ĐHCĐ MSN: Công ty đang giữ lượng tiền mặt 410 triệu USD

ĐHCĐ MSN: Công ty đang giữ lượng tiền mặt 410 triệu USD

(ĐTCK) Báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông 2015, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị MSN cho biết, trong quý 1, doanh thu của MSN tăng 30%, lợi nhuận tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014. Tất cả các công ty con thấy doanh số bán hàng và lợi nhuận cao hơn quý 1/2014.

CTCP Tập đoàn Massan (MSN) đã tổ chức thành công đại hội cổ đông năm 2015 ngày 27/4 tại TP. HCM. Các cổ đông đã thông qua tất cả các tờ trình về kế hoạch hoạt động kinh doanh, phát hành ESOP, không chia cổ tức năm 2014…

“Năm nay, Massa Group có 1 nền tảng về nguồn mua hàng rất tốt, giúp giảm thiểu chi phí và tăng biên lợi nhuận”, ông Quang chia sẻ với cổ đông.

MSN đã có thể dự báo doanh thu năm 2015 của các công ty con. Công ty  Masan Resource dự kiến doanh thu 200-250 triệu USD. Công ty Massan Consumer  doanh thu dự kiến 700-800 triệu USDS chủ yếu từ bia.

MSN không thực hiện lớn mạnh bằng việc M&A, mà là nhờ vào phát triển ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm. Hoạt động M&A đóng góp không nhiều vào doanh thu của Tập đoàn.

Hiện MSN giữ tiền mặt lớn khoảng 410 triệu USD và không chia cổ tức cho cổ đông. Theo ông Quang là do Tập đoàn muốn đảm bảo an toàn và chủ động về tài chính, phát triển lợi ích lâu dài cho cổ đông.

“Thị trường Việt Nam lúc lên lúc xuống, ai nắm tiền mặt sẽ có nhiều cơ hội. Tiền mặt vẫn là vua”, ông Quang nói.

Năm 2015, MSN tiếp tục đẩy mạnh 4 mảng kinh doanh chính: thực phẩm, đồ uống không cồn, bia và thịt động vật. Vận hành mỏ vonfram tại Núi Pháo trở thành mỏ lớn nhất toàn cầu ngoài Trung Quốc, có giá thành thấp nhất thế giới.

Về ngành tiêu dùng, mì gói, gia vị  thực ra không giảm mà tăng nhẹ. Năm 2014, MSN đã bán ra thị trường 1,4 tỷ gói Cocomi. Tới đây, MSN tập trung vào cả 2 phân khúc trung, cao cấp và thấp cấp. Theo đó, vẫn bán song song mì gói Omachi giá 6.000 đồng, gấp 3 lần so với giá mì gói giá thấp. Massan sẽ đẩy mạnh khai thác thị phần mì gói ở phân khúc giá rẻ tại các thị trường nông thôn, đặc biệt  là Miền Tây.

“Người dân miền Tây chưa được phục vụ đầy đủ. Đây là thị trường rất tiềm năng, Massan sẽ tiếp nhận nhiệm vụ này bằng cách cung cấp các sản phẩm giá rẻ cho người tiêu dùng nông thôn”, ông Quang cho biết.

Về nước chấm, hiện thị phần của MSN là 70%. MSN đã bán ra thị trường hàng triệu chai cho việc sử dụng nước mắm mỗi ngày của người tiêu dùng Việt.

"Để thay đổi thói quen dùng sản phẩm cao cấp hơn, đắt tiền hơn không hề dễ. Chúng tôi phải sử dụng chiến lược “uptradend” (khuynh hướng đi lên) thuyết phục người dân với sản phẩm giá cao. MSN cũng đã mua trên 32% vốn tại Cholimex để có thể gia tăng thị phần nước chấm tại Việt Nam và thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt", ông Quang nói.

Về đồ uống, MSN có thương hiệu Wake-up như cà phê, nước tăng lực… và bia Sư tử Trắng đã rất thành công tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tiếp tục tăng công suất trong năm 2015.

Về thị trường thịt động vật còn quá tiềm năng tại Việt Nam khi tổng mức tiêu thụ thịt ước tính tới 16 tỷ USD, trong đó tỷ lệ thịt qua chế biến rất thấp chỉ dưới 1%. MSN đã chủ động tìm thị phần ở lĩnh vực này bằng cách mua lại 100% vốn của CTCP Thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn- nổi tiếng về xúc xích và thịt hộp. Đây là mảng ghép đầu tiên hình thành nên chuỗi giá trị thịt động vật.

Việc khai thác vonfram tại Núi Pháo sẽ mang lại dòng tiền lớn cho MSN và trên đà trở thành người đứng đầu toàn cầu về vonfram có giá thành rẻ nhất. Mỏ Núi Pháo sẽ kéo dài vòng đời khai thác lên 20 năm nữa, tới năm 2034 mới hết và có trữ lượng mỏ lên đến 66 triệu tấn.

Đại diện của Massan Resource cho biết, mỏ Núi Pháo được thử nghiệm thành công sẽ đem lại doanh thu 200-250 triệu USD cho Masan trong năm đầu tiên vận hành. Khi các mỏ vonfram trên thế giới bắt đầu cạn kiệt thì đây là cơ hội cho Massan Resource có thể thay đổi thị trường vonfram thế giới.

Mới đây, MSN đã mua lại 52% vốn của CTCP Việt-Pháp (Proconco) về sản xuất thức ăn gia súc và 70% vốn của  CTCP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco) bằng việc mua lại 99,99% cổ phần của công ty TNHH Sam Kim. Sam Kim được đổi tên thành Công ty TNHH Masan Nutri-Science. Proconco và Anco sẽ được hợp nhất lại thành công ty sản xuất thức ăn cho heo lớn nhất.

Dự kiến doanh thu năm 2015 của MSN quanh mức 22.000-23.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế dự kiến 3.600-4.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16-18%. MSN cũng đặt mục tiêu doanh thu 2 tỷ USD cho toàn tập đoàn.

Đến cuối năm 2015, MSN có 25 nhà máy vận hành, 230.000 điểm bán hàng trong ngành thực phẩm và bia. 2.000 nhà phân phối cho ngành thức ăn gia súc, 63 chi nhánh và 250 phòng giao dịch của Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank).

Tin bài liên quan