* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu FCN
Hiện tại cổ phiếu FCN đang giao dịch với mức P/E là 8,57 lần, đây là mức khá hấp dẫn so với các doanh nghiệp cùng ngành Xây dựng (P/E là 9,8 lần) cũng như P/E thị trường (16.x lần). Mức P/E forward năm 2017 của FCN khoảng 9 lần, giá trị hợp lý của cổ phiếu FCN vào khoảng 32.200 đồng/cp. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu FCN tại vùng giá hiện tại.
Mặc dù FCN đã hồi phục trong 2 phiên cuối tuần nhưng đà tăng không đủ mạnh để giúp cổ phiếu này cân bằng sau 3 phiên điều chỉnh đầu tuần do áp lực bán gia tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FCN giảm 500 đồng/Cp (-1,78%) từ mức 28.100 đồng/Cp xuống 27.600 đồng/Cp.
* PHS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PNJ
Sử dụng phương pháp định giá FCFF, chúng tôi ước tính giá mục tiêu cho một cổ phiếu PNJ vào khoảng 123.000 đồng/CP. So với mức giá 95.600 đồng/CP trên thị trường hiện này, chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu này trong trung và dài hạn.
Trái với khuyến nghị của PHS, diễn biến cổ phiếu PNJ kể từ đầu tháng 7 không mấy tích cực và trong tuần qua, cổ phiếu này vẫn tiếp diễn trạng thái giảm điểm. Thống kê cả tuần, PNJ có 3 phiên giảm, 1 phiên tăng vào giữa tuần ngày 12/7 và 1 phiên đứng giá ngày 14/7, tổng cộng, giá cổ phiếu PNJ giảm 1.700 đồng/Cp (-1,72%) từ mức 99.000 đồng/Cp xuống 97.300 đồng/Cp.
* BVSC khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCB
Trong những năm tới, động lực tăng trưởng chính của VCB dự báo đến từ việc mở rộng mảng bán lẻ, giúp cải thiện khả năng sinh lời và lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh trong mảng bán lẻ, ngoài yếu tố lãi suất, đến từ chất lượng dịch vụ, tính linh hoạt của sản phẩm cũng như nền tảng công nghệ tốt để mở rộng các kênh bán hàng hiện đại.
Giá mục tiêu đối với cổ phiếu VCB là 42.600 đồng/cổ phần, tương đương với P/B 2,9 lần, cao hơn 8% so với mức giá giao dịch hiện tại. Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VCB.
Mặc dù, VCB đã công bố kết quả kinh doanh khả quan trong 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 5.054 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ, nhưng diễn biến cổ phiếu này trong tuần qua không mấy tích cực với những phiên tăng giảm đan xen. Cụ thể, với 3 phiên tăng nhẹ và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VCB giảm 450 đồng/Cp (-1,16%) từ mức 38.700 đồng/Cp xuống 38.250 đồng/Cp.
* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường đối với PLX
Chúng tôi dự báo lợi suất cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 của PLX sẽ là 3.000 đồng/cổ phiếu, lợi suất cổ tức 4,4%. Đồng thời,đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho PLX, tổng mức sinh lời 0,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%. Cổ phiếu hiện đang giao dịch tại mức PER trượt 12 tháng là 16,7 lần, theo giá đóng cửa phiên hôm nay.
Tuần qua, mặc dù PLX thông báo trả cổ tức khá cao 32,24% bằng tiền mặt nhưng diễn biến cổ phiếu lớn không mấy tích cực. Ngoại trừ phiên khởi sắc ngày 13/7 hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường, còn lại cổ phiếu lớn họ xăng dầu này đều giảm điểm hoặc đứng giá. Thống kê cả tuần, PLX có 2 phiên giảm, 1 phiên tăng và 2 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu PLX tăng 500 đồng/Cp (+0,72%) từ mức 69.500 đồng/Cp lên 70.000 đồng/Cp.
* VCSC nhận định chưa xuất hiện điểm mua cổ phiếu GAS
Cổ phiếu GAS đã chính thức phá kênh giá giảm trung hạn vào giữa tháng 6, sau khi điều chỉnh quay lại kênh đã tiếp tục bật lên sau đó. Giá từ đó đến nay tăng liên tục. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, vùng giá 60 hiện tại là vùng nhạy cảm và có thể xảy ra điều chỉnh dù chỉ là trong ngắn hạn. Do đó, điểm mua cho mục tiêu ngắn hạn và trung hạn đều chưa xuất hiện.
Trong khi người anh em PLX chỉ nhích nhẹ thì cổ phiếu lớn khác trong nhóm dầu khí là GAS đã có một tuần khởi sắc. Thống kê cả tuần, GAS có 2 phiên giảm đầu tuần và 3 phiên tăng cuối tuần, tổng cộng, giá cổ phiếu GAS tăng 2.800 đồng/Cp (+4,61%) từ mức 60.700 đồng/Cp lên 63.500 đồng/Cp.
* DNSE khuyến nghị tăng tỷ trọng PVI tại các nhịp điều chỉnh
Chúng tôi cho rằng PVI sẽ sớm bứt khỏi xu thế tích lũy trong ngắn hạn và bước vào nhịp tăng mới. Khuyến nghị nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng tại các nhịp điều chỉnh, giá khuyến nghị mua trong khoảng 28.800-30.000 đồng/CP.
Sau tuần diễn biến lình xình với những phiên tăng giảm nhẹ, cổ phiếu PVI đã có cú bứt mạnh trong tuần thứ 2 của tháng 7. Thống kê cả tuần, PVI có tới 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất giữa tuần ngày 12/7, tổng cộng, giá cổ phiếu PVI tăng 2.600 đồng/Cp (+7,65%) từ mức 34.000 đồng/Cp lên 36.600 đồng/Cp.
* MSI khuyến nghị mua cổ phiếu CSV cho mục tiêu trung hạn
Cổ phiếu CSV đang được giao dịch thấp hơn giá trị thực tế với mức P/B là 1.9x (P/B cao do công ty sử dụng phương pháp khấu hao nhanh các tài sản cố định, dẫn đến tài sản và vốn chủ sỡ hữu giảm nhanh) và P/E forward 2017F là 6.7x, thấp hơn nhiều so với cổ P/E thị trường là 16.8x.
Vì vậy, chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua cổ phiếu CSV và thay đổi giá mục tiêu là 45.800 đồng/cp tăng lên từ 39.100 đồng/cp của báo cáo trước do tăng trưởng lợi nhuận 2017-2018 khả quan hơn dự báo cho mục tiêu trung hạn.
Khuyến nghị của MSI có xác suất đúng khá cao, nhà đầu tư có thể kiếm lợi đối với cổ phiếu CSV trong tuần qua. Thống kê cả tuần, CSV có 1 phiên giảm, 3 phiên tăng và 1 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu CSV tăng 1.200 đồng/Cp (+3,66%) từ mức 32.800 đồng/Cp lên 34.000 đồng/Cp.
* KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu HPG, HSG, NKG
Chúng tôi định giá cổ phiếu HPG ở mức 40.900 đồng trên mỗi cổ phần cuối 2017, dựa trên phương pháp PE và PB, lợi nhuận kỳ vọng đạt 24% so với giá thị trường là 32.900 đồng và khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu HPG.
Đồng thời, định giá cổ phiếu HSG ở mức 35.300 đồng trên mỗi cổ phần cuối 2017, dựa trên phương pháp PE và PB, lợi nhuận kỳ vọng đạt 15% so với giá thị trường là 32.700 đồng và tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu HSG.
Định giá cổ phiếu HSG ở mức 35.300 đồng trên mỗi cổ phần cuối 2017, dựa trên phương pháp PE và PB, lợi nhuận kỳ vọng đạt 15% so với giá thị trường là 32.700 đồng và khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu HSG.
Mặc dù được phân tích và đánh giá về triển vọng ngành thép vẫn sáng nhưng diễn biến các cổ phiếu lớn trong nhóm này tuần qua khá lình xình với những phiên tăng giảm trong biên độ hẹp.
Thống kê cả tuần, HPG có 1 phiên giảm và 4 phiên tăng nhẹ, tổng cộng, giá cổ phiếu HPG tăng 700 đồng/Cp (+2,12%) từ mức 33.000 đồng/Cp lên 33.700 đồng/Cp.
Trong khi đó, HSG có 2 phiên giảm, 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 14/7, tổng cộng, giá cổ phiếu HSG giảm 800 đồng/Cp (-2,47%) từ mức 32.400 đồng/Cp xuống 31.600 đồng/Cp.
Còn, NKG với 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tổng cộng, giá cổ phiếu NKG giảm 150 đồng/Cp (-0,44%) từ mức 34.450 đồng/Cp xuống 34.300 đồng/Cp.