được thực hiện trước khi hoàn tất thỏa thuận giữa Moscow và Kiev.

Ngày 30/3, ông Peskov lưu ý rằng phái đoàn Nga và Ukraine vẫn còn nhiều việc phải làm trong khuôn khổ tiến trình đàm phán, chưa có bước đột phá nào trong đối thoại. Theo ông, điểm tích cực trong đàm phán là việc Kiev bắt đầu hình thành các đề xuất cụ thể.

Vòng đàm phán trực tiếp thứ tư giữa Moscow và Kiev diễn ra vào ngày 29/3 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky cho biết các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, Nga đã nhận được đề xuất bằng văn bản từ phía Ukraine khẳng định mong muốn về một quy chế trung lập và phi hạt nhân hóa.

Tin bài liên quan