Những phiên có khối lượng giao dịch cao, thậm chí cao kỷ lục là minh chứng cho điều đó. Khối lượng giao dịch cao, biểu hiện cho việc "người muốn mua cũng nhiều mà người bán ra cũng lắm" - điều này thể hiện tính nhạy cảm và khó lường của những phiên giao dịch tiếp theo, tuy vậy quan trọng hơn là nó đã khẳng định được tiềm năng của thị trường. Chúng ta có thể suy đoán rằng, chưa có đồng tiền nào thực sự quay lưng với chứng khoán trong những tháng qua, mà đơn giản họ chỉ chờ đợi cơ hội. Có vẻ như đây chính là một cơ hội như vậy.
Có rất nhiều nhận định cho rằng, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Tuy vậy, cũng có những ý kiến khác, theo đó, khi nền kinh tế phát triển tới một trình độ cao hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn thì sức hồi phục của nó cũng mạnh mẽ hơn. Lịch sử đã chứng minh điều đó, thời gian để các nền kinh tế hồi phục sau mỗi cuộc khủng hoảng càng lúc càng ngắn lại. Chúng ta có lý do để tin rằng, dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thời điểm hiện tại không phải là một bulltrap khổng lồ, mà thực sự nó đã phát ra tín hiệu hồi phục.
Nếu không có tin tức cực xấu nào xuất hiện thì số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng xuất hiện trong phiên giao dịch kỷ lục ngày 6/5 sẽ đủ sức nâng đỡ cho bất cứ một biểu hiện hoang mang nào. Vì vậy hiện tại, dù đứng ở góc độ phân tích vĩ mô hay phân tích kỹ thuật thì thị trường vẫn đang biểu hiện một đường xu thế.
Đối với NĐT trung và dài hạn, đường xu thế này có thể là một điểm tựa vững chắc để họ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Còn đối với NĐT ngắn hạn, lướt sóng thì nên chốt lời một phần, hiện thực hoá lợi nhuận sau vài phiên tăng điểm dù có thể sau đó sẽ phải mua vào với giá cao hơn một chút, bởi điều này đảm bảo trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng không thể để duy nhất lòng tham dẫn đường.