Cụ thể, ICIJ đã công bố Hồ sơ Paradise dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org. Đây cũng là trang web từng công bố thông tin của Hồ sơ Panama năm 2016.
Theo đó, tính đến tối nay (21/11), trước khi dữ liệu đầy đủ được công bố thì với từ khóa “Vietnam” có thể tra cứu được 32 thực thể nước ngoài, 214 cá nhân, 23 trung gian và 205 địa chỉ có liên quan đến Việt Nam trong Hồ sơ Paradise này.
Theo dữ liệu được công bố, trong 32 công ty có trụ sở ở các thiên đường thuế liên quan đến Việt Nam thì có 14 công ty đặt tại quần đảo Virgin thuộc Anh, 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.
Nhiều nguồn tin cho rằng, quần đảo Virgin thuộc Anh, Bahamas, và Panama đều được mệnh danh là những “thiên đường thuế” bởi mức thuế ở đây rất ưu đãi, đồng thời việc thành lập doanh nghiệp tại đây tương đối dễ dàng.
Bên cạnh đó, công ty Penwood International Inc. và nhiều công ty khác được liệt kê trong Hồ sơ Paradise này cũng từng có mặt trong Hồ sơ Panama trước đó.
Phần đầu danh sách 214 cá nhân được điểm mặt chỉ tên trong Hồ sơ Paradise có liên quan đến Việt Nam. (Nguồn: ICIJ)
Đối với Trung Quốc, 4.651 thực thể nước ngoài, 37.857 cá nhân, 660 trung gian và 31.948 địa chỉ liên quan đến nước này cũng được điểm mặt trong Hồ sơ Paradise. T
Trong khi đó, con số này ở Mỹ lần lượt là 7.912 thực thể nước ngoài, 27.099 cá nhân, 1.550 trung gian và 23.492 địa chỉ.
Theo đó, Hồ sơ Paradise tiết lộ các hoạt động trốn thuế ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới.
Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), 95 đối tác truyền thông sau đó đã tham gia vào việc công khai hơn 13,4 triệu tài liệu, tương đương tổng lượng dữ liệu trong vụ này lên tới 1,4 TB.
Số tài liệu này được thu thập và tập hợp bởi tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung và ICIJ, hợp tác với các báo Guardian, BBC và New York Times.