Điểm danh những cổ phiếu hưởng lợi khi có tên dự án trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Điểm danh những cổ phiếu hưởng lợi khi có tên dự án trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với kỳ vọng cơ chế giá điện tái tạo sẽ sớm có trong năm nay, những doanh nghiệp phát triển điện tái tạo với nhiều kinh nghiệm (như GEG và REE) sẽ được hưởng lợi lớn.

Ngày 1/4/2024, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định 262/QĐ-TTG, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Theo Shinhan Securities, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII nêu rõ các dự án nguồn điện, đường dây truyền tải và trạm biến áp cần thực hiện trong 2 giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 thể hiện sự ưu tiên và tính quan trọng của từng dự án.

“Chúng tôi cho rằng bản kế hoạch ưu tiên xây dựng đường dây truyền tải điện và trạm biến áp trước khi áp công suất nguồn điện tái tạo vào. Đây cũng là bước chuẩn bị cho việc ban hành cơ chế giá điện chính thức cho điện tái tạo trong thời gian tới”, Shinhan Securities cho biết.

Về phát triển nguồn điện, kế hoạch vẫn tập trung phát triển điện gió và điện khí LNG, công suất 2 nguồn điện này đến năm 2030 lần lượt là 27.880 MW và 37.330 MW, tương ứng với CAGR lần lượt là 29%/năm và 23%/năm.

Theo đó, trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, một số dự án năng lượng tái tạo và điện khí LNG nổi bật của một số doanh nghiệp niêm yết có thể kể tới bao gồm: Điện gió VI-3 Trà Vinh giai đoạn 2, Điện gió Trà Vinh V1-5, V1-6 của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (mã REE - sàn HOSE); Nhà máy điện gió Phước Hữu, Nhà máy điện gió 7A giai đoạn 2 của Tập đoàn Hà Đô (HDG - sàn HOSE); Điện gió VPL 2 của Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEG - sàn HOSE)…

Dự án năng lượng tái tạo và LNG nổi bật của một số doanh nghiệp niêm yết trong Kế hoạch

Dự án năng lượng tái tạo và LNG nổi bật của một số doanh nghiệp niêm yết trong Kế hoạch

Các dự án LNG (khí hoá lỏng) bao gồm LNG Thái Bình, LNG Nghi Sơn, LNG Cà Ná, LNG Bạc Liêu, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4…

“Cùng với kỳ vọng cơ chế giá điện tái tạo sẽ sớm có trong năm nay, những doanh nghiệp phát triển điện tái tạo với nhiều kinh nghiệm (như GEG và REE) sẽ được hưởng lợi lớn. Bên cạnh đó, POW cũng có được tác động tích cực khi nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3 và 4 được kỳ vọng vận hành vào 2024 - 2025”, Shinhan Securities nhận định.

Danh mục các dự án nhiệt điện khí LNG

Danh mục các dự án nhiệt điện khí LNG

Một lĩnh vực quan trọng khác là xây lắp điện. Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII nêu rõ khối lượng công việc trong mảng xây lắp đường truyền tải điện và trạm biến áp. Tính đến năm 2023, chiều dài đường dây truyền tải khoảng 30.000 km và công suất trạm biến áp khoảng 116.400 MVA; với kế hoạch gia tăng gấp đôi chiều dài đường dây và trạm biến áp tại năm 2030, CAGR cho xây dựng đường dây truyền tải và trạm biến áp lần lượt là 11%/năm và 13%/ năm.

“Về mảng xây lắp điện, ước tính đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng CAGR cho mảng xây dựng đường dây và trạm biến áp lần lượt là 11%/năm và 13%/năm. Vì thế, chúng tôi cho rằng PC1 (xây lắp điện) và TV2 (tư vấn xây lắp điện) sẽ được hưởng lợi rất lớn”, Shinhan Securities cho biết.

Tin bài liên quan