Ảnh AFP

Ảnh AFP

Diễn biến thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa dịch và kinh nghiệm cho Việt Nam

(ĐTCK) Mặc dù dịch cúm COVID-19 có diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã và đang khống chế được dịch.

Thực tế kể từ ngày 13/2 khi Trung Quốc thay đổi phương pháp chẩn đoán người nhiễm COVID-19, số liệu thống ca nhiêm mới tăng mạnh lên 15.080 ca trong 24 giờ và sau đó giảm dần.

Tới ngày 19/2 có 1.352 ca nhiễm mới và 1.390 ca bình phục. Kể từ đây, ca bình phục liên tục tăng và chính phủ Trung Quốc dự kiến ngày 10/3 sẽ đóng cửa cả 3 bệnh viện dã chiến, trước đó Trung Quốc đã đóng của hai bệnh viện ngày 1/3 và 6/3.

Theo dữ liệu Ủy ban Y tế Trung Quốc, tính tới ngày 8/3, Trung Quốc có 80.701 người nhiễm, chữa khỏi 57.331 người, chiếm tỷ lệ 71,04%, tỷ lệ tử vong 3,84%.

Diễn biến thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa dịch và kinh nghiệm cho Việt Nam ảnh 1

Mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên nhờ các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc, các chỉ số chứng khoán chính của Quốc gia này đã đều đạt đáy giao động 4-5/2/2020, kể từ đáy các chỉ số như SHANGHAI bật tăng 12,62%, hiện giao dịch 3.035 điểm, chỉ số SHANGHAI 50 bât tăng 10,68%, hiện giao dịch 2.965 điểm, chỉ số CSI 300 tăng 18,7%, đang giao dịch 4.139 điểm.

Diễn biến thị trường chứng khoán Trung Quốc mùa dịch và kinh nghiệm cho Việt Nam ảnh 2

Động lực cho thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh ngoài nổ lực khống chế dịch của chính phủ còn tới từ các gói kích cầu.

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bơm 1.700 tỷ NDT vào thị trường tài chính thông qua nghiệp vụ repo ngược (tức chính phủ mua chứng khoán sau đó lại đồng ý bán lại trong tương lai) nhằm bơm tiền ra thị trường. Thực hiện hạ lãi suất 0,1% cho vay ngắn hạn và trung hạn nhằm kích thích kinh tế trì trệ vì dịch COVID-19.

Lịch sử cũng đã chứng minh hậu dịch thị trường chứng khoán sẽ có sự bật tăng trở lại do tâm lý bán tháo, giá cổ phiếu về dưới giá trị nội tại.

Điều này một lần nữa đúng với thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhà đầu tư đang kỳ vọng chứng khoán Việt Nam sẽ sớm quay lại nhờ gói hỗ trợ tín dụng của chính phủ.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ cung cấp gói tín dụng ước tính 250.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ cấu thời gian trả nợ, giảm lãi vay…Trong đó tập trung hỗ trợ các nhóm ngành bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch như nhóm xuất khẩu, du lịch, hàng không, giao thông vận tải. Bộ Tài chính đưa ra cá gói hỗ trợ liên quan tới thuế và chi ngân sách nhà nước ước tính lên tới 30.000 tỷ đòng để hỗ trợ những cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giảm thiểu tác động từ dịch và ổn định kinh doanh.

Tin bài liên quan