ĐHCĐ Licogi 16 (LCG): phát hành cổ đông hiện hữu 500 tỷ đồng, ký nhiều dự án giá trị hơn chục ngàn tỷ đồng

ĐHCĐ Licogi 16 (LCG): phát hành cổ đông hiện hữu 500 tỷ đồng, ký nhiều dự án giá trị hơn chục ngàn tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) ĐHCĐ CTCP Licogi 16 (mã chứng khoán LCG) đã thông qua toàn bộ tờ trình đại hội, trong đó có tờ trình tăng vốn với sự cam kết của cổ đông lớn sẽ mua lại toàn bộ cổ cổ phần cổ đông hiện hữu không đăng ký hết. Theo chia sẻ từ lãnh đạo doanh nghiệp, tổng cộng giá trị hợp đồng xây lắp mảng hạ tầng giao thông và năng lượng tái tạo lên đến hàng chục tỷ đồng.

Cổ đông lớn cam kết mua hết số cổ phiếu cổ đông hiện hữu không mua

ĐHCĐ LCG đã thông qua kế hoạch tăng vốn từ 1.296 tỷ đồng lên 1.764,7 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 và phát hành thêm 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Cụ thể, LCG dự kiến cổ tức năm 2020 là 15%, trong đó 7% bằng tiền mặt, phát hành thêm 9,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.

Đồng thời, LCG tiến hành phát hành thêm 50 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tương ứng 43,38% số cổ phiếu đang lưu hành), tỷ lệ thực hiện quyền 115,2:50 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền, cứ 115.248.172 quyền thì được 50.000.000 cổ phíếu mới). Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/cp, thấp hơn thị giá cổ phiếu hiện nay hơn 15.000 đồng/cp.

Nguồn vốn huy động được dự kiến 500 tỷ đồng sẽ dùng 204 tỷ đồng để thanh toán nợ vay của công ty đối với các tổ chức tín dụng và công ty con; góp 146 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư Năng lượng tái tạo LICOGI 16 Gia Lai (LCE Gia Lai) để triển khai giai đoạn 2 dự án nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc – công suất 25 MWp và 150 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng Khu dân cư Long Tân.

Cổ đông đặt vấn đề đợt phát hành gần nhất năm 2020 là 200 tỷ đồng đã không thành công, nay huy động cổ đông 500 tỷ đồng thì liệu có khả thi hay không?

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Thành viên HĐQT, đồng thời là cổ đông lớn nhất của LCG hiện nay cho biết, kế hoạch phát hành 300 tỷ đồng không thành công có một phần liên quan đến thị giá của LCG trên sàn thấp, dưới 10.000 đồng/cp. Giai đoạn đó, HĐQT có họp bàn đến việc các thành viên HDQT sẽ mua hết số cổ phần không phát hành tiếp để công ty có vốn để kinh doanh, nhưng thực sự là “lực bất tòng tâm” khi tiềm lực tài chính của thành viên cũng có giới hạn.

Còn đợt phát hành này cũng là để phục vụ cho nhu cầu vốn của LCG, và “tôi đánh giá sẽ thành công vì hiện nay, cơ cấu tài chính của LCG đã mạnh khoẻ hơn, dòng tiền và hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giá cổ phiếu cũng phản ánh tốt hơn giá trị thực của công ty”, ông Nghĩa nói.

Nhưng, không nói trước được điều gì, trong trường hợp cổ đông không mua hết, có thể do lúc phát hành giá cổ phiếu giảm chẳng hạn, “tôi cam kết mua hết số đó”, ông Nghĩa khẳng định tại Đại hội.

Liên quan đến thành viên HĐQT, cổ đông lớn LCG bán ra trong giai đoạn vừa qua, liệu chẳng không tin tưởng vào sự phát triển của công ty?

Ông Nghĩa cho biết, cổ đông lớn cũng là thành viên HĐQT, cũng “lực bất tòng tâm”, biết LCG tốt nhưng phải bán vì đang có nhu cầu vốn cho các khoản đầu tư khác, nên phải cân đối lại “danh mục”. Và như cổ đông thấy, dù ông Hiếu đăng ký bán gần hết nhưng vẫn được đề nghị tiếp tục ngồi ghế thành viên HDQT vì có các đóng góp có ích cho LCG.

Cơ cấu cổ đông LCG tại ngày 2/3/2021, có 3 cổ đông lớn trong nước nắm giữ 22,356 triệu cổ phiếu, tương ứng 19,07% vốn LCG. Trong đó, ông Nguyễn Văn Nghĩa nắm hơn 8,87 triệu cổ phiếu, tương ứng 7,57% vốn; ông Phan Ngọc Hiếu 6,74 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,75% vốn và ông Bùi Dương Hùng 6,73 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,74% vốn. Tuy nhiên, trong quý 1/2021, ông Hiếu đã đăng ký bán tổng cộng gần 7 triệu cổ phiếu, trong đó đợt 1 đã bán 4,7 triệu cổ phiếu và tiếp tục đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu, đưa số cổ phần nắm giữ về 11 cổ phiếu (nếu bán thành công).

Tính theo cơ cấu cổ đông theo loại cổ phiếu, hiện cổ đông nội bộ LCG nắm giữ 23,89 triệu cổ phiếu, tương ứng 20,38% vốn. LCG đang có 2 triệu cổ phiếu quỹ.

ĐHCĐ cũng tiến hành bầu cử thành viên HDQT nhiệm kỳ 2021-2025. Kết quả bầu cử, cả 6 ứng cử viên đều trúng cử HĐQT nhiệm kỳ mới, trong đó ông Bùi Dương Hùng tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐQT LCG. Các thành viên HĐQT khác bao gồm ông Nguyễn Văn Nghĩa, ông Phan Ngọc Hiếu, ông Nguyễn Minh Khang, ông Tăng Quốc Thuộc và ông Budiman Satrio Sudono Liem.

Tại đại hội, ông Tăng Quốc Thuộc, Tổng Giám đốc LCG cho biết, ước tính quý 1 công ty đạt doanh thu 470 tỷ đồng, lợi nhuận 57 tỷ đồng.

Kế hoạch doanh thu 3.600 tỷ đồng, đã ký hợp đồng xây lắp giá trị hơn chục ngàn tỷ đồng

Năm 2021, LCG đặt kế hoạch doanh thu 3.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng.

Chia sẻ trước cổ đông về cơ sở đưa ra kế hoạch trên, ông Tăng Quốc Thuộc cho biết, đến từ các dự án năm 2020 chuyển qua, các dự án sắp ký kết và các dự án đang đấu thầu.

Cụ thể, mảng xây lắp hạ tầng giao thông hợp đồng giá trị khoảng 3.400 tỷ đồng, đã thực hiện và ký hợp đồng hơn 500 tỷ đồng dự án Vân Đồn Tiên Yên, chuỗi các dự án khác với Chủ đầu tư Sunshine tổng giá trị 900 tỷ đồng. Dự án trục cao tốc bắc nam thì LCG đang đàm phán tiếp hoàn thiện với các chủ đầu tư, giá trị 2.000 tỷ đồng.

Ông Thuộc cho biết, LCG tự tin với hạ tầng giao thông. Bên cạnh dự án Vân đồn thì đang chuẩn bị cho dự án đoán đường Nghi Sơn bãi vọt, quốc lộ Diễn Châu Nghi Sơn gía trị khoảng 25.000 tỷ dồng. Tính riêng cho năm 2021, dự kiến doanh thu mảng hạ tầng giao thông khoảng 1.000 tỷ đồng.

Với xây lắp ở mảng năng lượng tái tạo, giá trị đã ký hơn 5.500 tỷ đồng, tập trung điện gió 500 tỷ đồng, năng lượng mặt trời trên mặt hồ và mặt đất hơn 4.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có các lĩnh vực bất động sản dự kiến ghi nhận 525 tỷ đồng từ chuyển nhượng dự án Long Tân và doanh thu kinh doanh dự án Nam Phương Bảo Lộc. Mặt khác, ước tính, doanh thu 150 tỷ đồng từ bán điện dự án Chư Ngọc và Nhơn Hải; 150 tỷ đồng từ công trình xây lắp điện EVN là 150 tỷ đồng; doanh thu mảng dân dụng 129 tỷ đồng

Kế hoạch cụ thể cho các mảng hoạt động trong năm 2021, về xây lắp mảng hạ tầng giao thông, LCG sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, xem xét thu hồi vốn đã đầu tư hoặc điều chỉnh gỉam giá trị vốn chủ đã góp vào dự án. Hiện LCG đã đầu tư vào dự án BOT này 180 tỷ đồng nhưng dự án chưa triển khai từ năm 2018 do chưa được phê duyệt nguồn vốn ngân sách trung ương.

Với các dự án BOT khác, như dự án BOT 38 đã đưa vào khai thác nhưng doanh thu không như kỳ vọng do có tuyến tránh nên doanh thu phí bình quân 150 triệu đồng/ngày so với mức hoạch định FS là 300 triệu đồng/ngày chưa đủ để cân đối được nợ gốc, lãi vay ngân hàng.

Dự án BOT Bắc Giang Lạng Sơn, thu phí từ 6/2018, năm 2020 tổng doanh thu thu phí từ dự án là 135 tỷ đồng, bình quân 370 triệu đồng/ngày, thấp hơn so với FS hoạch định ban đầu là 600 triệu đồng/ngày do việc bị cắt giảm không thu phí cho xe thuộc bán kính 5km và tòan tuyến kết nối cửa khẩu chưa thông suốt nên nhiều xe vẫn đi tuyến QUốc lộ cũ để tiết kiệm chi phí.

Năm 2021, LCG đặt mục tiêu tái cấu trúc dự án năng lượng hiện có, phát triển đầu tư khoảng 1.000MWp điện năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời; chào thầu một số dự án điện mặt trời nổi với tổng quy mô công suất trên 3.000MWp.

Chia sẻ thêm vể mảng này, ông Bùi Dương Hùng, Chủ tịch HĐQT LCG cho biết, năm 2020, LCG thi công hoàn thành COD 5 dự án điện mặt trời, tổng công suất 300MWp (cả trên bờ, dưới hồ) theo LCG là bước đột phá để LCG chinh phục về mảng mới là năng lượng tái tạo bên cạnh lĩnh vực truyền thống là hạ tầng giao thông.

Trong năm 2020, dự án Chư Ngọc hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 15MWp,mang về doanh thu 47,2 tỷ đồng, bằng 101% doanh thu trong FS của năm 2. Giai đoạn 2 công suất 25MWp hoàn thiện pháp lý, chờ phê duyệt về cơ chế đấu giá điện từ CHính phủ để triển khai đầu tư xây dựng trong năm 2021.

Với dự án NM điện mặt trời Solar Nhơn Hải – Ninh Thuận, doanh thu 6 tháng cuối năm là 38,3 tỷ đồng, chỉ đạt 65% sản lượng theo công suất thiết kế tính toán. Dự kiến đến hết quý 2/2021 công suất sẽ phát ổn định trở lại.

Và hai dự án điện mặt trời Solar Farm Chư Ngọc 15MWp và Solar Farm Nhơn Hải 35MWp đem lại nguồn thu ổn định. Ông Hùng cho biết, cả 2 dự án điện này của LCG đều có lợi thế khi có được giá bán điện 9,35 cent/kWh.

Với các dự án điện gió, LCG đang có 4 dự án, gồm dự án Thăng Hưng – Gia Lai công suất 100MWp, hai dự án điện gió tại Quảng Trị tổng công suất 96MWp và dự án điện giáo Iator – Gia Lai công suất 100 Mwp. Trong đó, có dự án điện gió Thăng Hưng vì đã hợp tác cùng Đức – nhà đầu tư năng lượng tái tạo ở Đức và Nhật Bản.

Theo ông Hùng, hiện nay, trong đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đặc biệt điện gió, thì tháng 10/2021, giá bán điện sẽ chuyển sang đấu giá. Theo tính toán các nhà đầu tư, nếu vận tốc gió 6m/s trở xuống và vay vốn của ngân hàng trong nước là lỗ. Nhiều đơn vị chạy đua vào quy hoạch nhưng tiến thoái lưỡng nan. Nên việc tìm đối tác tài trợ nguồn vốn cho dự án rất quan trọng

Với LCG, dự án điện gió Thăng Hưng, với 2 đối tác Đưc và Nhật đa cam kết huy động được nguồn vốn rẻ nhất, đã chốt phương án sẽ vay vốn của Nhật, tính tât tật thì lãi suất khoảng 4,5%/năm, các ngân hàng trong nước cho ay 10%/năm. “Với mức lãi suất này này ta tự tin trúng đấu giá”, ông Hùng nói .

Với mảng bất động sản, hoàn tất thủ tục chuyển nhượng một phần vốn hoặc toàn bộ vốn tại dự án Điền Phước, Long Tân City. Đồng thời, triển khai các dự án Nam Phương 3,4 ha, Chung cư N1 Long Tân City, chung cư khu đất 37 Tây Thạnh, dự án lấn biển 550ha Hậu Lộc, nhà ở xã hội Nghi Sơn.

Trả lời cổ đông về việc hợp tác cùng L14 ở dự án nào, ông Thuộc cho biết, dự án Nam Minh Phương, tại Phú Thọ, với diện tích 54,4 ha, tỷ lệ góp vốn là L14 71% và LCG là 29%. Năm 2020, LCG đã nghiên cứu, khảo sát nhiều dự án tiềm năng tại Thanh Hoá, Hồ Chí Minh, Ninh Thuận đã lựa chọn 3 dự án tại Ninh Thuận diện tích khoảng 300 ha. Với dự án ở Thanh Hoá, ngoài dự án trường nghề, làm việc với địa phương về dự án lấn biển 550 ha, đang điều chỉnh quy hoạch và bổ sung quy hoạch.

Cho giai đoạn 2021-2025, doanh thu LCG chủ yếu sẽ đến từ lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông và năng lượng tái tạo, trong đó, mảng năng lượng đặt mục tiêu phát triển đầu tư được khoảng 1.000 MWp điện năng lượng tái tạo gồm điện gió và điện mặt tr

Tin bài liên quan