Theo đó, Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương dài 66 km bắt đầu từ huyện Tân Phú và kết thúc tại Km126 Tp. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng sẽ dựng theo quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, trong đó giai đoạn I phân kỳ với chiều rộng nền đường 17 m. Dự kiến, tổng mức đầu tư Dự án là 17.231 tỷ đồng, trong đó vay vốn ODA Nhật Bản với giá trị khoảng 14.359 tỷ đồng, phần còn lại trị giá 2.872 tỷ đồng là vốn đối ứng của Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát, lưu lượng giao thông hiện tại trên QL.20 khoảng 7.244 xe con quy đổi (PCU/ngày, đêm), theo kết quả dự báo trong những năm tới đến năm 2020 đường QL.20 mặc dù đã được cải tạo mở rộng với quy mô tối thiểu là Bn/Bm=12/llm thì lưu lượng xe cũng sẽ quá tải (đạt mức độ phục vụ loại E) và cần thiết phải xây dựng đường cao tốc (lưu lượng dự báo đến năm 2020 khoảng 12.259 PCƯ/ngày, đêm. Mặt khác đoạn tuyến QL.20 đoạn từ Tân Phú đến Bảo Lộc đi qua đèo Chuối, đèo Bảo Lộc có địa hình đặc biệt khó khăn, độ dốc rất lớn, hằng năm thường xuyên xảy ra tai nạn, mất an toàn giao thông trên tuyến.
Nếu được Bộ Giao thông vận tải thông qua, thời gian hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án là khoảng quý II/2016.
Ban quản lý dự án 1 cho biết là Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản đang rất quan tâm tới dự án do khu vực Lâm Đồng hiện đang có nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Theo đánh giá của Ban quản lý dự án 1, Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian đi lại và giảm ùn tắc, tai ồạn giao thông trên QL.20; đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung; phù hợp với quy hoạch phát triển đường bộ cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài ra việc đầu tư tuyến đường cao tốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Lâm Đồng “là khu vực thí điểm xây dựng ngành nông nghiệp với mục tiêu biến ngành nông nghiệp của nước ta trở thành một trong các ngành công nghiệp lớn bằng cách đi sâu vào các sản phẩm sau chế biến có giá trị cao và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành” và sự phát triển của thành phố Đà Lạt (theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 12/5/2014, đến năm 2030 Đà Lạt trở thành đô thị hiện đại, có đẳng cấp quốc tế, có đặc thù về khí hậu, cảnh quạn thiên nhiên, văn hóa