* ACBS khuyến nghị giữ đối với cổ phiếu VNM, VCSC khuyến nghị kém khả quan
Cho năm 2019, công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu là 56.300 tỷ đồng (tăng 7% so với 2018), lợi nhuận trước thuế là 12.650 tỷ đồng (tăng 5%) và lợi nhuận sau thuế là 10.480 tỷ đồng (tăng 2,5%). ACBS khuyến nghị giữ đối với cổ phiếu VNM và đưa ra giá mục tiêu 120.460 đồng/CP.
Trong khi đó, VCSC đang có khuyến nghị kém khả quan dành cho VNM với giá mục tiêu 113.700 đồng (tổng mức sinh lời dự phóng -12,7% bao gồm lợi suất cổ tức 3,3%).
Cùng với dòng tiền hạn chế, thị trường đã có tuần giao dịch thiếu tích cực khi hầu hết các trụ cột đều chưa làm tốt vai trò dẫn dắt thị trường, trong đó VNM không ngoại trừ. Thống kê với 3 phiên tăng nhẹ và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM giảm 600 đồng/Cp (-0,44%) từ mức 136.300 đồng/Cp xuống 135.700 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho NT2 với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho NT2 với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP (tổng mức sinh lời 27,6% bao gồm lợi suất cổ tức tiền mặt 9,4%).
Với kế hoạch đưa ra dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên tới đây là lợi nhuận trước thuế 782 tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước, cổ phiếu NT2 tiếp tục có thêm một tuần giao dịch giằng co và giảm điểm. Thống kê với 1 phiên ngày 11/4, 2 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 giảm 250 đồng/Cp (-0,92%) từ mức 27.200 đồng/Cp xuống 26.950 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị khả quan cho POW với giá mục tiêu 18.900 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan cho POW với giá mục tiêu 18.900 đồng/CP (tổng mức sinh lời 27,2% bao gồm lợi suất cổ tức 3,3%).
Bên cạnh NT2, người anh em cùng ngành POW cũng có một tuần diễn biến không như mong đợi. Thống kê với 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 11/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu POW giảm 250 đồng/Cp (-1,62%) từ mức 15.400 đồng/Cp xuống 15.150 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho SAB
Chúng tôi dự phóng biên lợi nhuận ròng sẽ tăng thêm 4,5 điểm % so với 2018 đạt 16,1% trong năm 2021 nhờ cải thiện giá bán trung bình cũng như các giải pháp tối ưu hiệu quả ở các khâu nguyên liệu thô, sản xuất, vận chuyển, phân phối, marketing cũng như chi phí quản lý.
Mặc dù tại ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra, Sabeco đã bác bỏ thông tin Công ty được bán cho Trung Quốc nhưng cũng không giúp cổ phiếu SAB khởi sắc trở lại. Thống kê với 2 phiên tăng nhẹ và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB giảm 3.800 đồng/Cp (-1,53%) từ mức 248.000 đồng/Cp xuống 244.200 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị bán đối với GAS
Chúng tôi tiến hành định giá GAS bằng 2 phương pháp DCF và P/E, mức giá hợp lý đối với cổ phiếu này là 90.538 đồng/CP, tương ứng với mức P/E forward 2019 là 14.9x. Do đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị bán đối với cổ phiếu GAS.
Trái với khuyến nghị của PHS, cổ phiếu GAS tiếp tục đón nhận thêm 1 tuần khởi sắc, thậm chí đã xác lập mức giá cao nhất trong gần 5 tháng qua trong phiên 8/4 khi đóng cửa tại mức giá 107.000 đồng/CP. Thống kê với 3phiên tăng và 2 phiên giảm, giá cổ phiếu GAS tăng 2.700 đồng/Cp (+2,6%) từ mức 103.800 đồng/Cp lên 106.500 đồng/Cp.
* Theo BSC, cổ phiếu PVS sẽ điều chỉnh về ngưỡng 20.5
Việc chỉ báo RSI sắp tăng đến ngưỡng quá mua đi kèm với bước giá cổ phiếu sắp chạm ngưỡng kháng cự dài hạn 24.5 (Fibonacci 61.8%) cho thấy cổ phiếu có thể sẽ xuất hiện tín hiệu đảo chiều sau khi chạm đến ngưỡng này.
Trái với lo ngại của BSC, sau thông tin kết quả kinh doanh quý I/2019 khả quan với lợi nhuận trước thuế ước đạt 350 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, cổ phiếu PVS tiếp tục khởi sắc trong tuần vừa qua. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVS tăng 900 đồng/Cp (+4,02%) từ mức 22.400 đồng/Cp lên 23.300 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị khả quan đối với PVI
Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PVI của CTCP PVI với giá mục tiêu 12 tháng 43.400 đồng theo phương pháp so sánh P/B. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 15,5 lần.
Cổ phiếu PVI đã đón nhận tuần giao dịch giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ. Thống kê với 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVI tăng nhẹ 300 đồng/Cp (+0,76%) từ mức 39.600 đồng/Cp lên 39.900 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 23.000 đồng/CP
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 23.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời 46,3% bao gồm lợi suất cổ tức 6,0%). PVT hiện đang giao dịch với định giá hấp dẫn với P/E 2019 đạt 8,2 lần và EV/EBITDA 4,1 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Trái với khuyến nghị của VCSC, tuần qua, cổ phiếu PVT diễn biến không như kỳ vọng. Thống kê với 1 phiên tăng ngày đầu tuần 8/4, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá ngày 10/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT tăng nhẹ 50 đồng/Cp (+0,3%) từ mức 16.600 đồng/Cp lên 16.650 đồng/Cp.
* MBS khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu BMI
Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu BMI của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh với giá mục tiêu 12 tháng 29.400 đồng theo phương pháp so sánh P/B. Mức giá mục tiêu tương đương P/E forward 13,7 lần.
Sau tuần đầu tháng 4 tăng mạnh, cổ phiếu BMI đã hạ nhiệt và có những phiên điều chỉnh giảm trong tuần vừa qua. Thống kê với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 11/4 và 1 phiên đứng giá ngày 8/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMI tăng nhẹ 300 đồng/Cp (+1,16%) từ mức 25.900 đồng/Cp lên 26.200 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho VJC với giá mục tiêu 149.200 đồng/CP
Chúng tôi xin lưu ý rằng VJC đã tạm ứng cổ tức đợt đầu cho năm 2018 gồm 2.000 đồng/CP hồi tháng 09/2018. Chúng tôi hiện đưa ra khuyến nghị mua dành cho VJC với giá mục tiêu 149.200 đồng/CP, tổng mức sinh lời 37%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%.
Mặc dù Vietjet vừa công bố báo cáo kiểm toán năm 2018 khả qua với doanh thu đạt 53.577 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 5.816 tỷ đồng, đồng thời, Công ty lên kế hoạch dự kiến chia cổ tức tới 55%, nhưng diễn biến cổ phiếu VJC không được như kỳ vọng. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VJC tăngnhẹ 400 đồng/Cp (+0,35%) từ mức 112.800 đồng/Cp lên 113.200 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 149.200 đồng/CP, giá hiện tại của VJC còn thấp hơn 24,13%.
* VCSC khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 181.900 đồng/Cp
Chúng tôi hiện đáng có khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 181.900 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 18,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%.
Thống kê với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày cuối tuần 12/4 và 1 phiên đứng giá ngày 8/4, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS tăng 1.800 đồng/Cp (+1,13%) từ mức 160.000 đồng/Cp lên 161.800 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu 181.900 đồng/CP, giá hiện tại của SCS còn thấp hơn 11%.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 27.400 đồng/cp (+18,4% so với mức giá đóng cửa ngày 28/03/2019) dựa trên phương pháp PE với mức PE mục tiêu là 9.0 lần.
Mặc dù kế hoạch kinh doanh năm 2019 đề ra tăng trưởng khá mạnh, cùng báo cáo kết quả 2 tháng đầu nămkhả quan với doanh thu ước đạt 839 tỷ đồng, tăng 29% và lợi nhuận sau thuế 16,8 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2018, nhưng cổ phiếu DGW đã không tăng như kỳ vọng. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DGW tăng nhẹ 250 đồng/Cp (+1,12%) từ mức 22.350 đồng/Cp lên 22.600 đồng/Cp.
* FPTS khuyến nghị mua cổ phiếu CSV
Nhà đầu tư có thể thực hiện mua cổ phiếu CSV quanh vùng giá 31.500 cho chiến lược giao dịch ngắn hạn. Trong đó, mức sinh lời kỳ vọng: 14,29 %, rủi ro dừng lỗ tối đa 3,17%, thời gian nắm giữ kỳ vọng 25 phiên giao dịch.
Trái với khuyến nghị của FPTS, cổ phiếu CSV đã có một tuần giao dịch thiếu tích cực. Thống kê với 1 phiên tăng nhẹ duy nhất ngày 9/4 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CSV giảm 600 đồng/Cp (-1,92%) từ mức 31.300 đồng/Cp xuống 30.700 đồng/Cp.