ĐHCĐ Thép Nam Kim (NKG): Tiếp tục hoạt động kinh doanh cốt lõi và đầu tư thêm nhà máy mới quy mô 1,2 triệu tấn/năm

ĐHCĐ Thép Nam Kim (NKG): Tiếp tục hoạt động kinh doanh cốt lõi và đầu tư thêm nhà máy mới quy mô 1,2 triệu tấn/năm

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sáng ngày 22/4, CTCP Thép Nam Kim (mã NKG - sàn HOSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2022.

Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc cho biết, dự báo năm 2022, giá thép dự kiến vẫn giữ ở mức cao, vùng 840 -850 USD/tấn, giá than đá, giá than cốc đều tăng và giá quặng sắt vẫn giữ ở mức 150 USD/tấn. Như vậy, giá vốn hình thành giá HRC vẫn ở mức cao, giá nguyên liệu đầu vào ở mức cao.

Ông Vũ cho biết thêm, thị trường trong nước năm 2022 sẽ phục hồi sau một năm đình trệ, lĩnh vực tôn mạ sẽ phục hồi. Tuy nhiên, mặt bằng giá cao cũng sẽ ảnh hưởng tới tiêu thụ. Về xuất khẩu, không đạt được mức đỉnh điểm, vẫn duy trì ở mức tốt. Công ty đặt kế hoạch tỷ trọng xuất khẩu từ 55%-60%; nội địa khoảng 40-45% trong năm 2022.

Trong năm 2022, NKG đặt kế hoạch tổng doanh thu 28.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng. Như vậy, ước tính lợi nhuận năm 2022 giảm 28% so với thực hiện trong năm 2021.

Thị trường xuất khẩu tiếp tục rộng mở trong năm 2022 khi xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc. Hiện nay, Nga xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ trọng 14,1% thép dẹt và 19% thép dài, Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7,4% thép dài còn Belarus chiếm 14,4% thép dài. Việc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng sẽ giúp các công ty thép Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ xuất khẩu, đặc biệt từ thị trường châu Âu và Mỹ.

Trong năm 2021, các chính sách thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam không có thay đổi đáng kể, vẫn giữ nguyên ở mức rất thấp hoặc không có. Do vậy, hoạt động xuất khẩu của ngành thép hưa hẹn tiếp tục một năm 2022 tươi sáng.

Trong năm 2021, theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), thị phần của Tôn Nam Kim ở mảng tôn mạ tiếp tục giữ thị phần thứ 2 sau Hoa Sen, với thị phần 17,4%, cao hơn cùng kỳ 16,8%. Trong năm 2022, công ty quyết tâm giữ vững thành quả, tăng khách hàng mới và mở rộng độ phủ lên các thị trường mới, phối hợp với đối tác công nghệ để sản xuất những sản phẩm mới mang tính đột phá trên thị trường.

Xét về chính sách cổ tức, năm 2021, Công ty dự kiến trình cổ đông kế hoạch cổ tức 30%. Trong đó, 10% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu, thời gian dự kiến triển khai trong năm 2022. Năm 2022, cổ tức dự kiến tối đa 10% bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

Ngoài ra, công ty cũng trình cổ đông về việc thông qua đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Nguyễn Hữu Kinh Luân.

Ông Luân trình độ Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, hiện ngoài vị trí tại NKG, ông Luân còn là Thành viên HĐQT tại CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC), Thành viên HĐQT tại CTCP Thép Tấm lá Thống Nhất (mã TNS).

Trước đó, một người cũng liên quan tới SMC là ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc NKG, đồng thời đang là thành viên HĐQT SMC đã bán ra 15 triệu cổ phiếu NKG để giảm sở hữu từ 10,45% về còn 3,58% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 27/9 đến 6/10/2021. Như vậy, sau giao dịch, ông Vũ không còn là cổ đông lớn của NKG. Trước đó, khi được bổ nhiệm CEO NKG hồi đầu tháng 7/2019, ông Vũ đã liên tiếp đăng ký mua vào 15 triệu, rồi 4 triệu cổ phiếu NKG. Lúc đó cổ phiếu NKG ở vùng giá khoảng 5.000 đồng/cổ phiếu, trong khi thời gian ông Vũ bán ra 15 triệu cổ phiếu, NKG ở vùng đỉnh 50.000 đồng/cổ phiếu.

Sáp nhập Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam

Theo đó, công ty dự kiến sáp nhập Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam, vốn điều lệ 103,34 tỷ đồng, địa chỉ tại Lô A-5F-CN KCN Mỹ Phước 3, phường Thới Hoà, Thị xã Bến Cát, Bình Dương.

Được biết, trước sáp nhập, Thép Nam Kim đang sở hữu 100% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Dae Myung Paper Việt Nam, vì vậy vốn điều lệ không thay đổi sau sáp nhập.

Thép Nam Kim đầu tư 4.500 tỷ đồng vào nhà máy mới

Dự án mới có tên (dự kiến) Nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ địa chỉ tại KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương. Tổng công suất nhà máy dự kiến 1.200.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư là 4.500 tỷ đồng.

Mục tiêu dự án là sản xuất tôn cán nguội, thép cuộn, tôn mạ kẽm, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (tôn lạnh), tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ sơn, tôn mạ kẽm phủ sơn, thép ống, thép hộp, thép hình, thép mạ kẽm, băng thép đen, băng thép mạ kẽm.

Phần thảo luận đại hội:

Kế hoạch đầu tư của công ty?

Nam Kim có kế hoạch đầu tư thêm dự án ở Mỹ Xuân, dự kiến công suất 1,2 triệu tấn gồm 3 giai đoạn, giai đoạn 1 từ nay tới 2024, với công suất 400.000 tấn/năm, giai đoạn hai 400.000 tấn/năm và giai đoạn 3 là 400.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành trong năm 2027.

Nguồn vốn 4.500 tỷ đồng cho dự án, công ty dự kiến trong 2 năm 2023, 2024 dùng nguồn vốn tự có, hiện tại chưa có kế hoạch vay vốn.

Cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, khu vực châu Á?

Hiện nay thị trường Mỹ chậm lại, EU và ÚC đang là thị trường xuất khẩu chính của công ty. Thị trường xuất khẩu hiện nay đang rất rộng.

Việc Trung Quốc phong toả ảnh hưởng như thế nào tới công ty?

Cơ cấu nguyên liệu từ Trung Quốc đang giảm khá nhiều, hiện nay tỷ lệ hàng Trung Quốc không chiếm trọng số, không ảnh hưởng tới nguồn cung. Ngay cả đơn hàng mua ở Trung Quốc vẫn được giao bình thường.

Vì sao tháng 2 sản lượng thấp?

Tháng 2 liên quan tới hoạt động tàu…, tới tháng 3 sản lượng bình thường với 6,2 nghìn tấn.

Công ty đã chuẩn bị bao nguyên liệu, giá nguyên liệu và lượng hàng bán tới tháng mấy?

Tại thời điểm 31/3, lượng hàng tồn kho nguyên liệu, thành phẩm … khoảng 8.500 tỷ đồng, ngang với 31/12/2021, như vậy đáp ứng 1 quý hoạt động bán hàng.

Hiện tại có lượng hàng xuất khẩu tới giữa tháng 7/2022.

Cơ cấu tiêu thụ của công ty?

Liên quan tới quản trị rủi ro, công ty đề ra mục tiêu và kế hoạch xuất khẩu khoản 55-60%, nội địa từ 40-45%.

Chiến lược phát triển của công ty và có tính mở rộng ngành không?

Công ty tập trung vào sản xuất với phân khúc cao cấp, sản phẩm hoàn chỉnh hơn, mở rộng thị trường khi đất nước phát triển sẽ yêu cầu chất lượng sản phẩm hơn. Công ty chỉ giỏi về sản xuất nên sẽ tập trung vào ngành cốt lõi, đây là hướng phát triển của công ty.

Mỗi công ty sẽ có mỗi định hướng khác nhau, vì vậy công ty chỉ tập trung ngành cốt lõi.

Định hướng công ty tới thị trường nào?

Công ty tập trung và đã khai thác hết công suất, công ty đang hướng cả thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó tăng trưởng chủ yếu từ thị trường xuất khẩu.

Kết quả kinh doanh quý I/2022?

Công ty ước tính lợi nhuận quý I/2022 đạt 507 tỷ đồng so với cùng kỳ 319 tỷ đồng, tăng 58,9%.

Hoàn nhập dự phòng hơn 300 tỷ đồng trong quý I/2022,

Chu kỳ ngành thép có quay lại hay không?

Hàng hoá có tính chu kỳ, thực sự trong bối cảnh ngày nay, cách đây 3 tới 5 năm trước, ngành tôn mạ gặp khó khăn nhưng vị thế hiện nay đã khác, đã hội nhập tham gia nhiều thị trường quốc tế.

Công ty sẽ có thời kỳ thuận lợi và khó khăn, tham gia thị trường thế giới đã lên kịch bản biến động giá thép.

Cổ đông SMC có gắn kết với công ty?

Khi ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc đầu tư vào NKG, góc độ giữa Tổng giám đốc NKG và SMC là hai bên tách bạch nhau, hai bên đang đồng hành và SMC vẫn là cổ đông lớn.

Phương châm công ty muốn giữ cổ đông thì nên làm tốt.

Tin bài liên quan