* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho PVD với giá mục tiêu 16.300 đồng/CP
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho PVD với giá mục tiêu 16.300 đồng/CP (tổng mức sinh lời -3,6%). Tại mức giá hiện nay, PVD hiện đang giao dịch tại mức P/E 2019 là 28,5 lần và P/B 0,5 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi.
Là một tuần giao dịch khá tiêu cực của nhóm cổ phiếu dầu khí khi hầu hết các mã họ P liên tiếp đón nhận những phiên điều chỉnh giảm, trong đó PVD cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày giữa tuần 31/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVD giảm 570 đồng/Cp (-3,4%) từ mức 16.770 đồng/Cp xuống 16.200 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu PVS
Với mức P/E mục tiêu là 10x, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS trong bối cảnh các dự án dầu khí lớn sẽ còn tiêp tục khởi động trong thời gian tới qua đó hỗ trợ tích cực tới kết quả kinh doanh của PVS.
Tương tự, mặc dù tuần qua, PVS đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng với lợi nhuận sau thuế khả quan, đạt 531,6 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ và đã hoàn thành tới 95% kế hoạch cả năm; tuy nhiên, trái với khuyến nghị của PHS, cổ phiếu PVS đã liên tiếp bị điều chỉnh.
Thống kê trong tuần qua, cổ phiếu PVS đón nhận 4 phiên giảm và 1 phiên tăng ngày 31/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS giảm 800 đồng/Cp (-3,52%) từ mức 22.700 đồng/Cp xuống 21.900 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho DXG với giá mục tiêu 29.700 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho DXG với giá mục tiêu 29.700 đồng/CP (điều chỉnh cho đợt phát hành quyền mua sắp tới), tương ứng với với tổng mức sinh lời 87%. DXG hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2019 đạt 4,9 lần và P/B đạt 1,0 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Tương tự PVS, Đất Xanh cũng đã có báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2019 tăng trưởng mạnh, gấp hơn 2 lần cùng kỳ, lên 249 tỷ đồng, tuy nhiên, cổ phiếu DXG đã không được như kỳ vọng của VCSC.
Cụ thể, với 4 phiên giảm và 1 phiên tăng duy nhất ngày 1/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG giảm 600 đồng/Cp (-3,3%) từ mức 18.200 đồng/Cp xuống 17.600 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu MSN sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 88-90
Cả mô hình vận động và đà tăng thanh khoản đều báo hiệu một xu hướng tăng trong khá vững chắc. Chỉ báo MACD đang ủng hộ xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Việc đường giá vẫn chưa vượt dải mây ichimoku cũng cho thấy vị thế tăng giá trong trung hạn vẫn chưa hoàn toàn xác định. Như vậy, MSN sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 88-90 trong các phiên giao dịch tới.
Nếu trong tuần trước đó, các cổ phiếu lớn giao dịch khá khởi sắc, đã hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường thì trong tuần vừa qua (từ 29/7-2/8), nhiều mã này đã quay đầu điểm chỉnh, trong đó MSN cũng là một trong những nhân tố góp mặt.
Thống kê trong tuần qua, cổ phiếu MSN đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên nhích nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSN giảm 1.900 đồng/Cp (-2,35%) từ mức 80.900 đồng/Cp xuống 79.000 đồng/Cp.
* KBSV và VCSC cùng khuyến nghị mua cổ phiếu NLG
Dựa trên kết quả định giá và triển vọng kinh doanh từ kết quả bán hàng tại các dự án mới mở bán, KBSV tiếp tục khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu là 35.800 đồng/CP, cao hơn 20% so với giá đóng cửa ngày 26/07/2019.
Bên cạnh đó, VCSC giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 30% lên 56.000 đồng/CP chủ yếu do (1) sự bộ sung các quỹ đất mới thâu tóm như Waterfront (170ha; Đồng Nai) và VSIP Hải Phòng (21ha; Hải Phòng) và 2) giá bán trung bình giả định cao hơn của các dự án Waterpoint, Akari City và Mizuki Park.
Không nằm ngoài dự báo của KBSV và VCSC, với những thông tin triển trọng tương lai tươi sáng, cổ phiếu NLG tuần qua cũng giao dịch khá khởi sắc. Thống kê, với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 31/7 và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 2/8, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 1.150 đồng/Cp (+3,85%) từ mức 29.850 đồng/Cp lên 31.000 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu ACV sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 88-90
Chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tăng khá mạnh trong khi chỉ báo MACD báo hiệu tín hiệu khởi đầu xu hướng tăng khá tíc cực. Tuy vậy, đường giá ACV chưa vượt được dải mây Ichimoku cũng sẽ hạn chế xu hướng tăng trong trung hạn của cổ phiếu. Như vậy, ACV sẽ kiểm tra lại vùng kháng cự 88-90 trong các phiên giao dịch tới.
Tuần qua, ACV đã duy trì sắc xanh trong 4 phiên và chỉ điều chỉnh trong phiên cuối tuần 2/8, tuy nhiên biên độ tăng giảm của cổ phiếu này khá hẹp. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu ACV tăng 600 đồng/Cp (+0,73%) từ mức 81.900 đồng/Cp lên 82.500 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu MBS
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MBS của CTCP Chứng khoán MB với giá mục tiêu 20.600 đồng/cổ phiếu dựa trên kết hợp 2 phương pháp so sánh P/E và P/B. Mức giá mục tiêu tương đương P/E forward 9,7 lần (theo EPS dự phóng 2019 khoảng 2.129 đồng).
Trái với khuyến nghị của MBS, tuần qua cổ phiếu MBS chủ yếu lình xình dưới mốc tham chiếu. Cụ thể, với 2 phiên giảm và 3 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBS giảm 300 đồng/Cp (-1,88%) từ mức 16.000 đồng/Cp xuống 15.700 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu DCM có thể tăng trở lại ngưỡng giá 9.5
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang cho thấy tín hiệu tăng giá khá tích cực. Đường giá DCM cũng đã cắt lên dải mây ichimioku, báo hiệu xu hướng tăng trong trung hạn. Như vậy, DCM có thể sẽ tăng trở lại ngưỡng giá giá 9.5 trong các phiên giao dịch tới.
Mặc dù chủ yếu lình xình và điều chỉnh giảm nhưng phiên tăng khá tốt ngày đầu tuần (29/7) đã giúp DCM vẫn giữ được mức tăng nhẹ trong tuần qua. Cụ thể, thống kê với 3 phiên giảm,1 phiên tăng ngày 29/7 và 1 phiên đứng giá ngày 30/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM tăng 190 đồng/Cp (+2,38%) từ mức 7.980 đồng/Cp lên 8.170 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 9.500 đồng/CP, giá hiện tại của DCM còn thấp hơn 14%.
* VCSC khuyến nghị kém khả quan dành cho CTD với giá mục tiêu 93.000 đồng/CP
Chúng tôi hạ khuyến nghị dành cho CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) từ phù hợp thị trường xuống kém khả quan và điều chỉnh giảm giá mục tiêu 25% xuống 93.000 đồng/CP do diễn biến hoạt động kinh doanh quý II/2019 tiêu cực hơn so với dự kiến, bên cạnh lo ngại về quản trị doanh nghiệp do việc CTD hạn chế công bố thông tin đại chúng trong 3 quý qua.
Mặc dù kết quả kinh doanh khá tiêu cực nhưng diễn biến cổ phiếu CTD vẫn tiếp diễn trạng thái biến động lên xuống nhẹ. Thống kê trong tuần qua, cổ phiếu CTD đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTD tăng nhẹ 300 đồng/Cp (+0,27%) từ mức 112.700 đồng/Cp lên 113.000 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu TNG
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, mức giá hợp lý cho TNG khi chưa pha loãng sẽ vào khoảng 22.378 đồng/ cổ phiếu, tương ứng với P/E forward ~6.5. Từ đó đưa ra khuyến nghị giữ cho cổ phiếu này. Trong trường hợp pha loãng, giá hợp lý của TNG sẽ khoảng 18.000 đồng/ cổ phiếu.
Thống kê trong tuần qua, cổ phiếu TNG đón nhận 3 phiên giảm và 2 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNG giảm 900 đồng/Cp (-4,37%) từ mức 20.600 đồng/Cp xuống 19.700 đồng/Cp.