1. Băn khoăn chất lượng nhà phố giá rẻ tại TP.Hồ Chí Minh
Tại TP.HCM, thời gian qua, hiện tượng rao bán nhà phố giá rẻ xuất hiện nhiều trên các tuyến đường. Mặc dù quảng cáo hấp dẫn về vị trí đẹp, giá “tốt”, tuy nhiên, các loại nhà này được đánh giá chứa đựng nhiều rủi ro về chất lượng và pháp lý.
Theo khảo sát của Báo Thanh niên, nhà phố xây sẵn có giá rẻ chủ yếu tập trung ở các quận vùng ven TP.HCM như Q.Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức, Q.12, H.Nhà Bè...
Những căn nhà này được xây dựng xen cài trong các khu dân cư hiện hữu. Diện tích khá nhỏ nhưng đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân, nhất là dân nghèo đô thị, dân nhập cư… muốn sở hữu một căn nhà dưới đất thay vì căn hộ chung cư.
Một nhà thầu có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà phố cho biết, để xây nhanh, bán nhanh các đầu nậu thường đi mua các căn nhà nát hoặc đất nhỏ xây lên mấy lầu rồi sơn phết cho đẹp mắt là rao bán.
Tuy nhiên, chất lượng nhà rất kém với móng thường đóng cừ tràm thay vì cọc xi măng hay cột xây bằng gạch không phải cột bê tông cốt thép, sử dụng vật liệu rẻ tiền…
Bên cạnh chất lượng, những rắc rối pháp lý cũng thường xảy đến với người mua “nhà phố giá bèo”. Theo phản ánh, thông thường loại hình nhà kiểu này được xây dựng liền kề từ vài căn trở lên và phải cùng một giấy chủ quyền chung. Nên khi chủ nhà muốn bán, cầm cố ngân hàng hay làm bất cứ thủ tục gì liên quan đến căn nhà phải được sự đồng ý của nhà hàng xóm.
2. Bất động sản mặt tiền sông lên ngôi tại TP.Hồ Chí Minh
Khảo sát của VnExpress, có khoảng 20 dự án nhà ở mới công bố hoặc bung hàng trong 4 tháng đầu năm 2016 tại TP HCM gắn liền với sông Sài Gòn, Rạch Chiếc, Ông Lớn, ngã ba sông lớn hay Rạch Bà Cả, Kênh Lò Gốm... Những dự án này trải đều ở các trục đô thị chính: phía Đông, Nam và Tây thành phố.
Giá bất động sản view sông thấp nhất trên thị trường là 16-18 triệu đồng mỗi m2 chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (thuộc phân khúc bình dân) và cao nhất lên đến nửa tỷ đồng mỗi m2 có vị trí mặt tiền giáp sông thuộc hạng sang và siêu sang.
Đình đám ở trục đô thị phía Đông phải kể đến Vinhomes Golden River do Vingroup làm chủ đầu tư. Theo sau Vinhomes là nhiều dự án tầm trung khác: Opal Riverside nằm sát bờ sông Sài Gòn thuộc địa phận quận Thủ Đức, De Capella cách sông bờ sông Sài Gòn 3km, Fuji Valora sát sông Rạch Chiếc thuộc quận 9...
Theo ông Trần Khánh Quang , Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, có thể nói năm 2016 là thời của bất động sản mặt tiền hoặc view sông. Các dự án nằm gần, thậm chí cách bờ sông, kênh rạch 1-3 km đang thu hút nhiều sự quan tâm và lấn lướt nguồn cung toàn thị trường.
Ngoài giá trị quan trọng về vị trí, yếu tố view sông, hồ, kênh rạch là một tiêu chí đứng hàng thứ 2 tạo nên giá trị bất động sản. Hiện nay các chủ đầu tư đã tận dụng điều này để tạo nên một giá trị đẳng cấp cho bất động sản.
Đây là triết lý gắn một mảng xanh mát vào trong một khối bê tông. Mặc dù vậy, yếu tố thiên nhiên mặt sông nước chỉ là hỗ trợ một phần và chỉ có thể làm tăng giá trị của bất động sản thêm 10-20%. Nếu vượt qua con số này thì cũng làm cho khách hàng chùn bước.
4. Bi hài chuyện đấu giá “nhầm đất” ở Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, một người dân trúng đấu giá đất tại phiên đấu giá do Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP Đà Nẵng tổ chức, tuy nhiên, đến nay người này vẫn chưa được nhận sổ đỏ lẫn đất thực tế với lý do là khu đất đã bị địa phương bán cách đó 5 năm.
Người trúng giá khu đất là ông Nguyễn Văn Trí (tổ 13B Quang Thành, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Lô đất ông trúng đấu giá diện tích 81,4m2, có kiệt rộng 1,7m, nằm trên đường Nguyễn Lương Bằng (tổ 31 P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu).
Theo ông Trí, đầu tháng 9-2015 tức một tháng sau khi có kết quả trúng đấu giá, ông Trí đã chuyển đủ tiền vào Kho bạc Nhà nước theo quyết định của TP Đà Nẵng. Tuy nhiên khi tôi liên hệ với Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng để nhận sổ đỏ thì đơn vị này cho biết “lô đất trên đang xảy ra tranh chấp nên chưa thể cấp sổ đỏ”.
Trong khi đó, hộ ông Nguyễn Trí Dũng (có nhà sát cạnh lô đất) đã dùng gạch xây tường cao 2m nhằm bít lối ra vào lô đất. Ông Dũng cho biết lý do ông xây bít lối đi vì từ năm 2010 ông đã bỏ ra 150 triệu đồng mua lô đất này.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đàm Quang Hưng, chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết bây giờ mới nghe thông tin vụ việc nhưng sẽ sớm tìm cách giải quyết vì quyền lợi hợp pháp của người trúng đấu giá.
Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho rằng: “Lô đất này TP giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP bán đấu giá thì đơn vị này phải chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu cấp sổ đỏ.
Chuyển động địa ốc
Ngày 7/5, tại Hải Phòng , Chủ đầu tư CTCP Him Lam tổ chức lễ khởi công dự án Khu du lịch – nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Dự án dự kiến triển khai trong giai đoạn 2016 - 2021 có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Dự án có hai hợp phần gồm: Dự án Khu du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu và Dự án Khu hậu cần du lịch – nghỉ dưỡng cao cấp Hòn Dấu.
Dự án phát triển trên cơ sở lấn biển, có hạng mục cáp treo nối liền đất liền từ khu Vụng Xéc đến đảo Hòn Dấu dài khoảng 2km. Nằm cách điểm đầu bán đảo Đồ Sơn khoảng gần 1km về phía Đông Nam, Hòn Dấu là đảo nhỏ có tổng diện tích tự nhiên 10ha, nơi có rừng nhiệt đới dày đặc và tươi tốt.
Ngày 8/5, tại Hà Nội, Dự án Vinhomes Dragon Bay được chủ đầu tư Vinhomes 2 và Sàn giao dịch Bất động sản Maxland giới thiệu tại khách sạn Deawoo, Hà Nội.
Tọa lạc tại trung tâm hành chính chiến lược của thành phố Hạ Long, khu đô thị biển Vinhomes Dragon Bay có tổng diện tích 68,35ha do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư gồm khu phức hợp nhà ở, khách sạn. Điểm nhấn là khu nhà phố thương mại (shophouse) với 380 căn shophouse độc đáo chia làm 3 phân khu là Hoàng Gia, Phú Gia, Mỹ Gia tích hợp đa dạng các nhu cầu.
Không chỉ tọa lạc ngay trung tâm du lịch, dự án còn có lợi thế bên vịnh Hạ Long, nằm cạnh khu cáp treo vượt biển, Vinhomes Dragon Bay còn ngay cạnh bến du thuyền quốc tế - là điểm đón các du thuyền 5 sao với hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế mỗi năm đến thăm Hạ Long.