* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu HVN nằm tại mức 32
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay ngày 25/2, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HVN nằm tại khu vực xung quanh 28. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 32, cắt lỗ nếu ngưỡng 27 bị xuyên thủng.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực từ việc cổ phiếu ngành hàng không toàn cầu tăng mạnh mẽ trong vòng một tháng qua bởi những thông qua khả quan về tình hình dịch bệnh, mới đây, Vietnam Airlines đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020 khá khả quan với số lỗ chỉ bằng 1/10 so với 2 quý trước đó. Những thông tin tích cực này đã giúp cổ phiếu HVN có những phiên giao dịch khởi sắc, đặc biệt trong tuần giao dịch vừa qua.
Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HVN tăng 3.050 đồng (+11,34%) từ mức giá 26.900 đồng/CP lên 29.950 đồng/CP.
* KIS khuyến nghị mua ACB với giá mục tiêu 35.600 đồng/CP
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên 35.600 đồng và duy trì khuyến nghị mua để phản ánh triển vọng lợi nhuận tốt hơn trong 2021.
Sau nhịp điều chỉnh vào cuối tháng 1/2021 bởi thông tin tiêu cực từ dịch bệnh, cổ phiếu ACB đã đảo chiều hồi phục và vượt qua mức đỉnh trước đó, lên mức giá 33.x. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 24/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACB tăng 1.950 đồng (+6,27%) từ mức giá 31.100 đồng/CP lên 33.050 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua LPB và VPB
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) và nâng giá mục tiêu thêm 10,0% lên 18.700 đồng/CP.
Đồng thời, nâng giá mục tiêu thêm 59% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) khi chúng tôi (1) nâng dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2021-2025 thêm 26% so với dự báo trước đây của chúng tôi và (2) nâng định giá P/B mục tiêu lên 2,1 lần so với 1,35 lần trước đó.
Ngoại trừ một số mã hiếm hoi như ACB, MBB và VIB, còn lại hầu hết các cổ phiếu khác trong nhóm ngân hàng đều diễn biến không như kỳ vọng. Trong đó, cổ phiếu LPB đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu này không có biến động và đứng nguyên tại mốc 14.700 đồng/CP.
Cũng có diễn biến kém tích cực, cổ phiếu VPB tuần qua đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu VPB giảm 600 đồng (-1,48%) từ mức giá 40.600 đồng/CP xuống 40.000 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu 95.700 đồng/CP
Làn sóng dịch COVID-19 thứ ba gần đây tại Việt Nam cho thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo hiện tại của chúng tôi cho PNJ, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu 95.700 đồng/CP.
Sau những phiên đầu tuần giao dịch kém khởi sắc, thông tin khả quan về kết quả kinh doanh tháng 1/2021 của PNJ với doanh thu đạt 2.170 tỷ đồng, tăng trưởng 30,2%; lợi nhuận sau thuế 168 tỷ đồng, tăng 2,5%, đã giúp nhà đầu tư “vơi bớt nỗi buồn”. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ giảm 2.000 đồng (-2,3%) từ mức giá 86.900 đồng/CP xuống 84.900 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua NLG với giá mục tiêu 42.800 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu NLG và nâng giá mục tiêu lên mức 42.800 đồng/cp (tăng 19,4% so với mức giá đóng cửa ngày 22/02/2021) dựa trên phương pháp RNAV do thay đổi một số giả định sau: (i) Đánh giá và bổ sung, điều chỉnh tỷ trọng lại danh mục các dự án, (2) Giảm mức chiết khấu WACC dự án từ mức 13% về mức 11.5% do yếu tố mặt bằng lãi suất giảm, (3) Chiết khấu rủi ro 10%.
Mặc dù được phân tích và dự báo triển vọng tương lai khá sáng sủa với doanh thu năm 2021 dự kiến tăng trưởng 190% và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 41%, cùng tổng giá trị mở bán giai đoạn 2021-2022 dự kiến ghi nhận mức kỷ lục 25.776 tỷ đồng, nhưng diễn biến cổ phiếu NLG tuần qua không như mong đợi với những phiên biến động giằng co nhẹ.
Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG giảm 450 đồng (-1,23%) từ mức giá 36.650 đồng/CP xuống 36.200 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu SHS nằm tại mức 32
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của SHS nằm tại khu vực xung quanh 25. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 32, cắt lỗ nếu ngưỡng 22.8 bị xuyên thủng.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu chứng khoán giao dịch khá khởi sắc và sôi động, trong đó SHS cũng là một nhân tố. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 22/2 và 1 phiên giảm ngày 26/2, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SHS tăng 1.200 đồng (+4,67%) từ mức giá 25.700 đồng/CP lên 26.900 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá kỳ vọng mà BSC đưa ra là 32 thì thị giá hiện tại của SHS còn thấp hơn 15,94%.
* MBS khuyến nghị mua MBS với giá mục tiêu 28.300 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MBS với giá mục tiêu 28.300 đồng/CP trong bối cảnh (i) tăng trưởng khả quan của thị trường chứng khoán, (ii) tiềm năng mở rộng tệp khách hàng cá nhân nhờ hưởng lợi từ hệ sinh thái của Tập đoàn mẹ là Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), và (iii) giữ vững vị trí top 6 thị phần môi giới và top 3 IB.
Diễn biến cổ phiếu MBS cũng tương tự người anh em cùng họ SHS nhưng có phần khởi sắc hơn bởi những phiên tăng mạnh. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBS tăng 2.300 đồng (+11,56%) từ mức giá 19.900 đồng/CP lên 22.200 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu 24.000 đồng/CP
Dù tiến triển chậm hơn dự báo của chúng tôi, chúng tôi cho rằng thông tin này là tích cực đối với CII khi dòng tiền mặt ổn định từ dự án này dự kiến sẽ củng cố năng lực tài chính của công ty. Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu 24.000 đồng/CP.
Trái với khuyến nghị của VCSC, cổ phiếu CII đã có tuần giao dịch không mấy tích cực. Ngoại trừ duy nhất phiên đầu tuần ngày 22/2 có được sắc xanh, còn lại 4 phiên giao dịch cổ phiếu CII đều giao dịch dưới mốc tham chiếu. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CII giảm 500 đồng (-2,29%) từ mức giá 21.800 đồng/CP xuống 21.300 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DCM
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM). Định giá tỏ ra hấp dẫn với EV/EBIDTA dự phóng 2,8 lần. Chúng tôi kỳ vọng DCM sẽ thanh toán cổ tức tiền mặt 800 đồng/CP (lợi suất cổ tức 5,9%) trong giai đoạn 2021-2023, tăng từ mức 1.200 đồng/CP (lợi suất cổ tức 8,8%) trong giai đoạn 2024-2025 nhờ vị thế tiền mặt ròng cao.
Nhận định của VCSC thiếu chuẩn xác khi cổ phiếu DCM đã có tuần điều chỉnh nhẹ sau những phiên khai Xuân Tân Sửu bùng nổ. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng, 1 phiên đứng giá và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM giảm 300 đồng (-2,17%) từ mức giá 13.800 đồng/CP xuống 13.500 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua cho DIG với giá mục tiêu 38.000 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) trong khi giảm giá mục tiêu thêm 3% còn 38.000 đồng/CP chủ yếu do số dư tiền mặt thấp hơn tính đến cuối năm 2020.
Thông tin HĐQT lên phương án phát hành gần 32 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 10%, thời gian phát hành trong quý I/2021 đã khiến cổ phiếu DIG giao dịch khởi sắc và sôi động hơn trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DIG tăng 1.300 đồng (+4,13%) từ mức giá 31.450 đồng/CP lên 32.750 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 2021 là 72.800 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 2021 là 72.800 đồng, tăng 32% so với mức giá ngày 22/02/2021 là 58.400 đồng do (i) điều chỉnh dự phóng kinh doanh của năm 2021/+9% (mảng truyền thống) (ii) nâng mức PE mục tiêu lên 9.5 (iii) đưa vào dự phóng RNAV Dự án bất động sản 44 Đức Giang (giá trị ~ 352 tỷ)
Bên cạnh thông tin kết quả kinh doanh năm 2020 khả quan, mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty đã quyết định và mua thành công 1 triệu cổ phiếu DGC dù diễn biến giá đang cao, đã tác động tích cực tới biến động cổ phiếu này. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng mạnh và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGC tăng 5.600 đồng (+9,43%) từ mức giá 59.400 đồng/CP lên 65.000 đồng/CP.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu PVB nằm tại mức 21.3
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Hôm nay, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đông thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PVB nằm tại khu vực xung quanh 18.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 21.3, cắt lỗ nếu ngưỡng 17.3 bị xuyên thủng.
Cổ phiếu PVB tuần quan biến động khá giằng co. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVB nhích nhẹ 100 đồng (+0,53%) từ mức giá 18.700 đồng/CP lên 18.800 đồng/CP. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 21.300 đồng/CP thì thị giá hiện tại của PVB còn thấp hơn 11,74%.
* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu BCG nằm tại mức 19.5
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Thêm vào đó chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cùng với đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu có tiềm năng bứt phá tạo mức đỉnh mới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của BCG nằm tại khu vực xung quanh 13. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 19.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 11.8 bị xuyên thủng.
Cổ phiếu BCG vẫn tăng khá tốt và tiếp tục xác lập đỉnh trong nhiều năm gần đây. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng mạnh, trong đó phiên cuối tuần ngày 26/2 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BCG tăng 1.050 đồng (+7,64%) từ mức giá 13.750 đồng/CP lên 14.800 đồng/CP.
* PHS khuyến nghị nắm giữ dành cho cổ phiếu TNG
Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu TNG khoảng 23,800 đồng/cổ phiếu (+6.4% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu này.
Sau những phiên lình xình giằng co tích lũy tại mức giá 21.x-22.x, cổ phiếu TNG đã có phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần 26/2. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, trong đó phiên 26/2 tăng trần và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNG tăng 1.500 đồng (+6,73%) từ mức giá 22.300 đồng/CP lên 23.800 đồng/CP.
* Theo BSC, chốt lãi cổ phiếu HNG tại vùng đỉnh cũ từ 14.5-15.0
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu đang áp sát dải mây Ichimoku báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.
Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể cân nhắc mở vị quanh ngưỡng giá 12.5 và chốt lãi tại vùng đỉnh cũ từ 14.5-15.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 11.5.
Sau những phiên tăng mạnh trong tuần khai xuân Tân Sửu, cổ phiếu HNG đã gặp áp lực bán chốt lời và liên tục giao dịch trong sắc đỏ. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng nhẹ duy nhất ngày cuối tuần 26/2 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HNG giảm 1.000 đồng (-8%) từ mức giá 12.500 đồng/CP xuống 11.500 đồng/CP.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu SCS với giá mục tiêu 155.100 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) và tăng giá mục tiêu thêm 2,0% lên 155.100 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 25,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,9%.
Không được như kỳ vọng của VCSC, diễn biến cổ phiếu SCS tuần qua vẫn biến động giằng co nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS tăng nhẹ 300 đồng (+0,23%) từ mức giá 130.500 đồng/CP lên 130.800 đồng/CP.