VN-Index: Tỷ suất lợi nhuận trung bình nhưng độ rủi ro quá cao
Tính tỷ suất lợi nhuận và rủi ro trong thời hạn tuần và năm "hóa" lên, chúng ta có tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro của VN-Index, so sánh với những chỉ số khác, giai đoạn 1/2007 - 1/2008 (xem bảng).
Trong 12 tháng gần nhất, với tỷ suất lợi nhuận vừa phải 21,75%, nhưng độ rủi ro khá cao 34,22%, VN-Index không phải là một lựa chọn đầu tư tốt. Nó đã bị đánh bại bởi nhiều Index khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng độ rủi ro lại thấp hơn. Điều đó có nghĩa rằng, VN-Index không còn nhiều hấp dẫn đối với nhà đầu tư quốc tế, những người có thể đầu tư vào những Index khác. Và điều đó cũng có nghĩa nhà đầu tư Việt Nam, những người chỉ có thể đầu tư vào VN-Index, đang phải đối diện với rủi ro quá cao, trong khi chỉ đem lại mức lợi nhuận vừa phải.
Chính nhà đầu tư cá nhân tạo nên độ rủi ro cao cho chính mình
Độ rủi ro cao là do VN-Index biến động quá lớn. Đỉnh và đáy khá cao và diễn ra khá dày trong thời gian ngắn. Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư lớn là những người dẫn dắt thị trường và họ đã tạo ra những đỉnh và đáy để có thể lướt những con sóng lớn. Tôi đồng ý, những nhà đầu tư lớn là những người nắm vai trò chủ đạo thị trường. Thế nhưng, những đỉnh quá lớn và những đáy quá sâu như chúng ta đang chứng kiến chính là do những nhà đầu tư cá nhân Việt
Vai trò của các cơ quan quản lý
Khi thị trường đi xuống mạnh, nhiều nhà đầu tư có ý trông chờ lẫn “trách móc” các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Ủy ban Chứng khoán. Điều này, theo tôi, là không công bằng. Khi thị trường phát triển nóng, mọi cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước bị phớt lờ; nay thị trường phải đối diện với việc điều chỉnh đi xuống thì không thể nào “đổ” hết trách nhiệm lên cơ quan quản lý nhà nước. Tuy vậy, vai trò chủ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước đối sự phát triển của thị trường là không thể tranh cãi. Tôi kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc quản lý và hỗ trợ TTCK phát triển như sau:
Có chính sách dài hơi và nhất quán về tín dụng đối với đầu tư chứng khoán. Nên quản lý việc cho vay mượn để đầu tư chứng khoán của các ngân hàng theo mức độ rủi ro khác nhau của từng ngân hàng. Ngoài ra, nếu đã quản lý tín dụng đối với chứng khoán, thì Nhà nước cũng nên quản lý tín dụng đối với bất động sản vốn không kém phần rủi ro.
Quản lý và kiểm tra việc phát hành thêm và sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Một trong những biện pháp quản lý khá đơn giản là quy định tỷ lệ tối thiểu và tối đa về nợ trên vốn cho từng ngành. Những doanh nghiệp có tỷ lệ nằm ngoài giới hạn quy định sẽ bị quản lý sát sao.
Cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài trong việc định giá khi IPO các doanh nghiệp lớn. Nếu định giá cao thì hoặc là sẽ khó phát hành, hoặc là sẽ làm cho cổ phiếu của thị trường Việt
Giữ vững tiến độ IPO của các doanh nghiệp. Tôi từng có quan điểm rằng, cần phải giãn IPO để cứu thị trường. Nhưng sau khi trao đổi với một số quỹ, tổ chức nước ngoài, tôi hiểu rằng, việc trì hoãn IPO tuy có thể cứu thị trường trong ngắn hạn nhưng sẽ không tốt cho dài hạn. Nhiều tổ chức đang quan sát và trông chờ tiến độ IPO các doanh nghiệp lớn. Vì chỉ khi nào tiến hành triệt để những việc đó thì TTCK Việt
Hoãn thu thuế đối với lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán cho đến khi TTCK phát triển ổn định và tương đối bền vững.
Tăng cường roadshow về TTCK để thu hút sự đầu tư của các tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài. Hiện tại, việc này chủ yếu được các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện. Nhà nước cần có chiến lược “marketing” TTCK Việt
Phát triển các tài khoản cá nhân. Hiện tại, chỉ có hơn 300.000 tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân, “gánh chịu” vốn cho gần 300 doanh nghiệp niêm yết. Con số tài khoản này quá nhỏ so với quy mô dân số, so với số tài khoản ngân hàng, so với số vốn mà doanh nghiệp đã và sắp “bung” ra. Nhà nước cùng các tổ chức liên quan, như CTCK, cần phải cùng nhau phát triển và tăng số tài khoản này lên theo như con số trung bình của các nước là từ 3 - 5% số dân. Quan trọng hơn, các nhà đầu tư cá nhân phải hiểu rất rõ về TTCK, về lợi nhuận và rủi ro trong việc đầu tư; phải được tư vấn khi ra những quyết định đầu tư. Khi đó, thị trường sẽ bớt “tham lam” và bớt “sợ hãi” hơn, VN-Index sẽ giảm bớt độ cao của đỉnh, độ sâu của đáy và TTCK sẽ phát triển bền vững hơn.
Ký hiệu
|
Chỉ số
|
Độ lệch chuẩn
(Mức độ rủi ro)
|
Tỷ suất lợi nhuận
trung bình/năm
|
SSEC
|
Shanghai Composite Index - Trung Quốc
|
29,72%
|
71,19%
|
JKSE
|
Jakata Composite
|
26,18%
|
41,06%
|
BSESN
|
BSE Sensex - Ấn Độ
|
26,07%
|
32,79%
|
KS11
|
Kospi Composite Index -
|
24,51%
|
27,38%
|
KLSE
|
KLSE Composite - Maylasia
|
19,87%
|
24,71%
|
KHSE
|
HangSeng Index - Hồng Kông
|
25,16%
|
24,66%
|
VN-Index
|
VN-Index - Việt
|
34,22%
|
21,75%
|
STI
|
Strait Times Index -
|
20,84%
|
12,76%
|
TWII
|
TSEC Weighted Index - Đài Loan
|
20,70%
|
7,48%
|
AORD
|
All Ordinaries Idx - Úc
|
16,58%
|
3,95%
|
DJA
|
Dow Jones Composite Index - Mỹ
|
16,13%
|
-2,56%
|
IXIC
|
Nasdaq Composite - Mỹ
|
17,04%
|
-3,17%
|
FTSE
|
FTSE 100 - Anh
|
15,53%
|
-4,31%
|
GSP
|
S&P 500 Index - Mỹ
|
15,16%
|
-6,48%
|
N225
|
Nikkei 225 - Nhật
|
19,43%
|
-18,79%
|