Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FRT
Chúng tôi dự phóng kết quả kinh doanh năm 2024 của FRT ghi nhận doanh thu thuần 39.528 tỷ đồng (tăng 23,6% so với năm trước). Lợi nhuận gộp đạt 7,717 tỷ đồng tương ứng biên lợi nhuận gộp đạt 19,5%, tăng mạnh 3,3ppts. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ dự báo đạt 301 tỷ đồng. Với triển vọng tăng trưởng tích cực của chuỗi nhà thuốc Long Châu cùng với tham vọng mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FRT với giá mục tiêu 213.100 đồng/CP.
Trái với nhận định của KBSV, trong bối cảnh thị trường kém lạc quan, cổ phiếu FRT có tuần không mấy thuận lợi và chủ yếu lình xình dưới mốc tham chiếu. Tính chung tuần qua, với 1 phiên tăng nhẹ và 4 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu FRT giảm 3.500 đồng (-1,92%) từ mức 182.500 đồng/CP xuống 177.000 đồng/CP.
* VCI khuyến nghị mua cổ phiếu VCB, STB, ACB; khả quan với TCB; trong khi KBSV khuyến nghị mua MBB
VCI duy trì khuyến nghị mua và giá mục tiêu là 110.000 đồng/cổ phiếu cho VCB, giữ nguyên báo cáo tổng dự án lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2028 của chúng tôi.
Bên cạnh đó, VCI giảm 2,4% giá mục tiêu cho STB xuống 37.200 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn duy trì khuyến nghị mua. Giá mục tiêu thấp hơn của chúng tôi đến từ công việc của chúng tôi giảm 0,9% dự báo lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2024-2028.
Đồng thời, tiếp tục duy trì giá mục tiêu đối với ACB ở mức 32.000 đồng/cổ phiếu và cung cấp khuyến nghị mua. Dự báo lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2024-2028 của chúng tôi gần như không thay đổi.
Trong khi đó, VCI duy trì khuyến nghị khả quan và giá mục tiêu là 26.000 đồng/cổ phiếu cho TCB do chỉ giảm 0,9% dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2024-2028.
Cũng dự báo với cổ phiếu ngân hàng, KBSV nâng giá mục tiêu của cổ phiếu MBB từ 27.000 đồng/CP lên 29.100 đồng/CP. Với tiềm năng tăng giá 21% so với giá đóng cửa ngày 6/9/2024, KBSV khuyến nghị mua với cổ phiếu MBB.
Dòng bank cũng không thoát khỏi diễn biến điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua, tuy nhiên may mắn nhỏ nhoi có thể nói đó là mức giảm của nhóm trụ cột này không quá lớn đã giúp thị trường không chứng kiến phiên lao dốc nào dù áp lực bán xảy ra trên diện rộng toàn thị trường. Trong đó, cổ phiếu đầu ngành là VCB đã đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng cả tuần giá cổ phiếu VCB giảm nhẹ 300 đồng (-0,33%) từ mức 90.200 đồng/CP xuống 89.900 đồng/CP.
Trong khi đó, cổ phiếu STB đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STB giảm 100 đồng (-0,33%) từ mức 29.900 đồng/CP xuống 29.800 đồng/CP.
Cổ phiếu ACB kém tích cực hơn khi đón nhận 4 phiên giảm và chỉ 1 phiên tăng duy nhất ngày 12/9, nhưng tính chung tuần qua, giá cổ phiếu ACB cũng chỉ giảm nhẹ 200 đồng (-0,81%) từ mức 24.600 đồng/CP xuống 24.400 đồng/CP.
Tương tự TCB cũng đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng nhẹ duy nhất ngày 12/9, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu TCB giảm 600 đồng (-2,63%) từ mức 22.800 đồng/CP xuống 22.200 đồng/CP.
Cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành, cổ phiếu MBB đã đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung tuần qua, giá cổ phiếu MBB giảm nhẹ 100 đồng (-0,42%) từ mức 24.000 đồng/CP xuống 23.900 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu BMP
BSC đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Bình Minh (BMP – sàn HOSE) với giá trị hợp lý năm 2024 là 102.000 đồng/CP, dựa trên phương pháp P/E = 10x tương đương với P/E BMP trong 3 năm gần nhất, và tỷ suất cổ tức = 11%.
Trái với diễn biến chung kém khả quan cùng thanh khoản sụt giảm mạnh mẽ, với những phiên liên tiếp thấp nhất kể từ đầu năm, cổ phiếu BMP là một trong số ít “điểm sáng” của thị trường bởi ghi nhận mức tăng cả về giá và giao dịch sôi động hơn nhiều so với tuần trước đó. Tính chung tuần qua, với 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm ngày đầu tuần 9/9, tổng cộng giá cổ phiếu BMP tăng 8.000 đồng (+7,7%) từ mức 103.900 đồng/CP lên 111.900 đồng/CP, đây cũng là mức giá cao nhất trong hơn 3 tháng qua của mã này.
* DSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HAH
Động lực tăng trưởng của HAH giai đoạn tới được thúc đẩy bởi (1) sản lượng khai thác tàu tiếp tục tích cực (2) Giá cước vận tải biển duy trì ở mức nền hiện tại (3) Khai thác hiệu quả các tuyến mới, gia tăng vận chuyển các tuyến nội Á. Sử dụng kết hợp phương pháp định giá P/E và chiết khấu dòng tiền tự do (DCF), chúng tôi khuyến nghị mua cho HAH với mức giá mục tiêu năm 2024 là 47.600 đồng/CP.
Không được như kỳ vọng của DSC, cổ phiếu HAH tiếp tục có thêm tuần điều chỉnh giảm nhẹ. Tính chung tuần qua, với 1 phiên tăng nhẹ, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu HAH giảm 550 đồng (-1,38%) từ mức 39.800 đồng/CP xuống 39.250 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua và KBSV khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu BSR
BSC nâng khuyến nghị từ nắm giữ sang mua đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR – UPCoM) với giá mục tiêu là 27.100 đồng/CP (tương đương upside 18% so với ngày 06/09/2024 chưa khi tính tỷ suất cổ tức) do giá cổ phiếu điều chỉnh giảm trong thời gian vừa qua.
Theo KBSV, mặc dù việc chuyển niêm yết sang sàn HOSE sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn, BSR có thể sẽ phải đối mặt với áp lực suy giảm giá dầu và crack spread trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu BSR với mức giá mục tiêu là 24.400 đồng/CP, tương đương với upside 5,2% so với giá đóng cửa 23.200 đồng/CP ngày 10/09/2024. Định giá hiện tại của chúng tôi chưa bao gồm lợi ích nhận được từ dự án NCMR NMLD Dung Quất từ năm 2029. Tỷ suất cổ tức kỳ vọng đạt 2,9%.
Mặc dù vẫn là mã giao dịch sôi động nhất UPCoM và đã có những nhịp bật hồi sau tuần giảm đáng kể trước đó, nhưng cổ phiếu BSR mới chỉ lấy lại được thăng bằng và xác nhận tuần giao dịch tích lũy đi ngang. Tính chung tuần qua, với 2 phiên tăng nhẹ, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu BSR tăng nhẹ 100 đồng (+0,43%) từ mức 23.100 đồng/CP lên 23.200 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DCM
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM - sàn HOSE) với giá mục tiêu 44.500 đồng/CP (upside 23% so với giá đóng cửa ngày 06/09/2024, đã bao gồm 4% tỷ suất cổ tức) dựa trên phương pháp EV/EBITDA với EV/EBITDA mục tiêu 2025F không đổi là 5.8x.
Dù còn cách khá xa mục tiêu, nhưng cổ phiếu DCM đã ngược dòng thị trường chung và ghi nhận tuần tăng nhẹ, đặc biệt là thanh khoản sôi động khi có phiên khớp lệnh tới gần 9,5 triệu đơn vị. Tính chung tuần qua, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu DCM tăng 800 đồng (+2,14%) từ mức 37.350 đồng/CP lên 38.150 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VEA
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEA – UPCoM), giá mục tiêu năm 2025 là 51.600 đồng/CP (upside 29% so với giá đóng cửa ngày 09/09/2024, đã bao gồm tỷ suất cổ tức 11%) nhờ doanh số xe máy và ô tô tạo đáy trong năm 2024 và tăng trưởng trong năm 2025.
Cổ phiếu VEA đã có tuần giao dịch giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cụ thể, với 3 phiên tăng nhẹ, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu VEA giảm 300 đồng (-0,68%) từ mức 43.900 đồng/CP xuống 43.600 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu HPG
Chúng tôi kỳ vọng sản lượng tiêu thụ nội địa trong 2H2024 và 2025 sẽ tiếp tục gia tăng nhờ (1) nhu cầu tiêu thụ gia tăng trong mùa xây dựng cuối năm và (2) thị trường Bất động sản dân dụng hồi phục. KBSV ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, HRC của HPG đạt 7,8/9,1 triệu tấn trong 2024/2025, tăng 20%/15% so với cùng kỳ. Đồng thời, khuyến nghị mua với HPG, giá mục tiêu 31.000 đồng/CP, tương ứng với mức lợi suất sinh lời 24% so với giá đóng cửa ngày 05/09/2024.
Trái với khuyến nghị của KBSV, cổ phiếu HPG tiếp tục có thêm tuần điều chỉnh giảm khi chịu áp lực bán của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, và kết thúc tuần ở mức giá thấp nhất trong hơn 6 tháng qua. Tính chung tuần qua, với 2 phiên tăng nhẹ và 3 phiên giảm, tổng cộng giá cổ phiếu HPG giảm 400 đồng (-1,57%) từ mức 25.400 đồng/CP xuống 25.000 đồng/CP.
* SSI khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VRE
Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu 12 tháng mới cho cổ phiếu VRE là 25.200 đồng/cp (giảm từ 29.500 đồng/cp), đồng thời, khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VRE, với tiềm năng tăng giá là 27,9%.
Nếu những phiên trong tuần đầu tiên của tháng 9 khá lạc quan và lấy lại đỉnh của hơn 2 tháng, thì trong tuần này, cổ phiếu VRE lại thiếu tích cực, thậm chí đã có phiên giảm khá mạnh ngày 10/9. Tính chung tuần qua, với 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tổng cộng giá cổ phiếu VRE giảm 800 đồng (-3,98%) từ mức 20.100 đồng/CP xuống 19.300 đồng/CP.