Ảnh: Cổng thông tin Quốc hội.

Ảnh: Cổng thông tin Quốc hội.

Đề xuất bổ sung quy định thu hồi đất để phát triển du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong phiên làm việc buổi chiều, chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, ngày 03/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, vấn đề thu hồi đất liên quan đến các dự án du lịch tiếp tục được đề cập.

Theo ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Nam, với điều 79 về thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng, ông đề nghị phải đưa đất phát triển khu du lịch dịch vụ vào trong trường hợp phải được thu hồi đất.

Đất liên quan đến du lịch có 2 loại. Một là đất liên quan đến tài nguyên du lịch gồm danh lam thắng cảnh, đất rừng, nông thôn, di tích lịch sử; hai là đất phục vụ cho hoạt động du lịch dịch vụ.

Theo tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nêu rất rõ, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược để phát triển kinh tế đất nước, động lực phát triển của các ngành, lĩnh vực khác.

Đại biểu Tạ Văn Hạ. Ảnh: Internet.

Đại biểu Tạ Văn Hạ. Ảnh: Internet.

Ngoài ra, Luật du lịch ở điều 5 khoản 2 cũng quy định chính sách về phát triển du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng những mức ưu đãi hỗ trợ đầu tư cao nhất khi nhà nước ban hành áp dụng chính sách để ưu đãi hỗ trợ đầu tư. Hay khoản 4 điểm 9 nêu rõ nhà nước có chính sách khuyến khích hỗ trợ cho hoạt động đầu tư hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp có quy mô lớn, hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm và phục vụ khách du lịch.

Ông Hạ cho rằng, phải quy định làm sao để thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 08-NQ/TW và đồng bộ với Luật Du lịch. Ở đây, dự án luật có 16 chương 265 điều với 226 trang giấy nhưng chỉ có 11 từ du lịch, trong đó có 2 từ du lịch dành cho đúng ngành du lịch, còn 9 từ khác là dành cho giải quyết vấn đề sửa luật lâm nghiệp.

"Tôi cho rằng, ứng xử như vậy với ngành kinh tế mũi nhọn mà chúng ta đang kỳ vọng rất nhiều là chưa được thỏa đáng", ông Hạ nhấn mạnh và cho rằng, điều 79 đưa vấn đề thu hồi đất để phát triển du lịch là cần thiết. Điều này đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục có văn bản gửi ban soạn thảo cũng như cơ quan thẩm tra.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé. Ảnh: Internet.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé. Ảnh: Internet.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang, vấn đề thu hồi đất tại điều 79, khoản 27 đưa ra 2 phương án, trong đó, phương án 1 là khả thi. Phương án này thu hồi đất để phát triển đối với những dự án kinh tế trọng điểm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của từng địa phương và đồng bộ hóa phát triển đô thị kết hợp với du lịch, thương mại.

Bên cạnh đó, đây cũng là những ngành kinh tế quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng của kinh tế quốc gia, đang và sẽ tiếp tục là động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.

Việc phát triển các dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ không chỉ đem lại kinh tế mà còn góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại. Vì vậy, việc thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án này cũng là để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng và điều tiết chênh lệch địa tô, thực hiện qua việc Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án này theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất.

Liên quan đến nội dung này, báo cáo tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng việc giao cho Hội đồng nhân dân tổ chức sẽ có độ trễ, tuy nhiên xây dựng pháp luật là để tạo ra cơ sở pháp lý, thúc đẩy kinh tế xã hội, còn việc tổ chức thực hiện và triển khai nếu thấy thực sự cần thiết.

Tin bài liên quan