Diễn đàn M&A 2020: Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới

0:00 / 0:00
0:00

(ĐTCK) 16 diễn giả và 650 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam thường niên lần thứ 12 - năm 2020 do Báo Đầu tư và Công ty AVM Việt Nam tổ chức chiều 24/11, cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm và xu hướng thị trường M&A thời gian tới.

Nội dung tường thuật

13:26 24/11

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 cho biết, chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới” là một chủ đề mang nhiều ý nghĩa, trước hết thể hiện ở việc cơ quan quản lý, các diễn giả, khách mời có cơ hội được giao lưu, trao đổi trực tiếp hôm nay - một việc vốn dĩ hết sức tự nhiên trước đây, nhưng giờ đã trở thành điều may mắn, được gọi là “bình thường mới” trong bối cảnh này. 

Đó chính là bối cảnh mà đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục hoành hành trên toàn thế giới. Dù rằng, đã có những thông tin tích cực nhất định như đã có một số loại vắc xin có tiềm năng cao để ngăn chặn đại dịch, nhưng thế giới vẫn tiếp tục phải đối mặt với sự gia tăng lây nhiễm ở mức kỷ lục và nhiều nền kinh tế đang phải thiết lập lại tình trạng “bế quan tỏa cảng”, giãn cách xã hội và những hình thức báo động khác.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

"Chưa rõ lúc nào vắc xin sẽ được áp dụng trên diện rộng để thế giới thực sự yên tâm với các hoạt động thường nhật, nhưng từ nay đến khi đó, virus Corona chủng mới vẫn sẽ là quả bom tàn phá các hoạt động đầu tư - kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A", ông Minh nói.

Theo báo cáo của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNTAD) phát hành ngày 27/10/2020, đầu tư trực tiếp toàn cầu trong nửa đầu năm nay đã sụt giảm 49% so với năm trước, mức cao hơn rất nhiều rất nhiều so với dự báo, trong đó đầu tư trực tiếp vào các nền kinh tế phát triển chịu thiệt hại nặng nề nhất ở trên mọi lĩnh vực, chủ yếu do các biện pháp phong tỏa và đóng cửa của các quốc gia.

Trong nửa đầu năm 2020, đầu tư trực tiếp vào các nền kinh tế phát triển đã rớt tới 75% so với năm ngoái, trong khi các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng thấp hơn rất nhiều, chỉ ở mức 16%. Đặc biệt, tổng giá trị các thương vụ M&A xuyên biên giới chỉ đạt 319 tỷ USD, trong đó tốc độ sụt giảm tại các nền kinh tế phát triển vốn chiếm tới 80% tổng giá trị thương vụ lên tới 21%.

"Những con số mà trước đây có thể khiến bất cứ ai cũng phải giật mình, thì dường như giờ đây đã trở thành rất đỗi bình thường, cũng giống như việc chúng ta được gặp mặt trực tiếp với nhau hôm nay mà trước đây vốn rất đỗi bình thường thì giờ đây lại là một sự bình thường khác theo cách tiếp cận mới. Thế giới đã bắt buộc phải làm quen với trạng thái bình thường đó, trong đó có giới đầu tư - kinh doanh", ông Minh nhìn nhận.

Hơn 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn M&A 2020. Ảnh: Lê Toàn.

Hơn 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự Diễn đàn M&A 2020. Ảnh: Lê Toàn.

Cũng theo Trưởng ban Tổ chức, Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 được tổ chức trong trạng thái bình thường mới đó, khi mà với tư cách một mảnh ghép trong bức tranh kinh tế thế giới, Việt Nam đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch và khuynh hướng đầu tư mới của khu vực cũng như trên toàn cầu. Tuy nhiên, khác với đa số các nền kinh tế khác, triển vọng của Việt Nam được đánh giá là rất tích cực nhờ những nỗ lực cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư - kinh doanh, hiệu quả kiểm soát dịch bệnh và khả năng tranh thủ thời cơ thu hút dòng vốn đầu tư quốc tế đang dịch chuyển.

Rõ ràng, những nhà đầu tư tinh tường hoàn toàn không bỏ qua những chuyển động rất đáng chú ý tại thị trường rất giàu tiềm năng này, như việc sửa đổi và ban hành các luật kinh tế quan trọng nhất, những siêu hiệp định thương mại tự do mới được ký kết, tiến trình tái cấu trúc các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của cả khu vực nhà nước và tư nhân…

Tất cả những chuyển động đó đều hứa hẹn mang lại nhưng cơ hội tuyệt vời cho hoạt động mua bán và sáp nhập, làm phong phú thêm danh mục mua sắm cho rất nhiều nhà đầu tư đang ẩn mình chỉ chờ điều kiện chín muồi để sẵn sàng chốt thương vụ.

14:01 24/11

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng, thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 có sự suy giảm, ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019.

Mặc dù vậy, theo dự báo của tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International, Việt Nam là một trong những thị trường M&A doanh nghiệp năng động và tiềm năng nhất toàn cầu, với chỉ số đầu tư M&A dự báo năm 2020 là 102 điểm, đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ với 108,9 điểm.

Hoạt động M&A tại Việt Nam có thể hồi phục trở lại từ giữa năm 2021, đưa quy mô thị trường trở lại mốc bình thường là 5 tỷ USD. Những đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế là khách quan, dựa trên những kết quả và thành công mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 2016 - 2019 và năm 2020, một năm với những thành công ấn tượng, Việt Nam đã cơ bản đạt được “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát được đại dịch Covid-19, vừa duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Việt Nam là nước duy nhất duy trì tăng trưởng kinh tế dương trong các nước ASEAN-5 trong năm 2020. Lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định trong khi thị trường chứng khoán diễn biến tích cực. Những kết quả quan trọng này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, khẳng định Việt Nam là một điểm đến đầu tư hấp dẫn và an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Với quan điểm nhất quán rằng đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, Chính phủ luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tiếp tục chỉ đạo xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc góp vốn, mua cổ phần; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân cả trong và ngoài nước...

Chính phủ Việt Nam cũng luôn nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng, đất đai, mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, tạo hành lang thông thoáng cho đầu tư.

Trong năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với nhiều cải cách trong thủ tục gia nhập thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh, trong đó có hoạt động M&A. Lần đầu tiên, danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được Chính phủ ban hành theo nguyên tắc chọn - bỏ.

Đây là cải cách quan trọng, giúp nhà đầu tư nước ngoài được quyền tiếp cận thị trường tương tự như nhà đầu tư trong nước đối với toàn bộ ngành nghề, lĩnh vực không có tên trong danh sách trên.

Diễn đàn M&A 2020 thu hút hơn 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự. Ảnh: Lê Toàn.

Diễn đàn M&A 2020 thu hút hơn 500 lãnh đạo cao cấp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế tham dự. Ảnh: Lê Toàn.

Song song với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang khẩn trương hoàn thiện Chiến lược thu hút FDI trong thời kỳ mới, với mục tiêu là ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, chuyển giao công nghệ, cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, gắn với đào tạo nguồn nhân lực.  

Ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết đã mở ra thị trường mới với gần 30% dân số thế giới và chiếm khoảng 29,1% GDP toàn cầu...

Năm 2021, dự báo đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tạo nên rủi ro, bất định lớn cho kinh tế thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia lớn vẫn đang diễn ra quyết liệt; sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu; sự phục hồi chậm của dòng vốn đầu tư nước ngoài… là những nguy cơ, thách thức lớn mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt...

Trong bối cảnh ấy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá cao Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 đã chọn chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới” với mục tiêu tập trung đánh giá, phân tích và tìm ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A, đảm bảo cho thị trường M&A phát triển thuận lợi, mặt khác hạn chế được những tác động tiêu cực, bất lợi.

Diễn đàn cũng sẽ là cầu nối giữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Theo ông Phương, để “trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”, các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư toàn cầu, tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

"Một chiến lược M&A hợp lý chính là công cụ quan trọng cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay và trong những năm tiếp theo", ông Phương nhấn mạnh.

14:14 24/11

Sau bài phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 và Hội đồng bình chọn Thương vụ M&A tiêu biểu công bố danh sách 10 công ty có Thương vụ M&A tiêu biểu của năm 2019 - 2020, và Công bố nhà tư vấn tiêu biểu Việt Nam năm 2019 - 2020 (Best Deals & Best Advisors)

Bình chọn thương vụ tiêu biểu là một hoạt động thường niên của Diễn đàn M&A Việt Nam. Danh sách thương vụ tiêu biểu sẽ giúp các doanh nghiệp, giới đầu tư đánh giá và nhìn lại sự phát triển về quy mô và tính chất của hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm qua.

14:16 24/11

Các hạng mục của danh sách Thương vụ M&A tiêu biểu bao gồm:

* Doanh nghiệp có thương vụ M&A và đầu tư tiêu biểu

* Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu

Doanh nghiệp & Thương vụ M&A và Đầu tư tiêu biểu 2019 - 2020

Doanh nghiệp

Thương vụ

1

Masan Group

Masan và công ty thành viên với các thương vụ với VinCommerce, Starck, NET, 3F

2

BIDV

BIDV bán cổ phần cho KEB Hana Bank

3

Vinhomes

KKR & Temasek mua cổ phần Vinhomes

4

Stark Corporation

Stark mua lại Thipha Cables & Dovina

5

Sumitomo Life – Bảo Việt

Sumitomo mua cổ phần Bảo Việt

6

Danh Khôi Holdings

Nhận chuyển nhượng dự án Sun Frontier

7

Aozora – OCB

Aozora đầu tư vào OCB

8

Bảo hiểm FWD

Mua lại Bảo hiểm VCLI

9

Pharmacity

Pharmacity phát hành cho nhà đầu tư

10

Vinamilk

Vinamilk & GTN sở hữu Mộc Châu Milk

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thứ 6 từ phải qua) và ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn (thứ 6 từ trái qua) vinh danh các Thương vụ đầu tư và M&A tiêu biểu 2019 - 2020. Ảnh: Thu Hương.

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thứ 6 từ phải qua) và ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn (thứ 6 từ trái qua) vinh danh các Thương vụ đầu tư và M&A tiêu biểu 2019 - 2020. Ảnh: Thu Hương.

Tổ chức Tư vấn M&A tiêu biểu nhất Việt Nam 2019 - 2020

STT

Công ty

Danh vị

BẢNG (Tier)

1

Công ty tư vấn BDA Partners

Tổ chức tư vấn

Tier 1

2

Công ty TNHH Thuế và Tư vấn KPMG

Tổ chức tư vấn

Tier 1

3

Công ty Luật TNHH Bae, Kim & Lee Việt Nam

Công ty Luật

Tier 1

4

Công ty Luật Bakers Mc Kenzie

Công ty Luật

Tier 1

5

Công ty Luật VILAF

Công ty Luật

Tier 1

6

Công ty CP Chứng khoán Bản Việt

Công ty chứng khoán

Tier 1

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan nhận Vinh danh Thương vụ M&A tiêu biểu cho thương vụ Masan và công ty thành viên với các thương vụ với VinCommerce, Starck, NET, 3F. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan nhận Vinh danh Thương vụ M&A tiêu biểu cho thương vụ Masan và công ty thành viên với các thương vụ với VinCommerce, Starck, NET, 3F. Ảnh: Lê Toàn.

Tổ chức Tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam 2019 - 2020

STT

Công ty

Danh vị

BẢNG (Tier)

1

Công ty Luật TNHH YKVN

Công ty Luật

Tier 2

2

Công ty Luật LNT & Partners

Công ty Luật

Tier 2

3

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn RSM Vietnam

Tổ chức tư vấn

Tier 2

4

Công ty tư vấn GCA Việt nam

Tổ chức tư vấn

Tier 2

5

Công ty Indochina Capital

Tổ chức tư vấn

Tier 2

6

Công ty LM Capital

Tổ chức tư vấn

Tier 2

7

Công ty CP chứng khoán Bảo Việt

Công ty chứng khoán

Tier 2

8

Công ty CP chứng khoán SSI

Công ty chứng khoán

Tier 2

9

Công ty CP chứng khoán VPS

Công ty chứng khoán

Tier 2

10

Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt

Công ty chứng khoán

Tier 2

14:29 24/11

Sau lễ công bố và vinh danh Thương vụ M&A và nhà tư vấn tiêu biểu Việt Nam 2019 - 2020, Diễn đàn bước vào phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới.

Ảnh: Lê Toàn.

Ảnh: Lê Toàn.

Phiên thảo luận thứ nhất do ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie điều phối với các diễn giả gồm:

1. Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam

2. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)

3. Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham

4. Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia

5. Ông Paul DiGiacomo, Giám đốc điều hành cấp cao, BDA Partners

6. Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law

14:52 24/11

Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie: Chúng ta đều biết thách thức gặp phải là dịch bệnh, có những căng thẳng trong thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc và Mỹ chuyển tiếp chính quyền mới - sự kiện ta phải luôn theo dõi vì có thể tạo ra những bất trắc cũng như cơ hội. Năm ngoái, tại diễn đàn M&A 2019 ta thấy được các cơ hội, nguy cơ và xác định được vị trí của mình trong năm tới. Cho giai đoạn 2020-2021, Việt Nam có những đạo luật mới ban hành, vậy có những điểm mới nào đáng kể?

Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie đặt vấn đề với các diễn giả tại Phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie đặt vấn đề với các diễn giả tại Phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Điểm mới hỗ trợ cho hoạt động M&A nói riêng và đầu tư nói chung gồm 3 bộ luật quan trọng thường xuyên tác động trực tiếp là Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Lần đầu tiên 1 năm mà 3 luật cùng có hiệu lực cùng ngày.

Trong đó, có 3 điểm quan trọng nhất tác động tích cực tới M&A. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp nâng cao sự bảo vệ người mua, sự an toàn của người mua, ngôn ngữ của luật là nâng cao mức độ bảo vệ “cổ đông” – là người mua trong các thương vụ M&A. Chẳng hạn, quyền cổ đông/nhóm cổ đông như đề cử vào HĐQT, triệu tập họp ĐHCĐ, theo quy định hiện hành phải sở hữu 10% cổ phần trở lên và  liên tục trong 6 tháng. Quy định này ngăn cản hoạt động M&A, bởi ngay khi họ mua cổ phần thì 6 tháng sau mới vào để tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả công ty. Đây là thời gian quá dài, điều không hợp lý.

Những điều bất hợp lý này sẽ được bãi bỏ trong Luật mới, đưa quy định tỷ lệ sở hữu 10% thì giảm còn 5% và bãi bỏ quy định thời gian 6 tháng.

Còn Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán, suốt bao nhiêu năm tại diễn đàn M&A đã được thảo luận nhiều là điều kiện đầu tư nói chung và hạn chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.

Theo quy định Luật Đầu tư, Chính phủ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh việc ban hành danh mục theo nguyên tắc loại trừ, những ngành nghề nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư, hạn chế đầu tư (quy định rõ hạn chế gì, hình thức, quyền, sở hữu…).

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trao đổi tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trao đổi tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

Để hỗ trợ việc dó, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán có những quy định rõ ràng về giới hạn sở hữu nước ngoài. Tuy không mới, nhưng rõ hơn rất nhiều, chẳng hạn như cái gì cấm thì không được làm, quy định theo điều ước quốc tế thì tuân thủ điều ước, cái gì quy định của Việt Nam thì theo quy định Việt Nam. Cái doanh nghiệp chờ đợi nhất là danh mục cũng có được rõ ràng. Không thuộc những điều đã nêu thì không giới hạn sở hữu nước ngoài.

Bên cạnh đó, theo tôi, Luật Đầu tư mới còn là cơ hội cho hoạt động M&A nói riêng. Có 2 thay đổi chính yếu, là luật mới bổ sung thêm lĩnh vực ưu đãi đầu tư, trong đó có những lĩnh vực sản xuất hàng hóa cung cấp dịch vụ để tham gia chuỗi giá trị cho các ngành, hay lĩnh vực giáo dục có bổ sung giáo dục đại học, y tế bổ sung thêm trang thiết bị y tế…

Đặc biệt, quan trọng là lần đầu tiên có khái niệm gói ưu đãi đặc biệt dành riêng cho từng loại dự án, từng nhà đầu tư. Trong đó, giới hạn 3 lĩnh vực đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển và ngành nghề có quy mô ưu đãi đầu tư vốn lớn. Ưu đãi đặc biệt là Chính Phủ có thể quyết mức ưu đãi hơn bình thường.

Với thay đổi chính sách và có hiệu lực 1/1/2021 sẽ có tác động tích cực tới hoạt động M&A và bảo vệ cho người mua.

15:10 24/11

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham: Hiệp định Thương mại tự do EVFTA được thông qua sẽ gián tiếp đẩy các giao dịch M&A được thông qua. Những dự án từ châu Âu qua Việt Nam nhân dịp này sẽ bùng nổ.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham trao đổi tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham trao đổi tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam, có một yếu tố khác còn nhiều tiềm năng cũng được kỳ vọng sẽ bùng nổ đó là lĩnh vực cơ sở hạ tầng (lĩnh vực này trước đó đã bị ngừng trệ vì dịch bệnh). EVFTA sẽ bảo hộ cho các nhà đầu tư giữa các bên, giúp các doanh nghiệp có sự gắn kết đầu tư qua lại. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự tiến triển mạnh từ những giao dịch như vậy.

Chia sẻ về tiềm năng của thị trường M&A thời gian tới, ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie - người điều phối Chương trình cũng góp thêm rằng, sau một thời gian ngưng trệ thị trường xuất khẩu cũng đang từ từ tăng trưởng trở lại nhưng quan trọng hơn cả là những dấu hiệu tăng trưởng của thị trường trong nước chẳng hạn như thị trường nội thất.

Ảnh: Lê Toàn

Ảnh: Lê Toàn

“Tôi đã làm việc ở nhà từ tháng 3/2020 và tiêu dùng cũng nhiều hơn, mọi người có lẽ cũng vậy. Họ cũng ở nhà và có nhu cầu thay đổi nội thất nhà mình”, ông Seck Yee Chung chia sẻ .

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia nói rằng, ông rất ấn tượng và lạc quan về những giao dịch M&A theo những hình thức sở hữu mới trực tiếp và gián tiếp hay vốn chủ sở hữu.

Theo ông, nhóm doanh nghiệp gia đình có những tín hiệu tích cực trong thị trường vốn tại Việt Nam. Giáo dục sản xuất chế biến… những lĩnh vực tốt cho lãnh vực tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng rất mạnh mẽ.

15:25 24/11

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia:

Tôi nhìn nhận có 3 điểm khiến ta không tự tin thực hiện M&A, đầu tiên là cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và căng thẳng thương mại; thứ hai là dịch bệnh Covid ảnh hưởng rất nhiều nước trên thế giới; và yếu tố thứ ba nội địa.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia trao đổi tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia trao đổi tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Hiện nay, với tác động của dịch bệnh và yếu tố căng thẳng thương mại và những gì Việt Nam thể hiện trong việc kiểm soát tốt dịch bệnh, có nhiều hướng đi khác nhau mà người ta nhìn nhận ở Việt Nam và cho rằng, sẽ có nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường này để thực hiện các thương vụ M&A.

Điều gì ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư? Tôi thấy có sự chuyển dịch rõ ràng từ thỏa thuận M&A, mà trở ngại lớn là doanh nghiệp Việt Nam thường muốn giá rất cao.Các nhà đầu tư luôn muốn phải thực tế theo giá thị trường - là yếu tố cản trở lớn, chính là định giá.

Mức giá đưa ra nhiều khi có vẻ khôi hài, có thể tạo rào cản lớn ngay từ đầu. Bên bán cần hiểu từ góc độ của nhà đầu tư, của người bán và cả nhà tư vấn, đây là các vấn đề cần tập trung vào và bên bán cần chú tâm tới vấn đề định giá để có cuộc thảo luận hiệu quả hơn.

Nếu đưa giá quá cao, thì ngay lập tức khiến nhà đầu tư không muốn tiếp nhận thương thảo, từ đó bỏ qua cơ hội để hỗ trợ cho công ty tốt hơn. Có nhiều công ty khác nhau, làm sao để nhà tư vấn giúp deal này diễn ra và đạt giá trị tốt hơn.

Cả chu kỳ hoạt động M&A, mọi thứ kéo dài hơn rất nhiều, không chỉ chốt thương vụ mà hài lòng đôi bên và duy trì được doanh nghiệp mới này.

15:28 24/11

Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie đặt vấn đề: xu hướng M&A, những khó khăn của hoạt động M&A tại Việt Nam, những thương vụ nổi bật nhất (cả thành công và thất bại) trong thời gian qua? Nói đến M&A ta thường phấn khích nhưng nhiều thương vụ lại không thông qua được, đặc biệt hậu M&A thì ra sao?

Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law: Hậu M&A liên quan đến tranh chấp thường phức tạp, chẳng hạn tranh chấp vể lao động. Thường ở các doanh nghiệp Việt Nam, khi xuất hiện chủ sở hữu mới, người lao động cũ sẽ xốn xao và xuất hiện các vấn đề lao động mới.

Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law trao đổi tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law trao đổi tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Vấn đề tài chính công nợ, nhiều vấn đề pháp lý trong M&A mặc dù đã thẩm định DD kỹ lưỡng, nhưng cũng không lường trước hết được 100% vấn đề trong một thương vụ, luôn có khoảng trống nhất định để lại cho các bên.

Chẳng hạn, công ty có nghĩa vụ, cam kết nào đó, hoặc vi phạm pháp luật mà không nói bên mua để ngầm xử lý, thì có thể trở thành áp lực cho bên mua sau khi tiếp nhận công ty.

Hậu pháp lý có thể kể đến khác là sự hợp tác giữa bên mua-bán không nồng thắm như ban đầu, chẳng hạn có hay không việc rút ruột công ty trước khi bán, đưa lĩnh vực tiềm năng sang công ty khác… khiến chủ mới gặp khó khăn trong vận hành công ty. Hoặc gặp vấn đề không thể xử lý nữa, đưa nhau ra tòa, 1 trong 2 bên phải mua lại phần vốn, vậy điều gì xảy ra khi bên phải mua lại không đủ năng lực tài chính.

Ngoài ra, trong lĩnh vực năng lượng đang được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, đặc biệt nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Trung Quốc…, thì vấn đề pháp lý cho một dự án sạch cũng là điểm cần giải quyết.

Dù đã có nhiều điều khoản góp vốn ban đầu, nhưng thực tế bên mua cũng có gặp phải cản trở từ bên bán trong việc tiếp nhận dự án, không nắm chắc được khi nào mới có thể tiếp nhận dự án sau khi M&A.

15:54 24/11

Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam: Xu hướng M&A của các nhà đầu tư Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đạt số thương vụ cao nhất với 33 thương vụ trong 2019, cao hơn 1,5 lần so với năm trước, minh chứng cụ thể cho sự quan tâm của các công ty Nhật Bản đối với Việt Nam.

Xem xét theo thứ hạng các quốc gia xếp theo giá trị giao dịch, trước đây, do quy mô doanh nghiệp nhỏ, Việt Nam chưa bao giờ nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu, nhưng vào năm 2019, giá trị giao dịch ở Việt Nam đã đạt đến 389 triệu USD, gấp 2,8 lần so với năm 2017, lần đầu tiên được xếp hạng trong Top 3, với sự chênh lệch rất nhỏ so với nước đứng ở vị trí thứ hai là Indonesia (giá trị 415 triệu USD).

Xu hướng gần nhất là trong 10 tháng đầu năm 2020, giữa Nhật Bản và Việt Nam có 21 giao dịch M&A công bố, chỉ đứng sau Singapore. Mặc dù sụt giảm 25% so với cùng kỳ, nhưng nếu xét tổng số lượng giao dịch ra nước ngoài của Nhật giảm 33% trong giai đoạn này, mức giảm 25% của Việt Nam không chỉ thấp hơn mức trung bình nói trên, mà còn thấp hơn hầu hết các quốc gia khác, ngoại trừ Thái Lan và Malaysia, những nước có số lượng giao dịch ít hơn nhiều so với Việt Nam.

Ảnh: Lê Toàn.

Ảnh: Lê Toàn.

Xét về giá trị giao dịch, Việt Nam đứng thứ hai với giá trị 282 triệu USD. Việt Nam thậm chí còn chiếm vị trí cao hơn so với năm 2019 trong bảng xếp hạng giá trị giao dịch.

Có thể nói rằng, sự quan tâm từ nhà đầu tư Nhật Bản với Việt Nam là rất lớn ngay cả trong đại dịch, việc chậm lại trong hoạt động đầu tư hoàn toàn chỉ là vấn đề về thời gian.

Tổng quan về thị trường M&A từ quan điểm của các công ty Nhật Bản đối với các giao dịch nội địa cho thấy, số lượng giao dịch M&A giữa các công ty Nhật bản liên tục tăng đều đặn trong 5 năm qua. Năm 2019, tất cả các hạng mục đều ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử.

Năm 2020, thị trường M&A nội địa Nhật Bản giảm 4% so với cùng kỳ do đại dịch Covid-19, nhưng thị trường nội địa Nhật Bản đã thực sự chạm đáy vào tháng 5 và các tháng sau đó đang phục hồi tương tự các năm trước.

Hoạt động M&A ra nước ngoài giảm 33% so với cùng kỳ và đang phục hồi chậm rãi, chủ yếu do hạn chế nhập cảnh ở hầu hết các quốc gia.

Quan trọng, thị trường nội địa Nhật Bản đã thực sự chạm đáy vào tháng 5 và đang bắt đầu hồi phục. Vì thế, đây cũng là xu hướng trong tương lai đối với các giao dịch đầu tư ra nước ngoài khi những hạn chế di chuyển đối với các chuyên gia được dỡ bỏ.

Xu hướng M&A công ty nhật vào Việt Nam sẽ sôi động. Các công ty Nhật cần thị trường mới để mở rộng, hầu hết các lĩnh vực ở Nhật đã phát triển chạm trần, gần 1/3 dân số tuổi trên 65 tuổi, khiến độ tuổi trung bình của người Nhật là 48,4 tuổi, hơn người Việt Nam gần 20 tuổi, dân số giảm khoảng 276.000 mỗi năm.

Toàn cảnh Diễn đàn M&A 2020. Ảnh: Lê Toàn.

Toàn cảnh Diễn đàn M&A 2020. Ảnh: Lê Toàn.

Yếu tố thứ hai là chiến lược tăng trưởng M&A được hỗ trợ bởi nguồn tiền dồi dào ở Nhật tích lũy trong 20 năm qua, hơn 2.345 tỷ USD, tồn tại tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0% và dưới sức ép phải tái đầu tư số tiền này của các cổ đông khiến năm 2019 đạt kỷ lục với hơn 4.000 thương vụ trong tất cả các loại hình M&A.

Theo số lượng giao dịch năm 2020 tính đến cuối tháng 10, Việt Nam là điểm đến thứ 5 trên thế giới về số lượng thương vụ (21 thương vụ), trong đó tốc độ tăng trưởng giao dịch M&A giữa Việt Nam và Nhật Bản gần đây, Việt Nam có thể bắt đầu cạnh tranh với Anh Quốc ở vị trí số 2.

Theo quan điểm của người Nhật, các công ty Nhật Bản hiện có rất ít việc làm ở một thị trường như Thái Lan, với khoảng 5.500 công ty Nhật Bản ở nước này và quá muộn để nhập cuộc. Về Myanmar, chỉ có chưa đến 400 công ty Nhật Bản và các nhà đầu tư Nhật Bản bảo thủ vẫn phải chờ xem xét thời điểm thích hợp.

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 2.000 công ty Nhật Bản, sẽ tiếp tục thu hút bằng 6 yếu tố. Như đã biết, Thủ tướng mới của Nhật Bản, theo đúng chính sách người tiền nhiệm, khi chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến thăm đầu tiên bên ngoài Nhật Bản.

Một rào cản về cách ly và hạn chế đại dịch khi vào Việt Nam được dỡ bỏ, một làn sóng lớn các công ty Nhật Bản chờ đợi để tiến hành các thủ tục đầu tư sẽ xuất hiện.

16:25 24/11

Bày tỏ rằng các nhà đầu tư đều tin tưởng vào những yếu tố tích cực của thị trường nhưng ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham cũng đặt cho Thứ trưởng Trần Quốc Phương câu hỏi về sự quan ngại: Làm sao Việt Nam có thể thẩm thấu được hết các khoản đầu tư lớn sẽ và sắp đổ vào? Năng lực của Việt Nam từ các cấp độ không chỉ Trung ương, mà còn ở các tỉnh, thành phố như thế nào?

Chia sẻ những quan ngại của Chủ tich EuroCham, cũng như các nhà đầu tư Thứ trưởng Phương nói rằng, năm 2021 sẽ phải triển khai thay đổi một loạt chính sách tạo không gian phát triển thu hút các nhà đầu tư.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương trao đổi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Phiên 1. Ảnh: Lê Toàn.

"Chúng tôi cũng phải mở thêm các không gian cho các nhà đầu tư để lấp đầy tỷ lệ đầu tư tại các khu công nghiệp (mới lấp đầy khoảng 60%). Về năng lượng cho đầu tư phát triển, Chính phủ cũng đang chỉ đạo Bộ Công thương có các chính sách để đáp ứng được việc cung cấp năng lượng cho phát triển", Thứ trưởng Phương cho biết.

Về năng lực của các cán bộ sở ngành, Thứ trưởng Phương xin ghi nhận ý kiến. Ông Phương nhìn nhận, năng lực của các cán bộ sở, ngành địa phương còn khác nhau. Các cán bộ ở các tỉnh, thành phố lớn có nhiều kinh nghiệm, nhưng đối với những địa phương có vốn đầu tư hạn chế, thì đây là cũng là những vấn đề lớn.

Tuy nhiên, họ cũng rất quyết tâm trong việc cải thiện năng lực của các cán bộ làm công tác tiếp nhận vốn đầu tư.

“Không chỉ trong năm 2021 mà trong 5 - 10 năm tới bắt buộc phải nâng cao năng lực của các cán bộ này khi ngày càng nhìều dự án đầu tư đổ vào Việt Nam”, ông Phương nhấn mạnh.

Phần trao đổi của Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng đã kết thúc phiên thảo luận thứ nhất, diễn đàn bước vào giờ giải lao kết nối trước khi bước vào phiên thảo luận thứ hai. 

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ nhất. Ảnh: Lê Toàn.

16:27 24/11

Sau giờ giải lao kết nối, Diễn đàn M&A 2020 bước vào phiên thảo luận thứ 2 với chủ đề "Chiến lược tái cấu trúc các tập đoàn thông qua M&A".

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch GIBC (thứ 2 từ trái qua) điều phối phiên thảo luận thứ 2. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch GIBC (thứ 2 từ trái qua) điều phối phiên thảo luận thứ 2. Ảnh: Lê Toàn.

Phiên thảo luân do ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch GIBC điều phối. Các diễn giả tham gia gồm có:

1. Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan

2. Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland

3. Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào

Các diễn giả sẽ cùng nhau thảo luận về “Chiến lược tái cấu trúc của các tập đoàn thông qua M&A”, tại Phiên II của Diễn đàn các thông tin liên quan đến Chiến lược tái cấu trúc, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị của các Tập đoàn thông qua hoạt động M&A? Xây dựng chiến lược M&A thế nào là tối ưu và tạo ra sự tăng trưởng đột phá? Doanh nghiệp lựa chọn M&A theo chiều dọc, hay chiều ngang? Chuỗi giá trị của doanh nghiệp được hình thành như thế nào? Chiến lược quản lý công ty hậu M&A như thế nào là hợp lý? Sử dụng nhân sự tại công ty thành viên hay là thay máu đội ngũ lãnh đạo.

16:41 24/11

Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Sáng lập kiêm Chủ tịch GIBC dẫn đề: Trong 20 năm qua, thống kê cho thấy Việt Nam có 4.000 thương vụ M&A giá trị gần 50 tỷ USD, đứng thứ 3 Đông Nam Á về giá trị M&A. Việt Nam là quốc gia năng động trong hoạt động M&A. Nhìn về tình hình vĩ mô cũng hứa hẹn với mức tăng tưởng dương trên 2% trong năm 2020, trong khi nhiều quốc gia khác tăng trưởng âm. Năm 2021, IMF đánh giá, tăng trưởng còn cao hơn Chính phủ dự báo ở mức 6,8%. Đây là cơ hội.

Các diễn giả tham gia thảo luận và trao đổi trong phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Các diễn giả tham gia thảo luận và trao đổi trong phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Trong điều kiện như vậy, mục tiêu của các doanh nghiệp khi xác định một thương vụ M&A thành công, điều này có thay đổi theo những yêu cầu, tầm nhìn của doanh nghiệp hay không?

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan: Công ty chúng tôi chú trọng vào người tiêu dùng và tiêu dùng nội địa, hiện chiếm 50% thị phần. Trong 10 năm qua, chúng tôi đánh giá thị trường và nhận thấy có sự chuyển đổi mạnh, nhất là internet, các đổi mới sáng tạo giải pháp cho người tiêu dùng nhiều hơn. Thông qua M&A, thì Internet tạo điều kiện các thương vụ thực hiện tốt và là nền tảng tốt để đáp ứng nhu cầu.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan trao đổi tại Phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan trao đổi tại Phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Trong 18 tháng qua, chúng tôi đã phát triển mạnh về thị trường. Cuối năm 2019, chúng tôi hợp tác cùng Vingroup để phát triển chuỗi Vinmart, là một trong những chuỗi bán lẻ lớn của Việt Nam. Hiện 90% giá trị bán lẻ đều thông qua mua bán kỹ thuật số, thương mại, còn khoảng 10% cũng ngày càng phát triển mạnh hơn về thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi nhiều hoạt động đổi mới để gia tăng tỷ lệ bán lẻ, chuyển từ mua bán truyền thống sang online.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Hàng năm, Novaland dành hàng tỷ USD để gia tăng quỹ đất. Hiện quỹ đất của công ty nhiều hàng nhất nhì trong công ty bất động sản. Vậy qua thương vụ M&A thì mục tiêu nào được xác định là thành công và ưu tiên qua các giai đoạn ra sao?

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland: M&A là công cụ để Novaland sử dụng tích cực và hiệu quả trong quá trình phát triển.

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland trao đổi tại Phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland trao đổi tại Phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

M&A hiệu quả dựa trên 3 yếu tố: hiệu quả tài chính, gia tăng thị phần; giúp doanh nghiệp đi sâu vào chuỗi giá trị, hoặc mở rộng thị phần, sản phẩm, tiếp cận thị trường; gia tăng giá trị cộng đồng, môi trường mang lại cho cư dân trong các dự án. Một trong sư mệnh của chúng tôi là kiến tạo cộng đồng, đóng góp cho cộng đồng.

Đối với Novaland, một hai dự án có thể không mang tăng nhiều lợi nhuận, nhưng gia tăng thương hiệu.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Kỳ vọng của ông về M&A tại Việt Nam khi có nhiều công ty đa quốc gia ngày càng tham gia vào Việt Nam?

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào: Với Tập đoàn Ericsson có mạng lưới rất lớn, tại Việt Nam hoạt động từ năm 1992 - 1993, với 400 - 500 nhân viên, đóng góp vào sự phát triển hệ thống 2G, 3G, 4G.

Lịch sử là vậy, tương lai thì tôi thấy được sự phát triển các thương vụ ở Việt Nam. Phép màu của Việt Nam là tăng trưởng GDP các năm trước trên 6%, năm nay trên 2% và đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư, không chỉ vì chi phí, mà còn sự ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trao đổi tại Phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trao đổi tại Phiên 2. Ảnh: Lê Toàn.

Ngày nay, sự đột phá là sự tiến bộ về 4G, tiến tới 5G, những mô hình kinh doanh mới nhờ đột phá công nghệ đã thay đổi cách chúng ta hoạt động. Nói về 5G là siêu nhanh, giúp doanh nghiệp có những mô hình mới, nhanh, cắt giảm chi phí, kết nối mọi thứ dựa vào công nghệ 5G.

Người tiêu dùng cũng thụ hưởng từ đột phá công nghệ 5G, hiệu suất hơn, có sức chống chọi hơn. Đồng thời, giúp dự đoán được đại dịch theo hướng nào, tăng khả năng ứng phó, tăng mức định giá cho doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ như vậy.

Việt Nam là kiểu mẫu cho các nước khi ứng phó - điều này nhờ toàn cầu hóa, nhờ 5G mà thế giới nhìn thấy rõ hơn những nỗ lực của Việt Nam, cách làm hiệu quả của Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua.

Chúng tôi sẽ mang công nghệ 5G vào Việt Nam để giúp doanh nghiệp có sức chống chọi tốt hơn, giúp thay đổi việc tái cấu trúc của doanh nghiệp.

16:47 24/11

Trả lời câu hỏi, Masan thay đổi tầm nhìn cho phù hợp với hình hình mới và đi xa ra ngoài chuỗi giá trị như nào? ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan nói rằng, 25 năm trước tại Việt Nam, Masan chỉ tập chung vào thức ăn gia vị, sau đó Tập đoàn nhìn thấy nhiều tiềm năng khác như hàng tiêu dùng nhanh, nên lấn thêm sang ngành thức ăn gia vị mì, thức uống.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan. Ảnh: Lê Toàn

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan. Ảnh: Lê Toàn

Masan đã nắm bắt được các bí quyết để sản xuất mặt hàng này. Masan cũng bắt đầu bước vào lĩnh vực thức uống và phát triển rất nhanh.

Ngoài ra, Masan cũng phát triển hàng nganng với những mặt hàng khác dựa vào khả năng đánh giá và tín hiệu của thị trường.

Phần trao đổi của các diễn giả trong phiên 2 thu hút sự chú ý của các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

Phần trao đổi của các diễn giả trong phiên 2 thu hút sự chú ý của các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn.

“Vừa rồi chúng tôi mua thương hiệu Net. Chúng tôi nhìn vào tín hiệu thị trường để mua những thương hiệu lớn”, ông Danny Le nói và cho biết, về chiều dọc, chiến lược của Masan là phục vụ khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.

“Chúng tôi thực hiện các chiến lược mới bằng các thương vụ M&A. Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng để thực hiện. Hiện thực hiện theo công nghệ mới nền tảng 4.0”, ông Danny nói và cho biết, tham vọng của Masan là muốn đại diện cho Việt Nam về các lĩnh vực này để phát triển ra thế giới. Không chỉ đi theo hướng M&A với doanh nghiệp đầu nguồn, mà còn M&A các doanh nghiệp cuối nguồn. Chiến lược này không chỉ thực hiện ở Việt Nam, mà còn ở các thị trường khác như châu Âu.

16:59 24/11

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Vậy năng lực lõi nào giúp Novaland xây dựng hệ sinh thái, từ đó giúp Novaland phát triển không?

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland: Với Novaland, phát triển 20 năm trở lại đây với 3 giá trị cốt lõi: kiến tạo cộng đồng, xây dựng điểm đến, vui đắp niềm vui.

Tất cả các chiến lược M&A, bám theo 3 giá trị này, từ dự án chung cư ở trung tâm TP.HCM, đến các dự án khu Đông, rồi ra các khu vực tỉnh Đồng Nai, Phan Thiết (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa - Vũng Tàu)…

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland trả lời câu hỏi của ông Phạm Phú Ngọc Trai. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland trả lời câu hỏi của ông Phạm Phú Ngọc Trai. Ảnh: Lê Toàn.

Là doanh nghiệp bất động sản, lại niêm yết trên thị trường chứng khoán và huy động vốn ngoại, chúng tôi sẽ phải tuân thủ nhiều quy định bởi nhiều bộ luật, nhưng chủ yếu nhất vẫn là Luật Kinh doanh bất động sản.

Chúng tôi cũng luôn có những sự chuẩn bị trước sự thay đổi của các bộ luật. Hiện các nhà làm luật ngày càng có góc nhìn, tư duy tốt hơn về doanh nghiệp, dĩ nhiên vẫn còn vài quy định chưa phù hợp.

Khác với các chủ đầu tư khác, Novaland dựa trên cơ sở M&A để tăng trưởng và phát triển, quỹ đất đã tích lũy từ lâu, mua lại từ các chủ đầu tư khác, nên khi phát triển lên thì quỹ đất phát triển theo trục phát triển của Tập đoàn.

Tuần trước, chúng tôi mới chốt 2 giao dịch ở Đồng Nai và một số thương vụ ở các tỉnh lân cận với tổng giá trị giao dịch gần 1 tỷ USD. Đồng thời, chúng tôi cũng phát triển hệ sinh thái du lịch đi kèm để tăng giá trị cho khách hàng, một nhà đơn lẻ không thể tạo nên sứ mệnh “kiến tạo cộng đồng được”. 

17:07 24/11

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Chuyển đổi số có quan trọng với hoạt động M&A hay không, và Ericsson kỳ vọng gì trong tương lai, có tạo ra chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hoàn chỉnh không?

Ông Phạm Phú Ngọc Trai đặt câu hỏi dẫn đề cho các diễn giả. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Phạm Phú Ngọc Trai đặt câu hỏi dẫn đề cho các diễn giả. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào: Tất cả các công ty từ du lịch, thực phẩm…, đến các công ty công nghệ, đều phải cần công nghệ. Công nghệ có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi để ta bền vững hơn, hiệu quả hơn.

Để chuyển đổi công ty đó để tăng giá trị, thì đa phần chuyển đổi đó phải có cấu phần công nghệ trong đó. Chuyển đổi số không thể thiếu và sẽ giúp quá trình M&A.

Chúng tôi mới mua lại công ty ở Mỹ, chuyên cung cấp giải pháp không dây. Nguyên nhân mua lại vì chúng tôi hiểu sẽ tạo ra năng lực bổ sung, giúp chúng tôi tiếp cận tốt hơn chuỗi cung ứng mà chúng tôi nhìn trong tương lai.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trao đổi tại phiên 2 Diễn đàn M&A 2020. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Denis Brunetti, Chủ tịch Tập đoàn Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào trao đổi tại phiên 2 Diễn đàn M&A 2020. Ảnh: Lê Toàn.

Các doanh nghiệp phải chuyển đổi số để cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó, để tận dụng hiệp định EVFTA, CPTPP, đưa Việt Nam là điểm đến đầu tư, điểm đến M&A hấp dẫn cho nhà đầu tư thế giới, thì phải nâng cao được năng lực số. Chỉ khi làm điều đó mới tận dụng được làn sóng đầu tư bên ngoài từ các hiệp định này, qua đó, giúp Việt Nam trở thành thị trường năng động và điểm đến hấp dẫn: ổn định chính trị, nhiều hiệp định ký kết; nền tảng số đang được cải thiện và triển khai, kể cả blockchain, lực lượng lao động siêng năng.

Năm 1996, lực lượng lao động toàn là nam giới làm việc, giờ rất đông nữ giới. Việt Nam rất đa dạng giới trong lực lượng lao động, khoảng cách giữa nam và nữ ngày càng rút ngắn, điều này rất quan trọng.

Nói về M&A ta toàn nói định giá, chuyển đổi, cải thiện doanh nghiệp, nhưng đa dạng giới, tăng lực lượng lao động là nữ giới rất quan trọng.

Chúng ta có nền tảng ICT, ngày càng số hóa nhiều hơn để tiến vào tương lai. Ericsson đang làm điều đó, như một startup. Vì chúng tôi luôn phải làm mới lại mình dù đã hình thành 44 năm, chúng tôi cho rằng, đến một lúc nào đó, chúng tôi phải chuyển đổi số bằng cách hợp tác công ty khác, với đối tác, qua đó mới tiến triển và hỗ trợ ngược lại cho các doanh nghiệp khác chuyển đổi số tốt hơn.

Luôn tái tạo lại chính mình, chúng ta phải tự làm trẻ mình.

17:27 24/11

Ông Phạm Phú Ngọc Trai: Rủi ro thách thức của M&A và cách Masan quản trị DN sau M&A?

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan: Tất nhiên sẽ có rất nhiều giao dịch thách thức mà Masan đã trải qua. Chúng tôi cũng đã từng phải đi tranh tụng vì những vấn đề giấy tờ giả mạo. Vì vậy, việc đầu tiên phải cẩn trong các vấn đề giấy tờ pháp lý. Sau đó là đồng bộ văn hóa ở thực thể khác nhau. Kỳ vọng của bên kia có thể khác chúng tôi… Có 1 đội nhóm theo dõi hậu M&A để rà soát lại rủi ro sau M&A.

Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý các thách thức để deal thành công:

Thực hiện 1 thương vụ M&A thì chúng tôi cố gắng càng sớm càng tốt, trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng gặp phải rủi ro và thách thức, trong đó có 3 thách thức chính:

Thứ nhất, vướng hệ thống văn bản pháp quy về bất động sản, triển khai pháp lý dự án.

Thứ hai, vấn đề tài chính, theo quy định của NHNN, các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ được tài trợ không quá 5% cho các hoạt động mua bán cổ phiếu, mặc dầu quy định này là đúng (nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy từ ngân hàng sang công ty chứng khoán, rồi thông qua hoạt động margin ra thị trường chứng khoán). Tuy nhiên, khi áp chung cho toàn bộ doanh nghiệp, với các deal trong thị trường nó làm cho doanh nghiêpk rất khó khăn, với tư cách bên mua phải vượt qua được, chúng tôi phải sử dụng nhiều công cụ, làm việc với nhiều đối tác nước ngoài

Thứ ba, công bố thông tin của 1 giao dịch, khi nhìn người ta thuận lợi và thách thức, sẽ có phản ứng tích tiêu cực để nhìn nhận.

Phiên thảo luận thứ 2 kết thúc, Diễn đàn nghỉ giải lao kết nối trước khi bước vào phiên thứ 3.

Ban tổ chức tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ 2. Ảnh: Lê Toàn.

Ban tổ chức tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ 2. Ảnh: Lê Toàn.

17:45 24/11

Sau giờ giải lao kết nối, Diễn đàn M&A 2020 bước vào phiên thảo luận thứ 3 với chủ đề "Nhận diện các cơ hội M&A trong lĩnh vưc bất động sản".

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ 3. Ảnh: Lê Toàn.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ 3. Ảnh: Lê Toàn.

Phiên thảo luận này do ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành, Indochina Capital Corporation điều phối.

Các diễn giả tham gia phiên thảo luận này gồm có:

1. Ông Angus Liew, Tổng giám đốc Công ty Gamuda Land (HCMC)

2. Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam

3. Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh

4. Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam

5. Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Hưng ThịnhLand.

18:05 24/11

Ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành, Indochina Capital Corporation điều phối phiên thảo luận đặt câu hỏi: Xu hướng M&A trong bất động sản hiện nay đang diễn ra như thế nào?

Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh: Năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 đã rất rõ ràng là không cần bàn, nhưng trong dân gian có câu “trong rủi có may”, từ việc thị trường bất động sản đóng băng thì hoạt động M&A lại có xu hướng gia tăng. Chúng tôi tập trung 2 phân khúc là dự án bất động sản ven đô và bất động sản công nghiệp.

Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh trao đổi tại phiên 3. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh trao đổi tại phiên 3. Ảnh: Lê Toàn.

Nguyên nhân chính là với bất động sản ven đô, do hành vi tiêu dùng thay đổi, xu hướng thị trường thay đổi dẫn đến bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng không còn hấp dẫn nhà đầu tư, và với tâm lý, thay vì họ đối mặt với hiểm hoạ mắc bệnh dịch khi di chuyển bằng các phương tiện máy bay, tàu hoả thì có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân để tới bất động sản ven đô.

Còn với bất động sản công nghiệp thì do dịch bệnh, đã khiến dòng vốn ngoại tạm chững lại trong ngắn hạn, lại là cơ hội cho nhà đầu tư nội. Đây là bài kiểm tra đối với sức mạnh của nhà đầu tư nội, điều này cũng giải thích cán cân giá trị giao dịch M&A trong giai đoạn 2020 nghiêng về nhà đầu tư nội tăng lên.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam: Trong chu kỳ này JLL tin thị trường vẫn có hứa hẹn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Phân khúc đất công nghiệp đầu tư bất động sản công nghiệp cũng vẫn rất tích cực.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam trảo đổi tại phiên 3. Ảnh: Lê Toàn.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam trảo đổi tại phiên 3. Ảnh: Lê Toàn.

Khi các nhà đầu tư thảo luận với JLL họ vẫn tin phân khúc nhà ở dân cư vẫn còn rất triển vọng, đặc biệt các nhà đầu tư Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Hiện nay, phân khúc văn phòng được xem là phân khúc mang lại sự ổn định, nếu có vị trí tốt thì bất kể dịch bệnh thì bất động sản Việt Nam vẫn thu hút tốt các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land: Hoạt động M&A có xu hướng gia tăng ở bất động sản công nghiệp và bất động sản ven đô. Bất động sản ven đô nóng lên là do hành vi của người tiêu dùng thay đổi.

Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land trao đổi tại phiên 3. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land trao đổi tại phiên 3. Ảnh: Lê Toàn.

Còn với bất động sản công nghiệp, dịch bệnh xảy ra dòng vốn ngoại đóng băng đó là cơ hội cho nhà đầu tư nội. M&A bất động sản công nghiệp khối lượng giao dịch tăng lên với các nhà đầu tư nội.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam: Dịch bệnh xảy ra nhưng xu hướng tìm kiếm thương vụ mới không có nhiều thay đối. M&A vẫn là điều chúng tôi tìm kiếm chúng tôi tìm ở Malaysia, Singapore.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam. Ảnh: Lê Toàn

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam. Ảnh: Lê Toàn

Việt Nam cũng là một trong những thị trường đó. Dù tiến trình thay đổi Luật cho các nhà đầu tư M&A có vẻ chậm nhưng nhiều đối tác của chúng tôi vẫn theo đuổi các mục tiêu M&A tại Việt nam. Tôi vẫn thấy khả quan ỏ Việt Nam.

10 năm kinh nghiệm ở Việt Nam chúng tôi đã thực hiện nhiều thương vụ. Lời khuyên của chúng tôi là đừng trả tiền khi thương vụ không được đảm bảo. Định giá rất quan trọng nên phải kiên nhẫn. Nếu không sẽ gặp rất nhiều rủi ro bởi thực tế nhiều khi không như dự tính.

18:13 24/11

Michael Paul Piro: Nhiều năm trước tại Đà Nẵng, chỉ là thành phố hạng 2, họ không hiểu khái niệm về căn hộ, chúng tôi trải qua rất nhiều thời gian để giúp từ cơ quan địa phương, đến người dân hiểu. Hãy chia sẻ cách ta phát triển bất động sản ở thành phố lớn như Hồ Chí Minh và thị trường vệ tinh?

Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land: Tôi cũng trải nghiệm những vấn đề như vậy. Nhưng thách đố nhất mà các nhà phát triển bất động sản như tôi là phải giải quyết được vấn đề là kích cầu. Chắc chắn, những khu vực không có cơ sở hạ tầng tốt ở những thành phố vệ tinh thì sẽ không hấp dẫn.

Ông Angus Liew, Tổng giám đốc Công ty Gamuda Land (HCMC): Năm 2010, chúng tôi mua 60% dự án ở TP.HCM, rất may mắn chúng tôi đã tung dự án ra vào năm 2011 vì thị trường sau đó đã đóng băng. Tuy nhiên, chúng tôi rất lạc quan với thị trường Việt Nam, nên sau đó chúng tôi đã mua lại luôn công ty đối tác.

Diễn đàn M&A 2020: Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới ảnh 34
Năm 2017 chúng tôi có “kẹt” dự án ở Hà Nội, nhưng rồi chúng tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội M&A khác, hiện lực lượng lao động của chúng tôi đã có 500 người, và tiếp tục phá triển ở HCM và HN. Chúng tôi theo dõi chặt chẽ biến động và dân số ở 2 thành phố này, và nhu cầu nhà ở vẫn còn. Tuy nhiên, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, nên phải mở rộng khu vực lân cận TP.HCM, Hà Nội, hay như các đường vành đai 2,3, những nơi có thể ở và vào trung tâm để làm việc.

Tôi nhấn mạnh rằng, đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất quan trọng, khi hạ tầng cải thiện thì thành phố vệ tinh phát triển theo.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam: So với 10 năm trước, tốc độ đô thị hóa tăng nhiều, người dân sử dụng ô tô nhiều hơn, thuận tiện đi lại. Với công ty chúng tôi, cũng tập trung thị trường này. Theo kinh nghiệm từ phát triển khu đô thị tập trung ở TP.HCM, Đồng Nai, và có lợi thế của người đi trước, chúng tôi nhìn nhận có những thách thức liên quan đến vấn đề giải tỏa đất đai, quỹ đất.

Đương nhiên, để phát triển khu đô thị cần có công thức đúng đắn, phải cải thiện về giao thông, cơ sở hạ tầng

10 năm qua, có nhiều cải thiện điều này, nên kết nối được các nơi với nhau tốt hơn. Đây là cơ hội, nhưng có yếu tố cân nhắc là thời giandi chuyển không thể qua lâu, chỉ nên 1-2h tối đa trong 1 ngày, đó là yêu tố quyết định. Các dự án ngoại đô Hà Nội rất đáng cân nhắc.

18:36 24/11

Ông Michael Paul Piro: Nếu là nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến Việt Nam liệu có rủi ro khi đầu tư vào thành phố vệ tinh không. Tôi hỏi nhiều nhà đầu tư, họ nói thích TP.HCM, Hà Nội. Vậy theo quý vị, có quá dũng cảm khi mới vào mà đầu tư ngay vào thành phố vệ tinh?

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam: Có 2 nhóm nhà đầu tư quan tâm bất động sản vệ tinh: Nhà đầu tư truyền thống đã đầu tư rồi, đã cam kết vốn đầu tư từ 10-15 năm trước, họ đã thiết lập dấu ấn của mình từ thành phố, đô thị chính đến đô thị vệ tinh.

Nhóm 2 sẽ theo dõi thị trường, thiết lập đối tác trong nước để cùng đi với họ, nếu không có sự tin tưởng của đối tác trong nước sẽ không bao giờ đầu tư vào vệ tinh. Chẳng hạn, NLG hợp tác đối tác Nhật, làm nhiều dự án với nhau, nhà đầu tư đó cũng bắt đầu đầu tư khu đô thị vệ tinh ở Đồng Nai, Long An.

Vậy thu hút FDI thì dự án phải có quyền sở hữu rõ ràng, sạch, và uy tín của nhà phát triển bất động sran trong nước (có kinh nghiệm làm việc với nhà đầu tư nước ngoài, thiết lập tên tuổi trên thị trường chưa).

Vậy vớinhà đầu tư nước ngoài, nêu họ có nhu cầu thì họ sẽ triển khai vốn để thực hiện nhu cầu đó, và sẽ có được ROI ngon lành từ các dự án này.

Ông Michael Paul Piro: Với An Thịnh, đâu là thách thức mà các ông gặp phải khi đầu tư, M&A trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam?

Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh: Chúng tôi phân loại thách thức thành 2 loại, một là thách thức mang tính lực đẩy để phát triển và thách thức làm trở ngại, kìm hãm sự phát triển.

Với thách thức là động lực thúc đẩy, trong việc cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là với cạnh tranh khối nội giai đoạn hậu Covid 19, hay còn gọi là trong giai đoạn bình thường mới thì cạnh tranh này vô hình đã thúc đẩy chúng tôi luôn luôn phải thay đổi chính mình, để luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh có thể xảy ra trong tương lai, nay có thể là bệnh dịch covid, mai là một biến cố gì đó không lường trước được. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải đối diện với thách thức phải luôn thay đổi chính mình để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, và từ đó, giúp chúng tôi mạnh mẽ thêm.

Ảnh: Lê Toàn.

Ảnh: Lê Toàn.

Cũng có thách thức là trở ngại kìm hãm, các phiên trước đã nói về sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật dẫn đến khi triển khai dự án bất động sản thì cũng gặp nhiều khó khăn, mất thời gian để giải quyết. Có thể kể đến như việc mâu thuẫn giữa Luật đất đất và Luật đầu tư trong việc chuyển nhượng dự án.

Luật đất đai quy định rõ việc chuyển nhượng dự án gắn liền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hay hồ sơ về chuyển nhượng dự án bao giờ cũng có giấy tờ về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong khi đó, Luật Đầu tư lại không nhắc đến việc có hay không việc chuyển nhượng dự án mà không cần chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? hay việc liên doanh liên kết mà không dẫn đến việc chuyển nhượng 100% dự án thì có phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất không?

Ngoài ra, sự minh bạch, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính rất lâu, dù có quy định thời gian xử lý thủ tục hành chính nhưng đôi khi không được đúng như vậy. Chưa kể, ở Việt Nam, khi phải hỏi ý kiến các cơ quan liên ngành nhưng không có thời hạn trả lời, không có chế tài cho việc cơ quan không phản hồi lại những vấn đề đó

Đó là thách thức cho nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển bất động sản tại Việt Nam

18:40 24/11

Ông Michael Paul Piro: nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư nhiều hơn nếu thiết lập được mối quan hệ với đối tác trong nước. Vậy, nói về điểm nghẽn mà ta gặp phải, quy mô thỏa thuận trung bình ở Việt Nam vẫn khá nhỏ, khoảng 8,7 triệu USD, trong khi Thái là 19,5 triệu USD. Nhiềunhà đầu tư nước ngoài thấy rằng, nếu muốn đầu tư ở đây, họ phải lập văn phòng ở Singapore, Hongkong, tốt nhất phải ở Việt Nam nhưng vẫn rất thách thức. Và làm sao thay đổi theo kịp với sự thay đổi môi trường pháp lý?

Ông Angus Liew, Tổng giám đốc Công ty Gamuda Land (HCMC): có nhiều giấy phép khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau. Năm 2015, trước khi có Luật xây dựng, mọi thứ dễ thở hơn, sau đó thì siết chặt hơn, quy trình dài hơn. Gần đây có nhiều cải thiện trong các bộ luật mới, giúp hoạt động M&A dễ dàng hơn. Với chúng tôi, thường xuyên làm việc với Chính Phủ, cơ quan chức năng để họ hiểu DN và có những điều chỉnh phù hợp. Vấn đề đền bù giải tỏa đúng là mệt mỏi.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam: luật định và chính sách Việt Nam cần cải thiện, vì vẫn đang đi sau nhiều quốc gia khác. Mấy năm trước, tôi đưa gia đình đến đây, lên tầng cao và nhìn thấy toàn cảnh TP.HCM có sự thay đổi rất lớn. Nhưng đến ngày nay, vẫn còn ngập lụt ở trung tâm thành phố, nhiều quy hoạch không có hiệu chỉnh nên có nhiều vấn đề đối với bất động sản trung tâm.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam. Ảnh: Lê Toàn.

Dĩ nhiên, không thể có phép thuật để cải thiện nhanh, nhưng chúng ta cũng cần làm từng bước. Phải trải qua đau đớn mới có hiệu chỉnh thích hợp, nếu không, mình sẽ phải mất chi phí nhiều hơn.

Ngoài ra, có thể tôi lo âu quá, về vấn đề, có cách nào minh bạch hơn, rõ ràng hơn, để thuận lợi cho các nhà phát triển bất động sản thể thu hồi vốn sau đầu tư.

Ông Michael Paul Piro: Đâu là vấn đề cần phải chú ý khi tiến hành đầu tư, thực hiện M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam?

Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh: Thách thức hay rào cản cho nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là rất nhiều, đúng như đã chia sẻ, hạn chế lớn nhất là pháp lý, cụ thể là quyền sử dụng đất.

Từ quyền sử dụng đất còn phát sinh chuyện giải phóng mặt bằng – quyết định 80% thành công của dự án. Theo đó, tiên quyết là các nhà đầu tư nước ngoài phải tìm được đơn vị tư vấn tốt, đối tác nội địa tốt để cùng đồng hành.

Từ đó quyết định cơ cấu của một deal M&A là chuyển nhượng toàn phần, một phần hay chỉ nhận chuyển nhượng cổ phần ở công ty mục tiêu. Đó là vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài cần thực sự quan tâm khi tiến hành M&A trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam.

Vấn đề khác hơi nhạy cảm là đôi khi các nhà đầu tư ngoại cần soát xét kỹ lưỡng hơn và bằng nhiều kênh khác nhau trong việc thẩm định dự án. Tôi biết nhiều thương vụ sắp xong quá trình M&A thì bên mua phát hiện bên bán còn nợ đọng đâu đó nghĩa vụ với bên thứ 3, nhất là nghĩa vụ với Nhà nước như nợ thuế, nợ tiền sử dụng đất…Tôi cho rằng, các vấn đề này là phải đặt lên hàng đầu khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư bất động sản Việt Nam.

18:44 24/11

Ông Michael Paul Piro:vì sao Hưng Thịnh Land không đầu tư, M&A xuyên biên giới?

Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Hưng Thịnh Land: chúng tôi hợp tác cùngnhà đầu tư nước ngoài như Nhật tham gia các dự án cùng chúng tôi. Nhưng chúng tôi chưa thực hiện M&A xuyên biên giới, có thể xem là cơ hội chưa chín muồi.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam: Tính huống thực tế, bên mua là người địa phương, tôi đồng ý Hưng Thịnh Lnad trong việc không thực hiện nhiều giao dịch với bên bán là người nước noài, vì vấn đề pháp lý, quỹ đất sạch rất phức tạp.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn.

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam. Ảnh: Lê Toàn.

Khi tư vấn cho cácnhà đầu tư nước ngoài phải có chất lượng, họ mong muốn có chủ quyền rõ ràng, để chốt nhanh. Theo tôi dự đoán, góc độ bên cung, rủi ro cũng có thể nằm ở đây, họ lo âu vấn đề chủ quyền, đất sạch, nên chưa có động thái rõ ràng, bởi họ đang đợi xem sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo sau đó.

Một vài dự ánnhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu, chúng tôi giúp họ thành lập văn phòng ở đây để theo dõi, giúp doanh nghiệp trong nước đi ra ngoài để M&A.

Ông Michael Paul Piro: Vấn đề hậu M&A, cần làm gì để kết thúc thương vụ mà đặt được tiêu chí đề ra ban đầu của bên mua?

Ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh: Tôi cho rằng, cần xác định thời điểm quyền sở hũu tài sản chuyển giao cho bên mua. Theo quy định pháp luật Việt Nam thì có những tài sản mà bên mua phải đăng ký quyền sở hữu- lưu ý quan trọng về mặt pháp lý cho bên mua trong giao dịch M&A.

Thứ 2 là cấu trúc lại doanh nghiệp mục tiêu, sau khi kết thúc quá trình M&A, bên mua sẽ tái cấu trúc lại, thay đổi cơ cấu quan trị, có thể giữ nhân sự, văn hoá DN để tránh xáo trộn nhưng theo tôi thì nên có sự thay đổi về cơ cấu quản trị để đảm bảo cán cân giữa bên mua và các bên còn lại (trong deal 1 phần), nhằm đảm bảo được đúng mục tiêu đề ra ngay từ đầu thực hiện giao dịch

Thứ 3 là pháp lý thì bên mua cần đặc biệt lưu ý tiến độ triển khai dự án bất động sản. Thường các dự án mang ra chào bán sẽ gặp vấn đề nhất định nào đó, ở Việt Nam thường là thủ tục pháp lý- đặc biệt lưu ý và rất quan trọng, và quan trọng hơn nữa là bên mua nhà đầu tư nước ngoài.

Đó là những vấn đề cần quan tâm khi kết thúc quá trình M&A.

18:51 24/11

Ông Michael Paul Piro: bà định nghĩa 1 dự án chất lượng như thế nào? 

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam: Cần tiên liệu về khoảng thời gian họ có thể thu được doanh thu, lợi nhuận, cần chia sẽ rõ về rủi ro để họ tính toán các chi phí, có thể phát sinh 10-20%, nhưng vượt quá thì họ không thể chịu được. Theo đó, chúng tôi sẽ giúp họ đưa các thông tin, dự báo thời gian cho họ.

Với nhà đầu tư trong nước thì linh hoạt hơn, nếu dự án chưa có quy hoạch 1/500 thì có khi họ vẫn sẵn sàng, trả phí cao hơn nếu các yếu tố khác của dự án được thỏa mãn.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ 3. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A 2020 tặng kỷ niệm chương cho các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ 3. Ảnh: Lê Toàn.

Sau hơn 5 giờ với 3 phiên thảo luận và các phiên kết nối, Diễn đàn M&A 2020 đã kết thúc với nhiều nội dung, thông tin hữu ích được cung cấp cho nhà đầu tư, lãnh đạo doanh nghiệp về kinh nghiệm, cách thức thực hiện một thương vụ M&A, cũng như toàn cảnh bức tranh thị trường M&A Việt Nam trong năm qua và xu hướng thời gian tới.

Tin bài liên quan