Đầu tư tuần qua: Hơn 36.000 tỷ đồng làm cao tốc Nha Trang - Liên Khương; đường vành đai 3 Khánh Hòa tăng vốn lên 4.469 tỷ đồng

Đề xuất đầu tư hơn 36.000 tỷ đồng làm cao tốc Nha Trang - Liên Khương; Dự án trục đường vành đai 3 Khánh Hòa tăng vốn lên 4.469 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua.

Hà Nội đề xuất phí sử dụng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Ngày 25/9, UBND TP. Hà Nội có báo cáo bổ sung gửi HĐND TP. Hà Nội về ý kiến tác động thực hiện Dự án thành phần 3 (PPP) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

UBND TP. Hà Nội cho biết, sau khi Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định tính khả thi triển khai theo hình thức PPP, dự án thành phần 3 được phê duyệt, việc lựa chọn nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế trong nước và thế giới.

Trường hợp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP sẽ có một số lợi thế so với hình thức khác do huy động được nguồn lực từ xã hội.

Theo UBND TP. Hà Nội, thực tế, chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc hiện nay trung bình khoảng 3 tỷ đồng/km/năm.

Với 112,8 km trên tuyến đường Vành đai 4, mỗi năm ngân sách Nhà nước tốn khoảng 300 tỷ đồng.

Đây là dự án đầu tư tuyến mới nên có sự lựa chọn cho người sử dụng dịch vụ, thu phí theo chiều dài sử dụng nên đảm bảo tính công bằng cho người sử dụng.

Khung phí sử dụng dịch vụ đường bộ của dự án tham chiếu áp dụng theo khung giá vé của dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo hình thức hợp đồng BOT.

Với thời gian dự kiến đưa vào khai thác năm 2027, mức thu phí cơ sở là 1.900 đồng/xe/km (dưới 9 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn).

Giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc được điều chỉnh tăng 3 năm/1 lần với mức giá vé tính cho xe tiêu chuẩn, phù hợp theo khung giá được quy định.

Đánh giá của UBND TP. Hà Nội, tính theo khung giá này sẽ đảm bảo khả năng thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án.

Đề xuất đầu tư hơn 36.000 tỷ đồng làm cao tốc Nha Trang - Liên Khương

Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải đã đề xuất với tỉnh Khánh Hòa đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng), với tổng mức đầu tư dự kiến 36.200 tỷ đồng.

Theo Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, Dự án cao tốc Nha Trang - Liên Khương mà doanh nghiệp này đề xuất có tổng chiều dài khoảng 103km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa khoảng 48km, đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng khoảng 55km.

Điểm đầu của Dự án tại Km0+00 giao với cao tốc Nha Trang - Cam Lâm ở xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối tại Km103+00 giao với điểm cuối cao tốc Liên Khương - Prenn tại phường 3, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tuyến cao tốc có quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang 17m, tốc độ thiết kế 80 - 100 Km/h.

Dự án được đầu tư theo hình thức PPP - hợp đồng BOT, có sự hỗ trợ của nhà nước. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ gần 27.500 tỷ đồng; giai đoạn hoàn thiện 36.200 tỷ đồng; thời gian thực hiện từ 2025-2028.

UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị đơn vị tư vấn bổ sung, hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án; trong đó lưu ý bổ sung tính cần thiết, hiệu quả của dự án; đề xuất thêm các phương án hướng tuyến, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hạn chế ảnh hưởng đến diện tích rừng; đồng thời UBND tỉnh sẽ làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng để thống nhất các nội dung liên quan đến Dự án.

Diện mạo của khu kinh tế mới 20.000 ha tại Hải Phòng

Hải Phòng đề xuất thành lập Khu kinh tế ven biển mới ở phía Nam với diện tích 20.000 ha nhằm tạo thêm không gian cho phát triển.

Trong số 18 khu kinh tế ven biển trên cả nước đã được thành lập, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải được đánh giá có sức hấp dẫn đặc biệt, khi có hệ thống cảng biển đồng bộ, đặc biệt là Cảng nước sâu Lạch Huyện; kết nối thuận tiện với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi và mạng lưới giao thông đường bộ (hầu hết là đường cao tốc) tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố trong vùng, miền Bắc, cả nước.

Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, sau 15 năm thành lập (từ năm 2008), Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã phát huy rất tốt vai trò, vị thế và kỳ vọng của Thành phố, các nhà đầu tư. Giờ đây, khu kinh tế này đã là một khu kinh tế tổng hợp, năng động, đa ngành, đa lĩnh vực, với lĩnh vực chủ yếu là phát triển kinh tế hàng hải, trọng tâm là phát triển dịch vụ cảng - một trong những trung tâm kinh tế biển của vùng biển phía Bắc và cả nước.

Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải ra đời là chủ trương đúng đắn của Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hải Phòng, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình, hiệu quả của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương. “Sự phát triển của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải cũng là minh chứng khẳng định sự năng động, đổi mới, sáng tạo, quyết liệt hành động của lãnh đạo Thành phố để khu kinh tế này có quy mô và hoạt động hiệu quả như ngày nay”, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng khẳng định.

Đến thời điểm hiện tại, Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải đã thu hút được 408 Dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư 22,19 tỷ USD và 203 dự án trong nước với 13,68 tỷ USD. Quan trọng hơn, khu kinh tế này đã trở thành cứ điểm của nhiều nhà đầu tư lớn, tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành một điểm sáng quan trọng trong thu hút đầu tư của TP. Hải Phòng, với các dự án lớn của Tập đoàn LG (tổng vốn 9,24 tỷ USD); VinFast (khoảng 7,6 tỷ USD), Brigdestone (1,2 tỷ USD), Regina Miracle International (1 tỷ USD), Pegatron (gần 900 triệu USD)...

“Khu kinh tế mới dự kiến thành lập hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện cả về cơ sở pháp lý cũng như quy mô, diện tích, tính chất, chức năng. Việc thành lập khu kinh tế này nhằm tận dụng dư địa phát triển của các khu công nghiệp và Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải hiện tại; khai thác hiệu quả hạ tầng logistics trong khu vực, kết nối với các khu kinh tế lân cận như Thái Bình, Quảng Yên, Vân Đồn, để tạo thành chuỗi khu kinh tế ven biển, trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng Đồng bằng sông Hồng”, ông Kiên khẳng định.

Dự kiến, tổng diện tích dự kiến của khu kinh tế mới khoảng 20.000 ha. Tại đây sẽ có các công trình hạ tầng quan trọng như sân bay Tiên Lãng; cảng Nam Đồ Sơn; hệ thống cảng dọc sông Văn Úc; trung tâm logistics Kiến Thụy; trung tâm logistics Tiên Lãng...; các tuyến giao thông chính gồm cao tốc ven biển, Quốc lộ 37, các tuyến giao thông khác...

Đánh giá về sự cần thiết thành lập khu kinh tế mới, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, muốn một địa phương, nền kinh tế tăng trưởng để tạo ra sự thịnh vượng cho người dân, thì tốc độ tăng trưởng bình quân phải đạt 9 - 10% và kéo dài nhiều năm liền. Như vậy, cần phải có động lực tăng trưởng và duy trì được dài hạn.

“Việc xây dựng nhiều khu kinh tế, thậm chí là khu kinh tế tự do sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới. Sắp tới đây, thể chế kinh tế toàn quốc cũng phải thay đổi, nếu không thì không thể thúc đẩy động lực tăng trưởng và các địa phương phải vì sự phát triển kinh tế mà đi đầu, đi trước trong việc tạo ra một không gian phát triển mới”, ông Cung nói.

Trong phạm vi khu kinh tế mới dự kiến thành lập, đã có một số khu công nghiệp được xác định trong Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Phòng gồm Tân Trào (500 - 550 ha), Ngũ Phúc (450 - 500 ha), Tiên Lãng 1 (600 - 700 ha), Tiên Lãng 2 (500 - 550 ha), Khu công nghiệp sân bay Tiên Lãng (450 - 500 ha), Khu vực phát triển công nghiệp Trấn Dương - Hòa Bình (800 - 900 ha). Tất cả đều đang trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, chưa thực hiện các thủ tục để thành lập.

Như vậy, khu kinh tế ven biển phía Nam có tính khả thi rất cao, là sự phát triển tất yếu của Hải Phòng. Đương nhiên, sẽ còn rất nhiều việc phải làm, nhiều nội dung cần điều chỉnh, nhưng về cơ bản, diện mạo khu kinh tế mới đã thành hình. Hải Phòng sẽ có thêm nhiều cơ hội, dư địa rộng lớn để phát triển bứt phá, thực hiện thành công Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, xứng đáng với vai trò động lực phát triển của vùng và cả nước.

Chủ tịch Quảng Ngãi yêu cầu rà soát, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, rà soát và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở tài chính và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan rà soát, hướng dẫn các đơn vị, địa phương xác định danh mục chi tiết nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh; báo cáo UBND tỉnh số liệu nợ đọng chậm nhất ngày 12/10/2023.

Bên cạnh đó, phải theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc xử lý, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo thẩm quyền phân cấp. Kịp thời tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh cho các Dự án đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, tránh phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, chấn chỉnh, không để phát sinh khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan.

Đồng thời, các đơn vị liên quan rà soát, xác định danh mục chi tiết nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án đầu tư công trên địa bàn tính đến hết ngày 31/12/2022 của từng nguồn vốn theo phụ lục kèm theo (chỉ báo các dự án có nợ đọng), báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/9/2023.

Các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và trình phê duyệt quyết toán các dự án, hạng mục dự án hoàn thành theo quy định; bố trí và đề xuất bố trí kế hoạch vốn để trả nợ quyết toán dự án hoàn thành trong năm 2023.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã tập trung bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thanh toán nợ theo phân cấp, xử lý dứt điểm số nợ khối lượng xây dựng cơ bản của các dự án.

Đối với Sở Tài chính, Chủ tịch UBND tỉnh giao chịu trách nhiệm chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương tập trung hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành đảm bảo đúng thời hạn quy định.

Bình Định phê duyệt 2 dự án logistics tại Hoài Nhơn

Bình Định phê duyệt 2 dự án kho bãi chứa hàng hóa tại Cụm công nghiệp Bồng Sơn với tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với Dự án Kho bãi và lưu giữ hàng hóa Cụm công nghiệp Bồng Sơn do Công ty TNHH Thủy Hà Bình Định làm chủ đầu tư.

Dự án có diện tích đất dự kiến sử dụng 33.024 m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 19.814,4 m2; được xây dựng tại Lô A4-1, Cụm công nghiệp Bồng Sơn (giai đoạn 2), phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn. Dự kiến trong tháng 5/2024, Dự án sẽ được khởi công xây dựng, đến quý IV/2024 sẽ đi vào hoạt động.

Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 38 tỷ đồng; mục tiêu kho bãi lưu giữ các sản phẩm từ chế biến gỗ và hàng gia dụng, các sản phẩm từ sản xuất cơ khí, các sản phẩm may mặc, các sản phẩm từ chế biến nông sản, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, kho lạnh hàng hóa (trừ hàng thủy hải sản).

Cũng tại Cụm công nghiệp Bồng Sơn, đầu tháng 9/2023, UBND tỉnh Bình Định cũng phê duyệt Dự án Kho chứa hàng hóa do Công ty TNHH Thương mại Trung Tín làm chủ đầu tư.

Dự án này có diện tích đất sử dụng 5.367 m2, tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng (100% vốn của nhà đầu tư). Dự án dự kiến khởi công trong quý I và đi vào hoạt động trong quý II/2024.

Đối với 2 dự án trên, UBND tỉnh Bình Định đều yêu cầu, sau 12 tháng kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý đầu tư mà không có lý do chính đáng sẽ bị thu hồi chủ trương đầu tư.

Hiện nay, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP cũng đang đề xuất với UBND tỉnh Bình Định nghiên cứu đầu tư Dự án Trung tâm dịch vụ Logistics (tại huyện Vân Canh).

Ngoài ra, tỉnh Bình Định hiện đang triển khai thực hiện Dự án Trung tâm dịch vụ kho vận Logistics Quí Phước tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước với diện tích 8,04 ha. Dự án do Công ty TNHH Thương mại Quí Phước làm chủ đầu tư.

Dự án này đã được UBND tỉnh Bình Định cho thuê đất với diện tích 57.631,3 m2 (hình thức thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu); diện tích còn lại đang bồi thường, giải phóng mặt bằng là 22.768,7 m2.

Ngày 26/5/2023, UBND tỉnh Bình Định cũng có chỉ thị về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước chuyên về lĩnh vực dịch vụ logistics đến đầu tư kinh doanh dịch vụ logictis và phát triển kết cấu hạ tầng logistics tại tỉnh.

Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics tại các trung tâm logistics và cảng biển để nâng cao lưu lượng hàng hóa từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước trong khu vực như Thái Lan, Lào, Campuchia…

Ninh Thuận đầu tư 273 tỷ đồng tại khu vực được gỡ quy hoạch điện hạt nhân

UBND tỉnh Ninh Thuận có tờ trình gửi HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Địa phương thuộc quy hoạch nhà máy điện hạt nhân sắp được đầu tư hạ tầng thiết yếu. Ảnh: H.L.

Địa phương thuộc quy hoạch nhà máy điện hạt nhân sắp được đầu tư hạ tầng thiết yếu. Ảnh: H.L.

Theo nội dung tờ trình, khi được thông qua, xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) sẽ có các dự án đầu tư như nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc phòng cũ (đường 701); xây dựng mới 3 tuyến đường kết nối đường đường 701 với đường ven biển.

Đối với xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), địa phương sẽ được thực hiện các dự án gồm nâng cấp đường Tỉnh lộ 702 cũ; xây dựng mới 3 tuyến đường kết nối trong khu vực sản xuất; xây dựng mới kè chắn sóng và kè chắn lũ tại thôn An Lạc; nâng cấp ao Bầu Tró và xây dựng hệ thống dẫn nước từ suối Hố Quạt về ao Bầu Tró.

Nguồn vốn dự kiến đầu tư cho các dự án trên là 296 tỷ đồng bao gồm, nguồn vốn Trung ương (từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội) là 273 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 23 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn 2023 - 2025.

Dự án được thực hiện nhằm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và từng bước nâng cao đời sống nhân dân 2 xã Phước Dinh và Vĩnh Hải. Đây là khu vực trước đây được quy hoạch thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân.

Bên cạnh đó, Dự án hướng tới việc đảm bảo giao thông thông suốt, tạo thuận lợi trong xử lý các tình huống cứu hộ, cứu nạn và ứng phó với thiên tai; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, khai thác hiệu quả tiềm năng quỹ đất chưa sử dụng.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, tờ trình để HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết là cần thiết để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Theo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh ninh Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra trong ngày 26/9/2023; UBND tỉnh sẽ có báo cáo 5 tờ trình dự thảo nghị quyết.

Bên cạnh tờ trình chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải; UBND tỉnh Ninh Thuận cũng có tờ trình bãi bỏ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND, ngày 30/8/2022 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Dự án này còn được biết đến với tên gọi là Đề án ổn định sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển khu dân cư đối với các vị trí quy hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.

Trước đó vào tháng 7/2023, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng có Thông báo số 74 về việc hủy 3 thông báo thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án Xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 (gồm Thông báo số 86, ngày 19/10/2010; Thông báo số 87, ngày 19/10/2010; Thông báo số 49, ngày 18/12/2015).

Trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8, UBND tỉnh Ninh Thuận đề cập, đến ngày 31/8/2023, giải ngân kế hoạch vốn Nhà nước năm 2023 của tỉnh đạt 1.259.367 triệu đồng/2.991.454 triệu đồng, đạt 42,1% kế hoạch.

Số liệu này theo UBND tỉnh Ninh Thuận là không tính 273 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết do vướng quy hoạch 2 nhà máy điện hạt nhân chưa được xử lý.

Bộ Giao thông - Vận tải nêu định hướng hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư 5 sân bay

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh: Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng để định hướng hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác các cảng hàng không tại địa phương.

Cảng hàng không Chu Lai.

Cảng hàng không Chu Lai.

Theo Bộ GTVT, trên cơ sở tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, kết quả làm việc với các Bộ, ngành liên quan, Bộ GTVT đã báo cáo Thường trực Chính phủ Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không để xem xét, cho ý kiến làm cơ sở hoàn thiện, báo cáo Bộ Chính trị trong thời gian tới. Trong đó, các nội dung vướng mắc cần tháo gỡ về cơ sở pháp lý khi huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, khai thác cảng hàng không đã được tổng hợp và đề xuất giải pháp chung tại Đề án làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.

Bộ GTVT cho biết là trong quá trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án định hướng chung, UBND các tỉnh có thể chủ động tiếp tục hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không tại địa phương trong đó tập trung nghiên cứu phương án, quy mô đầu tư theo tính chất, điều kiện phát triển và quy hoạch của từng cảng hàng không.

Cụ thể, đối với Cảng hàng không Thọ Xuân, Chu Lai, theo Bộ GTVT, Quy hoạch các cảng hàng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã bố trí thêm đường cất hạ cánh thứ hai bên cạnh đường cất hạ cánh hiện hữu do Bộ Quốc phòng quản lý để bảo đảm hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động bay của quân sự. Như vậy quy hoạch khu hàng không dân dụng và đường cất hạ cánh, đường lăn mới cơ bản tách biệt về đất đai và hoạt động với các công trình do Bộ Quốc phòng quản lý.

“Vì vậy các địa phương có thể tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án theo hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư theo phương thức PPP hoặc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV (Nhà khai thác cảng hàng không hiện hữu) thành lập doanh nghiệp cổ phần cảng hàng không mới đóng vai trò là nhà khai thác cảng hàng không, trong đó ACV nắm cổ phần chi phối”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Đối với các công trình đường cất hạ cánh, đường lăn hiện hữu do Bộ Quốc phòng quản lý, nếu cần nâng cấp, cải tạo để bảo đảm hoạt động khai thác thì ưu tiên sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cải tạo, nâng cấp. Trường hợp nguồn vốn nhà nước không bảo đảm thì nghiên cứu, đầu tư kết hợp với khu hàng không dân dụng theo phương thức PPP, trong đó đầu tư đường cất hạ cánh, đường lăn theo loại hợp đồng BTO.

Đối với Cảng hàng không Nà Sản, Vinh, Liên Khương, Bộ GTVT đề nghị các địa phương nghiên cứu hoàn thiện Đề án theo hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư, khai thác toàn bộ các công trình của cảng hàng không theo phương thức PPP hoặc ACV thành lập doanh nghiệp cổ phần cảng hàng không mới đóng vai trò là nhà khai thác cảng hàng không, trong đó ACV nắm cổ phần chi phối.

Bộ GTVT nhấn mạnh, hiện Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ GTVT đang tổ chức lập quy hoạch các cảng hàng không thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể và làm cơ sở nghiên cứu, thực hiện đầu tư phát triển các cảng hàng không.

“Trong thời gian tới, đề nghị UBND các tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong công tác lập, phê duyệt quy hoạch cảng hàng không tại địa phương cũng như hoàn thiện Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác cảng hàng không để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, Bộ GTVT đề xuất.

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4463/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh cục bộ ô đất H1-KSDV thuộc đồ án Điều chỉnh cục bộ quy hoạch ô H1-BV trong Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội, tỷ lệ 1/500.

Phối cảnh Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.

Phối cảnh Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.

Theo đó, ô đất lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch thuộc phường Phúc Lợi, quận Long Biên có vị trí phía Tây Bắc và Tây Nam giáp đường hiện có; phía Đông Bắc giáp ô đất cây xanh TP; phía Đông Nam giáp ô đất có chức năng phòng khám đa khoa.

Quy mô nghiên cứu ô đất lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết có diện tích khoảng 25.000m2.

Một trong những mục tiêu điều chỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án, sớm đưa đất vào sử dụng; làm cơ sở tính toán phương án đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo từng giai đoạn, tránh việc đầu tư dàn trải không hiệu quả, gây lãng phí về sử dụng đất, từng bước đưa các hạng mục công trình khách sạn vào sử dụng, phục vụ cho cộng đồng dân cư khu vực.

Theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt năm 2014, ô đất H1-KSDV có quy mô khoảng 25.000 m2 được xác định chức năng đất khách sạn và dịch vụ tổng hợp với các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc như sau: Diện tích xây dựng 4.056 m2, mật độ xây dựng 16,2%, tổng diện tích sàn xây dựng 7.920 m2, hệ số sử dụng đất 0,32 lần, tầng cao công trình 1 - 2 tầng.

Theo Quyết định này, UBND TP. Hà Nội điều chỉnh cục bộ ô đất trên cơ sở giữ nguyên phạm vi, ranh giới, chức năng sử dụng đất và chi tiêu quy hoạch kiến trúc chung của cả ô đất theo quy hoạch chi tiết được duyệt, chia khu đất thành 2 phần: Ô đất H1-KSDV1 và ô đất ký hiệu H1-KSDV2.

Trong đó, ô đất H1-KSDV1 để xây dựng công trình khách sạn, dịch vụ tổng hợp; ô đất ký hiệu H1- KSDV2 để xây dựng công trình dịch vụ kết hợp không gian sân, vườn cảnh quan.

Kiến trúc công trình được yêu cầu hài hòa với không gian cảnh quan chung, thống nhất về hình thức, phong cách kiến trúc các công trình trong khu vực, phù hợp với điều kiện khí hậu, chức năng sử dụng khuyến khích theo hướng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, thoát người....

Chiều cao xây dựng công trình đảm bảo hài hòa với các công trình lân cận.

Khoảng lùi công trình tuân thủ theo Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/500.

Các công trình được định hướng có màu sắc trung tính, nhẹ nhàng, hài hòa và gắn kết với các công trình khác của tổng thể dự án Khu đô thị sinh thái.

Quyết định cũng nêu các yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cùng các nội dung khác và giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cho các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

Lâm Đồng lập Dự án trồng rừng sau giải tỏa rộng hơn 420 ha

Lâm Đồng lập Dự án trồng rừng sau giải toả giai đoạn 2023 - 2025 trên tổng diện tích 420,15 ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cơ quan này đã phối hợp với các địa phương, đơn vị chủ rừng rà soát, xây dựng đề xuất tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án trồng rừng sau giải tỏa giai đoạn 2023 - 2025 trên tổng diện tích 420,15 ha.

Tính đến hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh này bị lấn chiếm 77,80 ha/371 vụ. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm đã được giải tỏa 63,38 ha; diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm chưa được giải tỏa 14,42 ha.

Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị chủ rừng, chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa những diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để các đơn vị chủ rừng xây dựng hồ sơ trồng rừng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thẩm định tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư trồng rừng sau giải toả năm 2023 đối với 166,47 ha của 11 đơn vị chủ rừng nhà nước với tổng mức đầu tư là hơn 26,3 tỷ đồng.

Hiện, các đơn vị chủ rừng đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức trồng rừng ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư và bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện.

Lâm Đồng phê duyệt dự toán 6 gói thầu mua sắm tập trung năm 2023

Ngày 26/9/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn các gói thầu mua sắm tập trong năm 2023 (gồm 6 gói thầu). Theo đó, UBND tỉnh giao Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng làm đơn vị mời thầu.

Tổng dự toán 6 gói thầu này là hơn 52,4 tỷ đồng. Riêng chi phí thẩm định giá là 88 triệu đồng, chi phí đăng tải thông tin mời thầu là 660 nghìn đồng.

Trong 6 gói thầu này, Gói thầu mua sắm thiết bị điện tử, tin học của các đơn vị (Gói thầu số 1) có giá cao nhất (hơn 38,5 tỷ đồng). Gói thầu này đấu thầu rộng rãi qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong Quý IV/2023. Kế đến là Gói thầu mua sắm bàn ghế học sinh của các đơn vị (Gói thầu số 2) có giá hơn 13,7 tỷ đồng, với phương thức lựa chọn nhà thầu tương tự như Gói thầu số 1.

Nguồn kinh phí mua sắm thiết bị điện tử tin học; mua sắm bàn ghế học sinh cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh theo phương thức mua sắm tập trung sử dụng dự toán chi năm 2023 đã được giao cho các cơ quan, địa phương, đơn vị.

Còn chi phí thẩm định giá; chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu; chi phí thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; chi phí đăng tin mời thầu từ nguồn kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ tài chính năm 2023 của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính chịu trách nhiệm trước pháp luật về cơ sở pháp lý, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu và tính chính xác, trung thực, khách quan của dự toán đã thẩm định, phê duyệt; kiểm tra, giám sát quá trình đấu thầu, mua sắm, quản lý, sử dụng hàng hóa, máy móc, thiết bị mua sắm tập trung đã được phê duyệt.

Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm lập thủ tục tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện 6 gói thầu đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của Luật Đấu thầu, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hướng dẫn về đấu thầu và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt; về chủng loại, số lượng, chất lượng, mức giá dự toán chi tiết từng hàng hóa, máy móc, thiết bị mua sắm tập trung đã được phê duyệt; kiểm tra, giám sát và đôn đốc nhà thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng; thông báo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị được mua sắm tài sản biết, thực hiện các công việc tiếp theo đảm bảo đúng theo thỏa thuận khung và các quy định của pháp luật hiện hành… Theo UBND tỉnh, thời gian hiệu lực của thỏa thuận khung là 1 năm và chỉ áp dụng trong năm 2023.

Đầu tư PPP mở rộng toàn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước cần được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, việc huy động nguồn lực xã hội để đầu tư giai đoạn 2 cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là phương án tối ưu.

Một đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Một đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Đây là nội dung ý kiến của UBND tỉnh Long An tại công văn số 8712/UBND – KT về việc nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM- Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP vừa được gửi tới Thủ tướng Chính phủ vào đầu tuần này.

Theo UBND tỉnh Long An, tuyến cao tốc TP. HCM- Trung Lương - Mỹ Thuận có hơn 28 km đi qua địa bàn tỉnh Long An, nên có vai trò rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là đến năm 2025, các tuyến cao tốc ở khu vực Tây Nam Bộ (cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng…) và tuyến vành đai 3 TP.HCM hoàn thành sẽ kết nối tạo thành mạng lưới đường cao tốc khu vực Nam Bộ.

Tại Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng đặt mục tiêu là đến năm 2030 hoàn thành việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận và tuyến cao tốc vành đai 3 TP. HCM(hiện nay đã và đang đầu tư giai đoạn 1 của các Dự án này).

Thực tế cho thấy giai đoạn 1 của tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đã và đang đóng vai trò rất quan trọng cho nhu cầu giao thông chất lượng cao trong khu vực. Tuy nhiên, do nhu cầu giao thông tăng cao nhưng quy mô giai đoạn 1 hạn chế, nên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thường xuyên ùn tắc và trong tương lai gần sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng giao thông.

“Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước cần được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, việc huy động nguồn lực xã hội để đầu tư giai đoạn 2 tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương – Mỹ Thuận theo phương thức PPP là phương án tối ưu”, ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đánh giá.

UBND tỉnh Long An cho rằng, Dự án đầu tư giai đoạn 2 tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP có chiều dài lên đến hơn 91 km, đi qua địa bàn TP. HCM và 2 tỉnh: Long An, tỉnh Tiền Giang, nên Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện dự án theo phương thức PPP là phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành và năng lực chuyên môn.

UBND tỉnh Long An cam kết sẽ tích cực phối hợp với Bộ GTVT và Nhà đầu tư đươc lựa chọn trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Long An.

Do hiện nay, tuyến cao tốc vành đai 3 TP.HCM giai đoạn 1 đang được triển khai đầu tư, dự kiến hoàn thành năm 2025, trong đó, có Dự án thành phần 7 dài khoảng 6,37 km, từ lý trình Km85+200 đến Km91+568 qua địa bàn tỉnh Long An với quy mô 4 làn xe cao tốc. Dự án thành phần 7 có vị trí kết nối với tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao Bến Lức.

Tại vị trí nút giao này có lưu lượng xe tập trung lớn nên cần sớm mở rộng theo quy hoạch để tránh ùn tắc và khai thác hiệu quả đầu tư của 3 tuyến cao tốc.

Do đó, UBND tỉnh Long An đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu bổ sung đầu tư giai đoạn 2 của Dự án thành phần 7 đường vành đai 3 TP.HCM dài khoảng 6,37 km phù hợp quy mô quy hoạch 8 làn xe cao tốc (đầu tư thêm 4 làn xe cao tốc) vào Dự án đầu tư giai đoạn 2 cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức PPP.

“UBND tỉnh Long An chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng đối với phạm vi mở rộng này (nếu có)”, công văn số 8712/UBND – KT nêu rõ.

Trước đó, vào ngày 31/8/2023, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6727/VPCP – CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu và đề xuất đầu tư mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương quy mô 8 làn xe, đoạn tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận quy mô 6 làn xe theo phương thức đầu tư PPP toàn tuyến.

Bộ GTVT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và địa phương có tuyến đường đi qua thống nhất loại hợp đồng phù hợp, trường hợp cần thiết báo cáo Quốc hội về việc áp dụng loại hợp đồng PPP và việc giao cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc đầu tư mở rộng được triển khai thuận lợi nhất có thể.

Khởi công Dự án nhà máy chế biến nông sản thực phẩm quy mô lớn ở ĐBSCL

Sáng ngày 27/9, tại Khu công nghiệp Sông Hậu (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), Công ty cổ phần Westfood Hậu Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng Tổ hợp Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Hậu Giang (Nhà máy Westfood Hậu Giang).

Đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Tổ hợp Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Hậu Giang (Nhà máy Westfood Hậu Giang)

Đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng Tổ hợp Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Hậu Giang (Nhà máy Westfood Hậu Giang)

Nhà máy Westfood Hậu Giang được xây dựng trên diện tích 7 ha, đạt chuẩn châu Âu, có công suất 30.000 tấn thành phẩm/năm, với tổng vốn đầu tư hơn 666 tỷ đồng. Dự kiến quý I/2025, Nhà máy đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Nhà máy Westfood Hậu Giang là một thành viên của Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu miền Tây - Westfood, với hơn 20 năm xây dựng và phát triển.

Hiện nay, Westfood đang sở hữu một trong những nhà máy chế biến trái cây hiện đại bậc nhất Việt Nam tại Cần Thơ. Các sản phẩm của Westfood đạt nhiều chứng chỉ quốc tế như FDA, IFS, KOSHER, BRC, HALAL; vươn đến các thị trường khó tính nhất thế giới như Mỹ, Úc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Westfood cho biết, thực hiện lời kêu gọi đầu tư của tỉnh Hậu Giang, Công ty đã phát triển vùng nguyên liệu trên diện rộng tại Hậu Giang. Cụ thể, Westfood đang sở hữu 150 ha vùng nguyên liệu khóm King MD2 tại huyện Phụng Hiệp; hiện Công ty đang làm Dự án phát triển 200 ha khóm MD2 tại Nông trường Mùa Xuân.

Đặc biệt, Công ty đã ký kết với huyện Phụng Hiệp hợp đồng hợp tác phát triển cây khóm MD2 với diện tích 2.000 ha. Việc xây dựng nhà máy Westfood Hậu Giang sẽ là động lực để Westfood tiếp tục thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu, không chỉ khóm King MD2 mà còn nhiều loại nông sản khác.

“Việc xây dựng nhà máy và phát triển nguyên liệu nhấn mạnh giá trị liên kết giữa doanh nghiệp và bà con nông dân. Doanh nghiệp chúng tôi mong muốn hỗ trợ bà con chuyển đổi cây trồng, tận dụng đặc tính thổ nhưỡng để sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi cũng cam kết hỗ trợ thu mua các sản phẩm của bà con với giá ổn định, giúp bà con yên tâm sản xuất, tránh các rủi ro bấp bênh về giá cả và nghịch lý được mùa mất giá. Đây chính là một trong những mong muốn lớn nhất của chúng tôi khi đến Hậu Giang đầu tư.

Dự kiến sau khi hoàn thành, Nhà máy Westfood Hậu Giang sẽ là một trong những nhà máy chế biến nông sản lớn nhất miền Tây. Chúng tôi sẽ sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm mới, chất lượng cao, bên cạnh những dòng sản phẩm Westfood hiện có”, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt chia sẻ.

Phát biểu tại buổi Lễ khởi công Nhà máy Westfood Hậu Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Hòa cho biết, đây là nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn được tổ chức khởi công trên địa bàn huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung.

Theo ông Hòa, với việc doanh nghiệp và nông dân hợp tác vừa mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho bà con nông dân, vừa giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất. Đây được xem là sự phát triển bền vững, là mục tiêu mà ngành nông nghiệp Hậu Giang hướng đến để doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi.

Bên cạnh đó, Dự án sẽ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

“Tôi đánh giá cao sự lựa chọn đúng đắn của Công ty khi quyết định phát triển Dự án này tại tỉnh Hậu Giang. Dự án rất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội và lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo”, ông Nguyễn Văn Hòa nhấn mạnh.

Về phía chính quyền địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cam kết, lãnh đạo tỉnh sẽ luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp trong quá trình xây dựng cũng như khi Dự án hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Dự án trục đường vành đai 3 Khánh Hòa tăng vốn lên 4.469 tỷ đồng

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, Dự án đầu tư trục đường Vành đai 3 kết nối đường Võ Nguyên Giáp và Đại lộ Nguyễn Tất Thành (tỉnh Khánh Hòa) với chiều dài khoảng 6 km, thuộc Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - Tiểu dự án tỉnh Khánh Hòa. Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư công trọng điểm theo Nghị quyết số 25-NQ-TU, ngày 30/9/2022 của Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Theo hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án đã được Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định, nhiều vấn đề tồn tại của dự án vẫn chưa được chủ đầu tư và đơn vị tư vấn nghiên cứu giải quyết triệt để.

Dự án đầu tư trục đường Vành đai 3 kết nối đường Võ Nguyên Giáp (ảnh) và Đại lộ Nguyễn Tất Thành (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: H.L

Dự án đầu tư trục đường Vành đai 3 kết nối đường Võ Nguyên Giáp (ảnh) và Đại lộ Nguyễn Tất Thành (tỉnh Khánh Hòa). Ảnh: H.L

Dự án Phát triển tích hợp thích ứng - Tiểu dự án tỉnh Khánh Hòa là dự án sử dụng nguồn vốn vay WB và có quy mô đầu tư rất lớn (so với các dự án đã được tỉnh triển khai thực hiện).

Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt đề xuất tại văn bản số 470/TTg-QHQT ngày 7/4/2021 với sơ bộ tổng mức đầu tư là 3.232 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn vay là 2.202 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng là 1.030 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tính đến ngày 23/8/2023, theo hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi, sơ bộ tổng mức đầu tư là 4.469 tỷ đồng (tăng 38%, tương ứng 1.237 tỷ đồng). Trong đó, nguồn vốn vay là 2.896 tỷ đồng (tăng 31,5%, tương ứng 694 tỷ đồng).

“Đây là mức tăng tổng mức đầu tư tương đối lớn so với đề xuất đã được các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định”, UBND tỉnh Khánh Hòa trả lời cho cử tri của tỉnh biết.

Ngoài ra, theo UBND tỉnh này, cơ cấu nguồn vốn dự án, nội dung các hợp phần đầu tư trong dự án có sự thay đổi đáng kể qua từng thời điểm, giai đoạn thực hiện.

Theo quy định hiện hành, vấn đề tăng nguồn vốn vay như trên phải tiến hành thủ tục điều chỉnh đề xuất dự án theo quy định của Chính phủ.

Để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản yêu cầu Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa tiến hành thực hiện một số vấn đề như: Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho ý kiến chỉ đạo thống nhất thực hiện thủ tục trình Trung ương điều chỉnh đề xuất Dự án; chủ trì, kiểm tra, rà soát, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại đã được Hội đồng thẩm định có ý kiến về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

9 tháng, doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài hơn 400 triệu USD

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng qua, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 416,8 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ.

Trong đó, có 84 Dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 244,8 triệu USD, giảm 29,5% so với cùng kỳ; và có có 18 lượt dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 171,96 triệu USD, gấp 3,38 lần so với cùng kỳ.

FPT hợp tác với Công ty Silvaco để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này

FPT hợp tác với Công ty Silvaco để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này

Như vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng các doanh nghiệp Việt đã rất nỗ lực đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.

Trong số các doanh nghiệp Việt, FPT là một trong những doanh nghiệp thời gian gần đây có nhiều động thái quan trọng. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden, FPT đã công bố đầu tư vào Mỹ, bắt tay với LandingAI - công ty tiên phong trong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley (Hoa Kỳ) nhằm đẩy nhanh quá trình đưa AI vào đào tạo tại hệ thống giáo dục FPT Education.

Còn trong chuyến công du tới Mỹ của Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây, FPT đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Silvaco (Mỹ) để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh ở lĩnh vực giàu tiềm năng này.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, các nhà doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Trong đó, bán buôn, bán lẻ dẫn đầu, với 26 dự án đầu tư mới và 6 lượt điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 150,64 triệu USD, chiếm 36,1% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Ngành thông tin truyền thông đứng thứ hai, với hơn 114,35 triệu USD, chiếm 27,4%; tiếp theo là các ngành sản xuất, phân phối điện, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo…

Ở góc độ đối tác, có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023. Dẫn đầu là Canada với 1 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 150,2 triệu USD, chiếm 36% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Singapore, Lào, Cuba…

Như vậy, lũy kế đến ngày 20/9/2023, Việt Nam đã có 1.667 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỷ USD, chiếm 52,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%); Campuchia (13,3%); Venezuela (8,3%)…

Đề xuất đầu tư 9.419 tỷ đồng nâng cấp các Quốc lộ kết nối Bắc Lào, Trung Quốc

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có công văn số 6386/CĐBVN – KHĐT kiến nghị Bộ GTVT xem xét, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ kết nối với Bắc Lào và Trung Quốc.

Một đoạn Quốc lộ 217

Một đoạn Quốc lộ 217

Dự án này có mục tiêu nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, rút ngắn khoảng cách giữa các cửa khẩu với các cảng biển, giảm thời gian chạy xe qua đó giảm được chi phí vận tải, giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tai nạn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án; tăng cường kết nối hành lang Đông – Tây, góp phần thúc đẩy giao thương với vùng Bắc Lào và Trung Quốc.

Có 3 quốc lộ được đưa vào danh mục Dự án gồm: Quốc lộ 279 đoạn Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên; Quốc lộ 4H (đoạn Km0+00 – Km47+00; đoạn Km147+200 - Km165+500 và nhánh ra cửa khẩu A Pa Chải), tỉnh Điện Biên; Quốc lộ 217 đoạn Quốc lộ 1 - đường Hồ Chí Minh, tỉnh Thanh Hóa.

Tổng chiều dài đầu tư xây dựng của Dự án (3 tuyến quốc lộ) khoảng 189 km, trong đó đoạn tuyến Quốc lộ 279 đoạn Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên được đầu tư nâng cấp, cải tạo có chiều dài 38,7 km; đoạn tuyến Quốc lộ 4H (đoạn Km0+00 – Km47+00; đoạn Km147+200 - Km165+500 và nhánh ra cửa khẩu A Pa Chải), tỉnh Điện Biên được nâng cấp, cải tạo có chiều dài 56 km; đoạn tuyến Quốc lộ 279 đoạn Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên được đầu tư nâng cấp, cải tạo có chiều dài 94,4 km.

Các đoạn tuyến Quốc lộ thuộc Dự án sẽ được nâng cấp, cải tạo để đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi hoặc đường cấp III đồng bằng, quy mô 2 làn xe. Các công trình cầu và hệ thống ATGT được đầu tư đồng bộ với quy mô đường.

Tổng mức đầu tư Dự án dự kiến khoảng 9.419,74 tỷ đồng, tương đương khoảng 396,40 triệu USD, trong đó chi phí dành cho Quốc lộ 279 là 2.044 tỷ đồng; Quốc lộ 4H là 3.904 tỷ đồng và Quốc lộ 217 là 3.466 tỷ đồng.

Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị cấp có thẩm quyền vay vốn ưu đãi của WB trị giá khoảng 7.494,15 tỷ đồng (tương đương khoảng 315,37 triệu USD) cho các hạng mục: chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật/tư vấn thiết kế bản vẽ thi công trước thuế; chi phí tư vấn giám sát thi công trước thuế và chi phí dự phòng cho các hạng mục trên.

Phần vốn đối ứng trị giá khoảng 1.925,59 tỷ đồng (tương đương khoảng 81,03 triệu USD) được sử dụng cho các hạng mục: chi phí quản lý dự án, tư vấn 7 đầu tư xây dựng còn lại, chi phí khác; chi phí giải phóng mặt bằng; các loại thuế, phí; chi phí dự phòng cho các hạng mục trên.

Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Dự án sẽ có thời gian thực hiện là 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2025 đến năm 2029).

Bình Dương thu hút gần 1,3 tỷ USD vốn FDI trong 9 tháng từ đầu năm 2023

Ngày 29/9, hai doanh nghiệp Châu Âu Louis Dreyfus Company (LDC) và Instanta Sp. z o.o. (Instanta) chính thức khánh thành nhà máy ILD Coffee Việt Nam, với công suất 5.600 tấn cà phê hòa tan sấy lạnh hàng năm được đặt tại tỉnh Bình Dương.

Nghi thức khánh thành nhà máy ILD Coffee Việt Nam. (Ảnh: Lê Toàn)

Nghi thức khánh thành nhà máy ILD Coffee Việt Nam. (Ảnh: Lê Toàn)

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Dành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong những năm qua, Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội và về tốc độ thu hút vốn FDI.

Tổng sản phẩm (GRDP) của Bình Dương luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh dịch chuyển tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của Bình Dương tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực: GRDP ước tăng 4,9 % so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 7,2 %); Dự kiến GRDP năm 2023 tăng 6 % so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu của Bình Dương ước đạt 23 tỷ đô la Mỹ (USD), giảm 13,2 % so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 11,9 %); kim ngạch nhập khẩu ước đạt 16,1 tỷ USD, giảm 14,8 % (cùng kỳ giảm 1,6 %).

Với môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, trong những năm gần đây Bình Dương luôn là một trong số những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Riêng trong 9 tháng năm 2023 đã thu hút khoảng 1,3 tỷ USD, gồm 84 Dự án mới, 31 dự án điều chỉnh tăng vốn và 95 dự án góp vốn mua cổ phần.

Lũy kế đến ngày 15/9, Bình Dương có 4.166 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 40,2 tỷ USD. Bình Dương hiện đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn FDI, sau TP.HCM.

Thông tin thêm về việc “bắt tay” với Instanta để xây dựng nhà máy mới, ông Ben Clarkson, Giám đốc Ngành hàng Cà phê Toàn cầu của LDC cho biết, việc liên doanh với Instanta sẽ hỗ trợ chiến lược đa dạng hóa toàn cầu của LDC thông qua việc cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng hơn. Đồng thời phản ánh cam kết của LDC với Việt Nam - thị trường trọng điểm của LDC.

Ngoài ra, nhà máy ILD Coffee Việt Nam cũng sẽ bổ trợ cho hoạt động kinh doanh cà phê nhân xanh Robusta toàn cầu hiện tại của LDC. Đồng thời mở rộng danh mục sản phẩm của chúng tôi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ông Jacek Szymczyk, Chủ tịch Instanta cũng chia sẻ, nhà máy ILD Coffee Việt Nam được trang bị công nghệ chiết xuất và sấy lạnh hiện đại nhất. Đồng thời được chứng nhận an toàn thực phẩm FSSC 22000 và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SMETA – phản ánh cam kết của công ty về an toàn trong sản xuất và vận hành.

“Cùng với cam kết của các đối tác về sản xuất và phân phối cà phê bền vững, các thiết bị sản xuất của nhà máy cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động đến môi trường - ví dụ, sử dụng nồi hơi sinh khối từ bã cà phê đã qua sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra hơi nước”, ông Jacek Szymczyk chia sẻ.

Doanh nghiệp Đức xem xét đầu tư nhà máy thép không gỉ khoảng 1,5 tỷ Euro tại Hà Tĩnh

Tiếp đoàn Công tác của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại Đức, bà Antonia Zahn - Weber, Giám đốc điều hành Công ty VFT Industry UG đã trao đổi về việc dự kiến xây dựng nhà máy thép không gỉ với tổng mức đầu tư dự kiến 1,5 tỷ Euro, trên diện tích 250 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Tiếp đoàn Công tác của UBND tỉnh Hà Tĩnh là bà Antonia Zahn - Weber, Giám đốc điều hành Công ty VFT Industry UG. Ảnh nguồn: BHT

Tiếp đoàn Công tác của UBND tỉnh Hà Tĩnh là bà Antonia Zahn - Weber, Giám đốc điều hành Công ty VFT Industry UG. Ảnh nguồn: BHT

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải giới thiệu về tiềm năng cũng như lợi thế khi đầu tư tại Hà Tĩnh như: giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào... Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137 km, trong đó Vũng Áng - Sơn Dương là một trong những cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, có thể tiếp đón tàu trên 30 vạn tấn.

Đặc biệt, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh ngày càng được cải thiện, tỉnh Hà Tĩnh sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong thời qua, đã có nhiều Dự án đầu tư nước ngoài vào Hà Tĩnh với quy mô lớn. Gần đây nhất, Hà Tĩnh vừa mới kêu gọi thành công dự án xây dựng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ của Tập đoàn VSIP (Singapore), dự án đã được trao chứng nhận đầu tư khi Thủ tướng Singapore sang thăm Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Antonia Zahn - Weber cho biết, hiện Công ty đang có những hợp tác với các nước Đông Nam Á như Philippines, Indonesia... Trong thời gian qua, đơn vị cũng đã tìm hiểu để đầu tư vào Việt Nam và nhận thấy nhiều điều kiện, lợi thế của Hà Tĩnh. Đặc biệt, Hà Tĩnh ngày càng thu hút được nhiều tập đoàn, dự án lớn của thế giới quan tâm, đầu tư.

Trên tinh thần đồng hành, kết nối, hợp tác, hài hòa lợi ích để cùng phát triển bền vững, sau khi thảo luận, hai bên đã cùng thống nhất tạo điều kiện để VFT Industry UG triển khai các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy thép không gỉ tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng diện tích dự kiến là 250 ha, tổng mức đầu tư dự kiến 1,5 tỷ Euro, công suất sản xuất thép ước đạt 1,1 triệu tấn/năm.

Bà Antonia Zahn-Weber cho biết thêm, dự án xây dựng nhà máy thép không gỉ tại KKT Vũng Áng sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, vận hành hoàn toàn tự động theo cơ chế tuần hoàn, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện môi trường, phù hợp với các định hướng phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của Hà Tĩnh.

VFT Industry UG là doanh nghiệp có lợi thế về sử dụng công nghệ cắt giảm khí carbon (CO2) nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã đề ra.

Dự án 1,5 tỷ USD Stavian Quảng Yên nhận giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ

Tại sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023, diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 29/9, Dự án Nhà máy Hoá dầu Stavian Quảng Yên đã chính thức nhận các giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ hóa dầu sản xuất hạt Polypropylene (PP).

Ông Đinh Đức Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoá dầu Stavian Quảng Yên đã nhận các giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ từ ông Phạm Xuân Đài, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Ninh. Sự kiện diễn ra dưới sự chứng kiến của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang.

Dự án Nhà máy Hoá dầu Stavian Quảng Yên do Công ty cổ phần Stavian Hóa chất và Công ty cổ phần Cảng hàng lỏng Hưng Yên (YHLP) đầu tư. Dự án dự kiến được xây dựng trên diện tích 30 hecta tại Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Với tổng mức đầu tư ước tính lên đến 1,5 tỷ USD, quy mô sản xuất 600.000 tấn hạt Polypropylene/năm, Hóa dầu Stavian Quảng Yên sẽ áp dụng các công nghệ bản quyền tiên tiến nhất thế giới của Công ty Honeywell UOP (Hoa Kỳ) và Công ty Basell Poliolefine Italia (Ý) vào sản xuất. Trong đó, có công nghệ sản xuất Propylene từ Propane thế hệ mới nhất bằng phương pháp khử Hydro và công nghệ sản xuất Polypropylene sử dụng công nghệ Spheripol.

Bên cạnh công nghệ hiện đại, Dự án còn sử dụng trang thiết bị công nghệ cao, tự động hóa và thân thiện với môi trường được nhập khẩu trực tiếp từ các nước khối EU và G7, đồng thời ứng dụng các giải pháp kỹ thuật cao nhằm tiết kiệm và tối ưu hóa sử dụng nguồn nước trong hoạt động sản xuất hóa dầu, đảm bảo tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính.

Trước đó, Stavian Quảng Yên cũng đã chính thức công bố đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật tổng thể của Dự án. Với dư địa phát triển sản xuất hóa dầu tại Việt Nam rất lớn, Dự án Nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên được kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất khâu sau, gia tăng khả năng tự chủ về nguồn nguyên liệu, đồng thời tạo nên làn sóng đầu tư mới để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, lâu dài cho tỉnh Quảng Ninh và các địa phương lân cận.

Dự án dự kiến đóng góp hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng nghìn lao động kỹ thuật trình độ cao.

Triển khai xây dựng cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định

Ngày 29/9, tỉnh Nam Định tổ chức Lễ triển khai thi công dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định, thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.

Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định với Ninh Bình thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng với tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, chiều dài 2 km đi qua xã Khánh Cường, Khánh Trung thuộc địa phận huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình và 3 xã Nghĩa Châu, Nghĩa Trung, Nghĩa Thái thuộc địa phận huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Dự án có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị nhấn mạnh: Đây là một trong các dự án trọng điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của các tỉnh ven biển, mang tính liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng, rút ngắn thời gian và khoảng cách di chuyển giữa các tỉnh phía Nam, tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng và ngược lại.

Các dự án khi hoàn thành đồng bộ sẽ mở ra rất nhiều cơ hội phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, nhất là đối với vùng kinh tế ven biển của tỉnh Nam Định, cũng như các tỉnh ven biển của đồng bằng Bắc bộ. Qua đó, tạo động lực phát triển mạnh kinh tế - xã hội các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình.

Để dự án triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đề nghị tỉnh Ninh Bình tiếp tục quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư thực hiện đồng bộ công tác giải phóng mặt bằng và các thủ tục có liên quan trong quá trình thực hiện dự án.

UBND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) chỉ đạo, tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ dự án. nhà thầu thi công tập trung huy động nguồn lực, có kế hoạch thi công phù hợp, đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh - chủ đầu tư chỉ đạo rà soát, thực hiện đầy đủ các thủ tục triển khai dự án theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ cùng đơn vị tư vấn giám sát đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, mỹ thuật, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh, giải ngân vốn đầu tư của dự án theo đúng kế hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng đề xuất Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải tiếp tục quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh triển khai dự án, chỉ đạo đẩy nhanh công tác triển khai các thủ tục sớm đầu tư dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình để kết nối đồng bộ với dự án, phát huy hiệu quả đầu tư.

Bộ GTVT làm rõ kế hoạch mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn

Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai liên quan đến việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai lên quy mô 4 làn xe.

Theo Bộ GTVT, tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài 264 km, quy mô 6 làn xe.

Hiện nay, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đang khai thác với quy mô 4 làn xe đối với đoạn Nội Bài - Yên Bái, 2 làn xe đối với đoạn Yên Bái - Lào Cai do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý, khai thác.

Sau gần 10 năm khai thác, lưu lượng giao thông trên đoạn tuyến cao tốc Yên Bái - Lào Cai tăng cao nên theo Bộ GTVT, việc đầu tư mở rộng đoạn tuyến để đáp ứng nhu cầu vận tải, khai thác đồng bộ toàn tuyến là cần thiết.

Tại Thông báo số 321/TB-VPCP ngày 6/10/2022 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và VEC khẩn trương nghiên cứu phương án huy động vốn, hình thức đầu tư để tiếp tục mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai theo quy mô 4 làn xe.

“Vì vậy, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai có ý kiến với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ, xác định phương án mở rộng đoạn tuyến cao tốc Yên Bái - Lào Cai. Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Lào Cai, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện”, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.

Trước đó, VEC đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT cho phép tiến hành đầu tư mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai.

Cụ thể, VEC sẽ huy động bằng các nguồn vốn hợp pháp theo quy định để mở rộng đoạn cao tốc Yên Bài-Lào Cai dài 83km, từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe, chiều rộng nền đường 24m, vận tốc thiết kế 100km/giờ.

Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án mở rộng đoạn Yên Bái-Lào Cai lên 4 làn xe là 8.740 tỷ đồng, trong đó đầu tư mở rộng 2 làn xe lên 4 làn xe đoạn Yên Bái - Lào Cai là 5.663,7 tỷ đồng; đầu tư tạo nhám đoạn và mở 3 cầu đoạn Nội Bài-Yên Bái là 3.076,326 tỷ đồng.

Theo thống kê của VEC, sau 8 năm đưa vào khai thác, đoạn tuyến Yên Bái - Lào Cai có quy mô phân kỳ đầu tư 2 làn xe đã bộc lộ nhiều bất cập; tốc độ khai thác thực tế trên đoạn tuyến thấp hơn thiết kế (tốc độ khai thác trung bình trên đoạn chỉ đạt khoảng 50km/giờ so với tốc độ thiết kế 80km/giờ); tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông do khai thác theo quy mô đường 2 làn xe mà không có dải phân cách giữa.

Tin bài liên quan