Bộ Tài chính vừa lấy ý kiến sửa đổi một loạt Luật thuế, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân để làm cơ sở báo cáo trình Chính phủ.
Theo đó, số bậc thuế phải đóng sẽ giảm và điều chỉnh thu nhập tính thuế ở các bậc 1, 2 đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp. Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.
Cụ thể như sau:
Bậc |
Hiện hành |
Đề xuất |
||
Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
|
1 |
Đến 5 |
5% |
Đến 10 |
5% |
2 |
Trên 5 đến 10 |
10% |
Trên 10 đến 30 |
10% |
3 |
Trên 10 đến 18 |
15% |
Trên 30 đến 50 |
20% |
4 |
Trên 18 đến 32 |
20% |
Trên 50 đến 80 |
28% |
5 |
Trên 32 đến 52 |
25% |
Trên 80 |
35% |
6 |
Trên 52 đến 80 |
30% |
||
7 |
Trên 80 |
35% |
* Đơn vị: Triệu đồng
Ví dụ, nếu trước đây thu nhập tính thuế dưới 5 triệu đồng đã phải đóng thuế suất 5% thì dự thảo mới đề xuất nâng lên 10 triệu. Tương tự, nếu phần thu nhập tính thuế 20 triệu đồng, nếu theo quy định cũ phải đóng thuế suất 20% theo bậc 4 thì với dự thảo mới chỉ đóng theo bậc 2 là 10%.
Tại buổi họp báo chiều 15/8, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính lý giải, mục tiêu sửa đổi lần này là để phù hợp với thực tế, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Ngoài ra, theo ông cũng là để thực hiện chiến lược cải cách của ngành thuế, giảm thuế trực thu.
Theo số liệu từ Tổng cục thuế, 70% người nộp thuế từ tiền lương, tiền công nộp thuế ở bậc 1 và 2. Do đó, ông Thi khẳng định: "Người nộp thuế ở bậc thấp chắc chắn sẽ hưởng lợi". Nếu được thông qua, gánh nặng thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương của những người thu nhập thấp sẽ giảm.
Thuế thu nhập cá nhân nộp về ngân sách hiện đã vượt số thu từ dầu thô và liên tục tăng mạnh qua các năm. Năm 2014, ngân sách thu hơn 47.000 tỷ đồng từ sắc thuế này nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 64.000 đồng và theo dự toán 2017 có thể vượt 80.000 tỷ đồng.