Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đàm phán để xuất khẩu chính ngạch nhiều loại nông sản sang Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đàm phán để xuất khẩu chính ngạch nhiều loại nông sản sang Trung Quốc.

Đề xuất mở cửa thị trường cho nhiều loại nông sản Việt sang Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công thương đề xuất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy cơ quan chức năng mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam.

Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đàm phán để mở cửa thêm cho nhiều loại nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, đồng thời tạo thuận lợi thương mại để hoạt động thông quan hàng hóa được diễn ra thông suốt.

Theo đó, để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc hướng tới siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch vào năm 2025, nhiều kiến nghị đã được hai bên đề xuất trong Hội nghị kết nối hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây) trong thời kỳ mới, tổ chức 31/3.

Tại hội nghị hơn 300 doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc trực tiếp giao thương ký kết hợp tác trong các lĩnh vực nông sản, chế biến chế tạo, vận chuyển logistic, hướng tới tăng giá trị và chất lượng đơn hàng, đáp ứng các thay đổi trong quy định chất lượng của thị trường Trung Quốc trong giai đoạn tới.

Thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới đất liền với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2022 đã lên tới 22,65 tỷ USD, chiếm khoảng 13% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đưa ra các giải pháp nhằm tạo thuận lợi thông quan hàng hóa, đảm bảo chuỗi cung ứng, thúc đẩy mở rộng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam và thúc đẩy phân luồng thông quan cửa khẩu nhập khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Quảng Tây sớm hoàn thành thủ tục để đưa tuyến đường chuyên dụng hàng hóa Tân Thanh – Pò Chài (qua khu vực mốc 1088/2-1089) vào vận hành chính thức; khôi phục hoàn toàn hoạt động của các cửa khẩu lối mở giữa Việt Nam – Quảng Tây như Bình Nghi – Bình Nghi Quan, Na Hình – Kéo Ái, Pò Nhùng – Dầu Ái….

Xem xét cấp thị thực cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe của các doanh nghiệp Việt Nam có hiệu lực trong 01 năm và được đi lại nhiều lần, nghiên cứu sớm dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm PCR đối với lái xe khi nhập cảnh để giúp thuận lợi hóa thông quan và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Về thúc đẩy mở rộng nhập khẩu nông sản của Việt Nam, Bộ trưởng đề nghị Quảng Tây tiếp tục thúc đẩy cơ quan chức năng Trung Quốc mở cửa thị trường cho các loại nông sản của Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thí điểm nhập khẩu các loại quả này trong khi chờ cơ quan chức năng chính thức cấp phép.

Bộ trưởng cũng đề nghị phía Quảng Tây khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước đa dạng hóa hoạt động giao nhận nông sản, trái cây qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc nhằm tận dụng được cơ sở hạ tầng các cửa khẩu sẵn có, giảm áp lực thông quan hàng hóa, tránh tái diễn tình trạng ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại một số cửa khẩu chính hiện nay.

Phản hồi những đề xuất của Bộ Công Thương, đại diện tỉnh Quảng Tây nhất trí việc tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương.

Ông Lưu Ninh, Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng cùng các bên ở Việt Nam triển khai Kế hoạch hành động 3 năm hợp tác kinh tế thương mại Quý Châu - Việt Nam, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tạo ra hệ thống hậu cần thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai bên với phạm vi rộng hơn, mức độ sâu hơn".

Theo ông Lưu Ninh, hiện nay, lượng phương tiện thông quan hàng ngày đạt trên 1800 phương tiện, thương mại nông sản năm qua giữa hai bên đạt khoảng 2,1 tỷ USD, các doanh nghiệp Quảng Tây đã tham gia rất nhiều các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản của Việt Nam như Hội nghị thúc đẩy xoài của Sơn La, vải thiều của Bắc Giang, Hải Dương..

Tin bài liên quan