Đầu tư tuần qua: Đề xuất đầu tư 4.328 tỷ nâng đời Sân bay Liên Khương; 8.500 tỷ đồng làm nhà máy điện sinh khối

Đề xuất đầu tư 4.328 tỷ nâng đời Sân bay Liên Khương theo phương thức PPP; An Việt Phát muốn làm nhà máy điện sinh khối 8.500 tỷ đồng tại Hà Tĩnh…
Đầu tư tuần qua: Đề xuất đầu tư 4.328 tỷ nâng đời Sân bay Liên Khương; 8.500 tỷ đồng làm nhà máy điện sinh khối

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua

An Việt Phát muốn làm nhà máy điện sinh khối 8.500 tỷ đồng tại Hà Tĩnh

Tập đoàn An Việt Phát đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận địa điểm nghiên cứu, khảo sát dự án nhà máy điện sinh khối 8.500 tỷ đồng tại huyện Kỳ Anh.

Theo đề xuất của nhà đầu tư,Dự án nhà máy điện sinh khối An Việt Phát tại Hà Tĩnh có công suất 112 MW sẽ đầu tư xây dựng tại huyện Kỳ Anh, diện tích sử dụng 30 ha. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 8.500 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Lãnh đạo địa phương tham quan tại Nhà máy Sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát Hà Tĩnh (giai đoạn 1) do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư. Ảnh tư liệu

Lãnh đạo địa phương tham quan tại Nhà máy Sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát Hà Tĩnh (giai đoạn 1) do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư. Ảnh tư liệu

An Việt Phát cam kết sẽ triển khai thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch phát triển điện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng các yêu cầu về tiến độ đầu tư.

Theo Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, trước đề xuất của doanh nghiệp, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở ngành và địa phương soát xét, căn cứ quy định về pháp luật và quy hoạch có liên quan định hướng phát triển, tình hình chấp hành luật đầu tư và hiệu quả của các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn, tham mưu đề xuất báo cáo UBND tỉnh trước ngày 18/3/2022.

Tại Hà Tĩnh, vào tháng 3/2021, An Việt Phát đã bắt đầu vận hành nhà máy chế biến lâm sản hơn 1.287 tỷ đồng sau 13 tháng khởi công xây dựng tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Nhà máy có diện tích trên 155.000 m2, công suất gỗ xẻ đạt 56.160 tấn/năm; ván ép trên 187.200 tấn/năm; sản lượng phế phẩm từ hoạt động khai thác gỗ xẻ và ván ép là 224.640 tấn/năm; công suất viên gỗ nén đạt 150.000 tấn/năm và các sản phẩm, dịch vụ cung cấp gỗ xẻ, ván ép, viên gỗ nén.

Hiện nay, An Việt Phát đang sở hữu 9 nhà máy sản xuất viên gỗ nén tại Bình Dương, Đồng Nai, Phú Thọ; 2 nhà máy liên doanh ở Quy Nhơn – Bình Định; 2 kho chứa gỗ ở miền Nam; 1 kho gia công sản xuất giấy ở Củ Chi (TP.HCM)

Ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4

PV Power và liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation; Lilama vừa ký Hợp đồng EPC Dự án điện Nhơn Trạch 3&4 cùng các thoả thuận liên quan khác.

Chiều nay, 14/3, tại Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và liên danh nhà thầu Samsung C&T Corporation; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) tổ chức lễ ký kết hợp đồng Thiết kế - Mua sắm - Xây dựng - Lắp đặt - Chạy thử và Nghiệm thu (Hợp đồng EPC) Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (Dự án Nhơn Trạch 3&4) cùng các thoả thuận liên quan khác.

Dự án Nhơn Trạch 3&4 là dự án quan trọng quốc gia thuộc Quy hoạch điện VII được Chính phủ giao cho PV Power làm chủ đầu tư, có công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD tại Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đây là dự án nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên ở Việt Nam; góp phần thực hiện“Cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Hợp đồng EPC của Dự án Nhơn Trạch 3&4 được ký kết giữa PV Power và Liên danh nhà thầu Samsung C&T, Lilama. Đây được xem là hợp đồng quan trọng nhất, quyết định cơ bản sự thành công và hiệu quả của Dự án. Giá trị hợp đồng hơn 940 triệu USD (trong đó phần trong nước thực hiện chiếm 39%).

Thiết bị chính gồm tua bin khí, tua bin hơi, máy phát điện, lò thu hồi nhiệt và hệ thống điều khiển (DCS) do nhà sản xuất hàng đầu thế giới là hãng General Electric (GE) cung cấp. Tua bin khí của Dự án thuộc thế hệ H, có công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất thế giới vào thời điểm hiện nay.

Đây là tổ hợp tổng thầu quốc tế có năng lực và kinh nghiệm, vừa phát huy nội lực, lợi thế nhà thầu trong nước đồng thời cũng phát huy được thế mạnh về công nghệ của nhà thầu quốc tế.

Thoả thuận khung (HOA) về bảo trì, sửa chữa dài hạn Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 được ký kết giữa PV Power và GE. Thoả thuận khung là tiền đề để các bên có cơ sở đi đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng LTMA (Bảo trì sửa chữa dài hạn thiết bị chính) cho Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.

Việc thu xếp vốn cho dự án đã được PV Power triển khai trong suốt thời gian qua và đến nay Chủ đầu tư khẳng định đảm bảo thu xếp đầy đủ vốn cho dự án. Trong đó vốn chủ sở hữu 25% và các khoản vốn vay 75% từ các nguồn ECA (tín dụng xuất khẩu) (600 triệu USD); vay thương mại nước ngoài (300 triệu USD) và vay trong nước (4.000 tỷ đồng).

Nhằm hiện thực hoá các khoản vốn vay, PV Power cũng thực hiện ký kết gia hạn Thư ủy quyền cho tổ hợp ngân hàng Citi (Mỹ) & ING (Hà Lan) điều phối, thu xếp vốn Tín dụng Xuất Khẩu (ECA) cho dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.

Đồng thời, PV Power và Ngân hàng SMBC (Nhật Bản) sẽ ký kết thư chỉ định khoản vay 200 triệu USD tài trợ dự án đầu tư của PV Power.

Theo đó, tổ hợp ngân hàng Citi & ING sẽ tiếp tục hỗ trợ PV Power làm việc với các tổ chức ECA để thu xếp nguồn vốn vay dài hạn cho dự án Nhơn Trạch 3&4. Bên cạnh đó, SMBC sẽ trở thành ngân hàng cho vay khoản vay ECA không ràng buộc xuất xứ, không có tài sản đảm bảo, không yêu cầu bảo lãnh của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay ngân hàng TMCP trong nước, với mục đích tài trợ cho các dự án của PV Power, trong đó có Dự án Nhơn Trạch 3&4. Thời hạn của khoản vay lên tới 12 năm, bao gồm cả thời gian ân hạn.

Dự án Nhơn Trạch 3&4 dự kiến vận hành vào năm 2024 - 2025, hàng năm sẽ cung cấp ổn định cho lưới điện Quốc gia khoảng 9 tỷ kWh. Dự án góp phần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch tại Việt Nam; tăng nguồn thu thuế hàng ngàn tỷ mỗi năm cho địa phương; đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong thời gian xây dựng cũng như giai đoạn vận hành.

Dự án Nhơn Trạch 3&4 sẽ mở ra một chương mới trong việc hình thành phát triển chuỗi các dự án LNG tại Việt Nam.

Năm 2022, Hà Nội khởi công xây dựng thêm 2 cảng cạn

Năm 2022, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng 2 cảng cạn tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2022.

Theo đó, Hà Nội xác định 3 mục tiêu và 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để phát triển logistics năm 2022. Mục tiêu được nêu rõ là phát triển hoạt động logistics nhằm thúc đẩy sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử; phát triển kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, kết cấu hạ thông thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại, đưa Hà Nội trở thành một đầu mối logistics quan trọng của vùng, cả nước và khu vực.

Đồng thời, thúc đẩy doanh nghiệp dịch vụ logistics đổi mới, sáng tạo, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics ở mức độ 3, mức độ 4; hướng đến mức độ 5, logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại, hiệu quả và chuyên nghiệp.

UBND Thành phố giao Sở Công thương chủ trì, triển khai với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính, giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện ở tất cả các khâu.

Trọng tâm là các lĩnh vực: Công thương, hải quan, thuế, giao thông vận tải. Xây dựng cơ chế phối hợp và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố và các cơ quan sở, ngành, chính quyền các cấp của thành phố trong việc triển khai các quy định pháp luật về quản lý và phát triển logistics; chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh hàng hóa và phát triển nguồn nhân lực…

Bên cạnh đó, Thành phố cũng sẽ phát triển hạ tầng dịch vụ logistics, cụ thể hóa quy hoạch các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn. Tập trung đôn đốc tiến độ, tăng cường phối hợp giữa các ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh các Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics.

Phấn đấu trong năm 2022 khởi công xây dựng 2 cảng cạn ICD (tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức); xác định vị trí, ranh giới, diện tích cụ thể 2 trung tâm logistics (tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn); chấp thuận chủ trương đầu tư 1 cảng container quốc tế (tại xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm)… Tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án hạ tầng dịch vụ logistics theo quy hoạch.

Thành phố cũng sẽ thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường và hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trong các khâu lưu thông, vận chuyển, phân phối, dự trữ hàng hóa; xử lý nghiêm minh và kịp thời các vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn và trong cả nước, với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế; khuyến khích, thu hút các nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng giao dịch tại thành phố nhằm xây dựng Hà Nội thành trung tâm điều hành logistics của khu vực miền Bắc.

Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các địa phương lân cận trong vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm tạo thuận lợi cho sự giao lưu vận chuyển, phân phối hàng hóa của thành phố với các tỉnh, thành phố khác...

Đồng Tháp: Trên 165 tỷ đồng nâng cấp ĐT.855 đoạn thị trấn Tràm Chim - Hòa Bình

Dự án nâng cấp mở rộng tuyến Đường tỉnh 885 (ĐT.855) đoạn thị trấn Tràm Chim - Hòa Bình có chiều dài tuyến khoảng 14,9 km, với tổng mức đầu tư trên 165 tỷ đồng.

Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông

Thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có Quyết định phê duyệt Dự án nâng cấp mở rộng tuyến ĐT.855 đoạn thị trấn Tràm Chim - Hòa Bình.

Mục tiêu đầu tư Dự án nhằm khai thác đồng bộ, có hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông sẵn có trên tuyến, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Tháp.

Dự án được thực hiện tại huyện Tam Nông, có điểm đầu tại Km0+000, mố B cầu Tam Nông thuộc thị trấn Tràm Chim; điểm cuối tại Km14+911.56, giao với ĐT.845 xã Hòa Bình; với chiều dài tuyến khoảng 14,9 km; chiều rộng nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m. Riêng đoạn Km0+000 đến Km0+632,96 (từ cầu Tam Nông đến vị trí giao cắt cầu Cà Dâm) có nền đường rộng 12 m; mặt đường rộng 9 m để phù hợp với dự án xây dựng cầu Phú Hiệp và cầu Cà Dâm; đoạn Km9+820,08 – Km10+179,80 (đoạn qua chợ Tân Công Sính) có mặt đường rộng 12 m phù hợp với quy hoạch chi tiết tuyến dân cư Tân Công Sính.

Dự án có tổng mức đầu tư trên 165 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương do cấp tỉnh quản lý và phân bổ giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng trên 39 tỷ đồng, chi phí xây dựng trên 101 tỷ đồng, còn lại là chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư...

Thời gian thực hiện dự án: 2021 - 2024.

UBND tỉnh Đồng Tháp giao Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông tỉnh Đồng Tháp (chủ đầu tư dự án) và UBND huyện Tam Nông (chủ đầu tư Hợp phần bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án) có trách nhiệm thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư dự án theo đúng quy định.

Quảng Nam: Đề xuất không thu hồi cát trắng tại 80 ha dự án KCN Tam Thăng mở rộng

Do áp lực tiến độ bàn giao mặt bằng, tỉnh Quảng Nam đề xuất không thu hồi khoáng sản tại 80 ha giai đoạn I Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng.

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Tỉnh về việc thu hồi cát trắng tại Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng.

Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng có tổng trữ lượng cát trắng khoảng 2,05 triệu m3.

Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng có tổng trữ lượng cát trắng khoảng 2,05 triệu m3.

Theo Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 24/01/2022. Dự án có tổng diện tích 242 ha, tổng vốn đầu tư 768 tỷ đồng, được chia làm 3 giai đoạn.

Trong đó giai đoạn 1, diện tích sử dụng đất là 80 ha, thời gian thực hiện từ quý I/2022 đến quý I/2024. Giai đoạn 2, diện tích sử dụng là 80 ha, thời gian thực hiện từ quý I/2024 đến quý I/2025. Giai đoạn 3 là 82 ha, thời gian thực hiện từ quý I/2025 đến quý I/2026.

Qua khảo sát và đánh giá sơ bộ thì toàn bộ diện tích Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng đều có cát trắng với chiều sâu tùy thuộc vào từng vị trí, trung bình từ 0,6 m đến trên 2,0 m. Tổng trữ lượng cát trắng trong toàn bộ phạm vi Dự án dự kiến khoảng 2,05 triệu m3. Riêng trong phạm vi 80 ha giai đoạn 1 (dự kiến bàn giao đất cho Tập đoàn Hyosung), chiều sâu trung bình lớp cát trắng khoảng 0,6 m, trữ lượng khoảng 500.000 m3 .

Tỉnh Quảng Nam đã có đề nghị điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa thực hiện việc điều chỉnh theo quy định của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia…

Vì vậy, Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam đã đề xuất phương án thu hồi khoáng sản tại Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng.

Theo đó, Ban Quản lý đề nghị UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép không khai thác thu hồi khoáng sản đối với phần diện tích 80 ha giai đoạn I. Lý do là phần diện tích đất 80 ha (giai đoạn I) do yêu cầu về tiến độ bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư là Tập đoàn Hyosung xây dựng nhà máy, cụ thể là bàn giao 20 ha trong tháng 6/2022 và chậm nhất cuối năm 2023 bàn giao đủ 60 ha còn lại của giai đoạn I.

Ngoài ra, tại khu vực này có chiều sâu lớp cát trắng nhỏ, việc khai thác, thu hồi khoáng sản không hiệu quả, thời gian kéo dài ảnh hưởng tiến độ triển khai dự án của nhà đầu tư.

Đối với giai đoạn II và III, với phần diện tích 162 ha còn lại, thực hiện quý I/2024 đến quý I/2026, có trữ lượng khoảng 1,55 triệu khối. Thời gian này có thể vừa triển khai xây dựng vừa kết hợp thu hồi khoáng sản. Vì vậy, Ban Quản lý đề nghị UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép thực hiện thu hồi khoáng sản theo quy định.

Phản hồi về đề xuất của Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung và các đơn vị liên quan khảo sát cụ thể phân bố, chiều dày, sơ bộ trữ lượng khoáng sản trong phạm vi giai đoạn 1 (80ha) của dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng.

Sau khi có kết quả, tham mưu UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường theo 2 phương án. Phương án 1, trong trường hợp có trữ lượng thấp thì đề nghị cho phép không khai thác thu hồi khoáng sản. Trường hợp có trữ lượng lớn thì thực hiện cho khai thác nhanh, không thông qua đánh giá trữ lượng; thực hiện thủ tục đấu giá khai thác khoáng sản theo tiến độ bàn giao mặt bằng cho Công ty TNHH Hyosung.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai làm việc với Công ty TNHH Hyosung để thống nhất tiến độ bàn giao mặt bằng và cung cấp thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các thủ tục đấu giá khai thác khoáng sản theo hình thức cuốn chiếu.

TP.Hải Dương sẽ điều chỉnh quy hoạch chung theo hướng đô thị ven sông

UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức họp, xin ý kiến về phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Hải Dương đến năm 2040 làm cơ sở hoàn thiện trình Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng phê duyệt.

Trong vùng Thủ đô Hà Nội, TP.Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam Đồng bằng Sông Hồng. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện đến nay đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh. Từ đó, phạm vi khu vực lập điều chỉnh quy hoạch lần này là toàn bộ ranh giới hành chính TP.Hải Dương được điều chỉnh theo Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương, bao gồm 19 phường và 6 xã, với tổng diện tích tự nhiên là 111,64 km2.

Mục tiêu lập quy hoạch được xác định là để phát triển TP.Hải Dương với những vị thế và xu hướng phát triển mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, di sản văn hoá, bản sắc con người xứ Đông để phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời, đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I; xây dựng TP.Hải Dương thành đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn nhà đầu tư, thu hút lực lượng lao động, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu. Từ đó, làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các Dự án đầu tư xây dựng.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương đã chỉ rõ việc TP.Hải Dương đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I năm 2019 nhưng hiện vẫn tồn tại bất cập về hạ tầng giao thông, thiết chế văn hóa, xử lý nước thải. Do đó, phương án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố phải nhìn thẳng vào những hạn chế, vướng mắc để có tính toán hợp lý, lâu dài. Các nội dung điều chỉnh phải dựa trên cơ sở thực tế, định hướng phát triển, thể hiện tầm nhìn chiến lược. TP.Hải Dương và đơn vị tư vấn cần xác định nguồn lực triển khai thực hiện. Kinh phí đầu tư, thực hiện quy hoạch cần được hoạch định từ khi làm quy hoạch để tránh lúng túng, bị động.

Ông Bản cũng lưu ý trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Hải Dương phải quan tâm việc khai thác tiềm năng, lợi thế của sông Thái Bình, sông Sặt. Coi đây là điểm nhấn trong phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố trong thời gian tới. Đồng thời, phải tính đến phương án di chuyển những công trình không phù hợp ra khỏi khu vực nội thành.

Theo bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Xây dựng, Hải Dương cần làm rõ hơn về việc khai thác hiệu quả sông Sặt và sông Thái Bình; đưa ra các yêu cầu về thiết kế đô thị đối với từng khu vực và cân nhắc về việc phát triển hệ thống giao thông đường sắt.

Các ý kiến các đại biểu tại hội nghị cũng cho rằng, TP.Hải Dương có đủ điều kiện để trở thành đầu mối, trung tâm về thương mại nông sản và trung tâm logistic. Việc di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi trung tâm Thành phố cần giải quyết rốt ráo, tạo không gian cho đô thị. Hệ thống giao thông cần phát triển theo hướng tăng kết nối liên vùng, đặc biệt là với tuyến đường vành đai 5 của Hà Nội sắp tới triển khai.

Các chuyên gia cũng lưu ý Hải Dương việc quy hoạch cũng cần đánh giá đúng tầm và quan tâm để có những công trình, không gian bảo tồn, phát triển những nét đặc sắc của văn hóa xứ Đông. Điều chỉnh quy hoạch TP.Hải Dương cần tính toán và cập nhật với những chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu về sử dụng đất đối với tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 – 2030 để đồ án đảm bảo tính khả thi cao. Định hướng phát triển đặt trong tổng thể không gian đô thị và giá trị cốt lõi là tính văn hóa bản địa, từ đó nâng cao thương hiệu đô thị. Phương án điều chỉnh quy hoạch phải khớp với quy hoạch về đất đai, phù hợp với hệ thống pháp lý hiện hành. Ngoài ra, quy hoạch phải có tính kế thừa, trên nền tảng cấu trúc đô thị hiện có.

Theo báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP.Hải Dương đến năm 2040, trong định hướng phát triển, Thành phố sẽ kế thừa 3 mục tiêu của quy hoạch cũ là Thành phố năng động, Thành phố văn hóa - lịch sử, Thành phố sống khỏe. Đồng thời, bổ sung thêm 02 mục tiêu là Thành phố xanh, thông minh và Thành phố sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu. TP.Hải Dương được định hướng phát triển từ đô thị trung tâm hiện hữu xuống phía nam sông Sặt và phía Tây sông Thái Bình là khu vực phát triển các khu đô thị tổng hợp, bao gồm các chức năng chính về phát triển dân cư đô thị, giáo dục, dịch vụ thương mại, trung chuyển đầu mối giao thông. Về phía Bắc và Đông của Thành phố sẽ phát triển đô thị sinh thái và hệ sinh thái nông nghiệp kết hợp với du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng ven sông, du lịch nông nghiệp.

Hậu Giang sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư quy mô lớn

Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 sẽ được tổ chức vào ngày 16-17/6/2022. Dự kiến sẽ có Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương... tham dự Hội nghị.

Ngày 14/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh đã ký ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.

Tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tháng 6 năm 2022

Tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào tháng 6 năm 2022

Với chủ đề “doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui”, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 với sự chủ trì của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang, sẽ được tổ chức vào 2 ngày 16-17/6/2022 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang, với quy mô khoảng 200 - 300 đại biểu (trong đó khoảng 100 - 150 doanh nghiệp).

Đặc biệt, theo Kế hoạch, tham dự Hội nghị dự kiến sẽ có Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long; các doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực trong và ngoài nước; một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam...

Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày. Cụ thể, vào ngày 16/6/2022, buổi sáng, thực hiện các chuỗi sự kiện bên lề Hội nghị gồm có: Khai trương, khởi công, khánh thành. Buổi chiều, tổ chức đồng thời 5 Hội thảo (mỗi Hội thảo khoảng 50 đại biểu), gồm: Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực công nghiệp”; Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp”; Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực đô thị”; Hội thảo “Tiềm năng và cơ hội đầu tư phát triển vào lĩnh vực du lịch” và Hội thảo “Xúc tiến đầu tư lĩnh vực công nghệ thông tin”.

Vào sáng ngày 17/6/2022, khai mạc Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 với các hoạt động: Văn nghệ chào mừng; chiếu video clip “Quê hương đất nước con người Hậu Giang”; phát biểu khai mạc; công bố Ban Chỉ đạo Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh; tham luận tại Hội nghị (6 tham luận).

Đồng thời, tại Hội nghị, UBND tỉnh Hậu Giang tiến hành trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư; ký biên bản ghi nhớ đầu tư; ký kết hợp tác đầu tư...

Theo UBND tỉnh Hậu Giang, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022 nhằm quảng bá các Dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư của tỉnh để lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng thực hiện các dự án phù hợp với định hướng theo Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh.

Đồng thời, giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hậu Giang, tạo điều kiện để các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước tham gia tiếp cận các dự án trọng điểm, tìm hiểu các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư. Tạo điều kiện để các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan quản lý thiết lập quan hệ hợp tác, liên kết xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, đặc biệt là mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hậu Giang với các nhà đầu tư trong và ngoài nước...

Quảng Ninh thành lập cụm công nghiệp mới rộng 53 ha tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định về việc thành lập Cụm công nghiệp Vân Đồn (xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn). Cụm công nghiệp có tổng diện tích gần 53 ha, được chia làm 4 khu.

Theo Quyết định số 610/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh, Cụm công nghiệp Vân Đồn có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty cổ phần Phú Thịnh Vân Đồn. Doanh nghiệp này có trách nhiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại với tổng vốn đầu tư trên 486 tỷ đồng.

Cụm công nghiệp Vân Đồn sẽ là nơi tập trung các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Cụm công nghiệp Vân Đồn sẽ là nơi tập trung các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Về tiến độ thực hiện Dự án, từ quý III/2022 đến quý IV/2023, chủ đầu tư sẽ tiến hành san lấp, hoàn thiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; đến quý I/2024 sẽ triển khai thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Thời gian hoạt động của Cụm công nghiệp Vân Đồn là 50 năm kể từ ngày Cụm công nghiệp Vân Đồn được thành lập.

Các cơ sở sản xuất được bố trí tại Cụm công nghiệp Vân Đồn bao gồm: Sản xuất đồ uống; sản xuất trang phục; sản xuất giày dép; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ; sản xuất khí công nghiệp...

Bên cạnh đó, Cụm công nghiệp Vân Đồn cũng là nơi đón các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch đô thị phải di dời trên địa bàn huyện theo Nghị quyết 201/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh ngày 30/7/2019.

Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, Công ty cổ phần Phú Thịnh Vân Đồn phải lập bảng tiến độ thực hiện tổng thể của dự án sau khi được UBND tỉnh Quảng Ninh thành lập Cụm công nghiệp trình UBND huyện Vân Đồn phê duyệt trong tháng 3/2022 để làm cơ sở triển khai thực hiện và tổ chức quản lý, giám sát.

Đồng thời, công ty phải chịu trách nhiệm báo cáo định kỳ và hoàn thành hồ sơ, thủ tục về đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, thực hiện ký quỹ đảm bảo dự án theo quy định… và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Sóc Trăng sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào cuối tháng 4/2022

Dự kiến, ngày 29/4/2022 sẽ diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022 với chủ đề “Sóc Trăng Đồng hành - Hợp tác - Phát triển”.

Hội nghị sẽ có khoảng 300 đại biểu tham dự, gồm đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, một số cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các cơ quan xúc tiến đầu tư - thương mại nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp, nhà đầu tư...

Một góc thành phố Sóc Trăng

Một góc thành phố Sóc Trăng

Dự kiến chương trình Hội nghị gồm: Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng phát biểu khai mạc; trình chiếu video clip “Sóc Trăng - Đồng hành, hợp tác, phát triển”. Tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng báo cáo kết quả thu hút đầu tư tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2018 - 2021, định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2022 - 2025.

Bên cạnh đó là tham luận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về triển vọng phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tỉnh Sóc Trăng; tham luận của Bộ Giao thông vận tải về phát triển hạ tầng giao tải - động lực phát triển kinh tế, xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng; Cục Hàng hải (Bộ Giao thông vận tải) giới thiệu về quy hoạch cảng biển Sóc Trăng. Cùng với đó là tham luận/thảo luận của doanh nghiệp về tình hình đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng...

Đặc biệt, tại Hội nghị, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng sẽ trao Quyết định chủ trương/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư án đầu tư có quy mô lớn; ký biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư; biểu dương khen thưởng doanh nghiệp, nhà đầu tư tiêu biểu có thành tích xuất sắc thời gian qua...

Trong khuôn khổ Hội nghị còn có các hoạt động trưng bày thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh: Kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020; kết quả thu hút đầu tư 2018 - 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; trưng bày, giới thiệu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; trưng bày, giới thiệu một số Dự án, công trình trọng điểm thu hút đầu tư của tỉnh (mô hình, bản đồ hoặc hình ảnh)...

Quảng Ngãi chấn chỉnh nợ đọng xây dựng cơ bản

UBND tỉnh Quảng Ngãi không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư chuẩn bị đầu tư, thi công dự án khi chưa được bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Theo quy định tại Điều 16, Luật Đầu tư công, việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản là vi phạm vào các hành vi bị cấm của Luật này.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 8/3/2022 thì hiện tại vẫn có tình trạng phát sinh nợ đọng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành có liên quan, trong đó chấn chỉnh, không để phát sinh khối lượng nợ đọng cơ bản.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành.

Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Ngãi không cho phép doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư chuẩn bị đầu tư, thi công Dự án khi chưa được bố trí vốn, làm phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát kỹ và chịu trách nhiệm về số liệu nợ đọng xây dựng cơ bản các dự án đầu tư công tính đến ngày 31/12/2021 theo từng nguồn vốn và báo cáo tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2022 và kế hoạch thanh toán số nợ đọng nói trên trong giai đoạn năm 2021 - 2025.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố có số nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc cấp ngân sách mình quản lý, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết liệt chấn chỉnh trong công tác quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; đồng thời có trách nhiệm tự cân đối kinh phí để giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc ngân sách của địa phương mình; phải xây dựng kế hoạch, lộ trình trả nợ hợp lý, phấn đấu trong 2 năm 2022-2023 xử lý dứt điểm khoản nợ này.

UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở tài chính theo dõi, tổng hợp tình hình, lộ trình xử lý nợ đọng của các đơn vị, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất là ngày 15/4/2022.

Trên 393 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp

Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) có tổng mức đầu tư trên 393 tỷ đồng, với các hạng mục đầu tư được thực hiện tại 5 cửa khẩu.

Ngày 15/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Huỳnh Minh Tuấn đã ký Quyết định số 221/QĐ-UBND.HC phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) do Ban Quản lý Khu kinh tế Đồng Tháp quản lý dự án.

Cửa khẩu quốc tế Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp

Cửa khẩu quốc tế Thường Phước, tỉnh Đồng Tháp

Mục tiêu đầu tư nhằm hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân theo đó từng bước được nâng lên.

Về quy mô đầu tư, đối với cửa khẩu quốc tế Thường Phước, các hạng mục đầu tư gồm xây dựng bờ kè kênh Thường Phước – Ba Nguyên dài khoảng 588 m; bồi thường, giải phóng mặt bằng Khu đất dự trữ khoảng 8,87 ha và Cụm dân cư khoảng 8 ha...

Đối với cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, các hạng mục công trình đầu tư trên đất đã giải phóng mặt bằng gồm: Bến bãi đường thủy Dinh Bà, xây dựng hàng rào và rải đá nền bãi chờ làm thủ tục qua lại cửa khẩu; hạng mục công trình Đường số 02: nâng cấp, mở rộng đoạn đường từ Đường Đ13 đến bến bãi hàng đường thủy dài khoảng 222,5 m và nâng cấp đoạn đường từ nhà làm việc các ngành đến nút giao giữa Đường số 02 với đường Đ13 dài khoảng 510 m; hạng mục Đường Đ43 (đoạn gần Trạm kiểm soát liên ngành đến bến bãi đường thủy): nâng cấp đường với chiều dài khoảng 445m; bồi thường, giải phóng mặt bằng Lô F1 (đất công nghiệp) với diện tích khoảng 40.613 m2...

Đối với cửa khẩu Mộc Rá, đầu tư các hạng mục: Đường giao thông số 01 dài khoảng 1.270 m, mặt rộng 7 m; cầu bằng kênh Mộc Rá (đoạn đường số 01 qua kênh Mộc Rá) tải trọng thiết kế HL-93, bề rộng mặt cầu 12 m, khổ cầu 14 m, dài khoảng 36 m; đường giao thông số 02 dài khoảng 269 m, mặt rộng 7 m; cầu kênh Tắc Ông Rèn tải trọng thiết kế HL-93, chiều rộng phần mặt cầu 9m, khổ cầu 10m, dài khoảng 164 m; đường kết nối từ đường tuần tra biên giới vào đường phía sau mố cầu Tắc Ông Rèn dài khoảng 247 m, mặt rộng 3,5 m...

Đối với cửa khẩu Thông Bình, san lấp mặt bằng diện tích khoảng 9.600 m2; đầu tư hệ thống giao thông (mặt đường rộng 7m, bó vỉa…); hệ thống thoát nước; hệ thống cấp nước (dài khoảng 3.923m) và hệ thống chiếu sáng (thuộc dự án giai đoạn 2 và giai đoạn 3); trạm biến áp…

Đối với cửa khẩu Bình Phú, san lấp mặt bằng: diện tích khoảng 33.000m2; đầu tư hệ thống giao thông (mặt đường rộng 7m, bó vỉa…); hệ thống thoát nước; hệ thống cấp nước (dài khoảng 1.500m) và hệ thống chiếu sáng (thuộc dự án giai đoạn 2 và giai đoạn 3); trạm biến áp…

Dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) có tổng mức đầu tư trên 393 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 200 tỷ đồng, vốn ngân sách tập trung do tỉnh quản lý và phân bổ giai đoạn 2021 - 2025 đối ứng phần còn lại.

Địa điểm thực hiện dự án tại huyện Tân Hồng, huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2025.

UBND tỉnh Đồng Tháp giao Ban Quản lý Khu kinh tế Đồng Tháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án Hạ tầng kỹ thuật Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp (giai đoạn 3) trình cấp có thẩm quyền quyết định dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật liên quan. Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính tổng hợp khả năng cân đối vốn, tham mưu UBND Tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho dự án.

Hải Phòng gỡ khó cho doanh nghiệp FDI

Ngày 17/3, ông Trần Lưu Quang, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cùng đoàn công tác đã đi thực địa và làm việc tại một số dự án đầu tư FDI trong Khu công nghiệp DEEP C.

Các Dự án đoàn đi kiểm tra thực địa gồm Nhà máy của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam, Công ty TNHH Tesa Site Việt Nam và Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng thăm Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn

Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP.Hải Phòng thăm Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam. Ảnh: Thanh Sơn

Tại cuộc làm việc với Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ông Chen Hsin Cheng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Pegatron Việt Nam bày tỏ mong muốn thành phố hỗ trợ tạo điều kiện để tuyển dụng được nguồn lao động địa phương, cũng như tạo điều kiện để tuyển dụng của lao động ngoại tỉnh. Dự kiến, nhu cầu lao động của Công ty vào năm 2023 là 13.000 lao động, năm 2024 là 18.000 lao động và năm 2025 là 23.000 lao động.

Bên cạnh đó, mong muốn Thành phố sẽ tạo điều kiện hỗ trợ hoàn thiện việc đấu nối tiện ích, cơ sở hạ tầng của khu vực cũng như hỗ trợ san lấp hoàn thiện khu đất để Công ty sớm tiến hành xây dựng khu ký túc xá mới được cấp phép đầu năm 2022.

Công ty TNHH Pegatron Việt Nam hiện đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn 500 triệu USD để sản xuất thiết bị điện tử (điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch tại Lô CN 3B, Khu công nghiệp Deep C 2A.

Trong buổi làm việc tại Tesa Site Việt Nam, ông Dirk Hartmann, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tesa Site Việt Nam kiến nghị, Thành phố Hải Phòng cần quan tâm sớm di rời bãi rác Đình Vũ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên, người lao động, đến khách hàng và khách thăm nhà máy cũng như tránh gây tổn thất trong sản xuất do côn trùng có thể bay và dính vào các sản phẩm kết dính của nhà máy.

Nhà máy sản xuất băng dính Tesa Hải Phòng tại Lô CN 2A, Khu công nghiệp Deep C 2B có vốn đầu tư 55 triệu euro, được chia làm 2 giai đoạn, sản xuất 40.000.000 m3 băng dính mỗi năm. Dự kiến nhà máy sản xuất sẽ khánh thành vào quý I/2023, sau đó sẽ đi vào giai đoạn vận hành chạy thử và thử nghiệm ban đầu. Đến quý I/2024, Tesa sẽ chính thức đưa nhà máy vào hoạt động.

Còn trong buổi làm việc tại USI Việt Nam, ông Liu Hui Min, Tổng giám đốc Công ty TNHH USI Việt Nam đã nêu một số khó khăn mà Công ty đang gặp phải, đó là trong việc tuyển dụng kỹ thuật viên thao tác những thiết bị có tính chính xác cao, máy móc tự động hóa. Dự kiến thiếu 500 kỹ thuật viên trong năm 2022 này, đồng thời, hy vọng tăng tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp từ 14% lên 30%. Công ty đề nghị thành phố quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho người lao động.

Ngoài ra, ông Liu Hui Min cũng đề nghị Thành phố xem xét, xây dựng phương án giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư trong quá trình thực hiện về thủ tục cũng như quy hoạch cơ sở hạ tầng, cung cấp điện nước toàn khu vực trong triển khai dự án nhà ở công nhân viên; bố trí đèn giao thông tại nút giao thông từ đường Mạc Thái Tổ rẽ vào khu công nghiệp; quy hoạch phân luồng làn đường xe trên đoạn đường vào Khu công nghiệp Deep C...

Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH Universal Scientific Industrial (USI) Việt Nam tại Lô CN4.1H, Khu công nghiệp DEEP C có tổng vốn đầu tư 200 triệu USD, sản xuất bảng mạch điện tử của các thiết bị đeo (đồng hồ, điện thoại, tai nghe) để cung cấp cho các thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới. Nhà máy chuyên sản xuất và lắp ráp bảng mạch điện tử thiết bị đeo được.

Hiện, Công ty cũng đang tích cực triển khai dự án xây dựng nhà ở công nhân 2,4ha. Đây là một dự án đánh dấu kế hoạch phát triển bền vững của Công ty tại TP.Hải Phòng, góp phần giải quyết chỗ ở, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động, giúp thu hút và giữ chân lao động tay nghề cao khi đến với Thành phố nói chung và USI Việt Nam nói riêng.

Qua đi kiểm tra thực địa và nghe báo cáo tại cuộc làm việc, ông Trần Lưu Quang đã gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp FDI khi lựa chọn Hải Phòng là điểm đến để đầu tư và phát triển. Đồng thời ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các doanh nghiệp trong triển khai các dự án với tốc độ nhanh. Các doanh nghiệp FDI đã có dự định đầu tư lâu dài mang tính bền vững tại thành phố như: xây dựng khu ký túc xá cho công nhân, người lao động, xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển và chấp nhận đối mặt với sự cạnh tranh.

Lãnh đạo Thành phố cũng như người dân coi sự thành công của doanh nghiệp góp phần vào sự thành công chung của thành phố Hải Phòng, do vậy, việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc cần có sự hợp tác giữa hai phía.

“Việc quan trọng nhất trong thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh là nguồn lao động, và thực trạng hiện nay đang phải đối mặt về sự cạnh tranh nguồn lao động giữa các địa phương cũng như trong chính các doanh nghiệp. Với trách nhiệm của Thành phố sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân để thu hút người lao động đến sinh sống và làm việc tại Hải Phòng.

Tuy nhiên, việc quyết định thu hút người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp đó là vấn đề lương, phụ cấp, chế độ, điều kiện, văn hóa của doanh nghiệp mới có tính chất quyết định thu hút lao động, vì vậy, các doanh nghiệp phải có tính toán để giải quyết triệt để, bền vững hơn. Đối với việc đào tạo nghề, Thành phố sẽ có động thái để tìm nguồn lao động nhưng các doanh nghiệp cũng cần vào cuộc, phối hợp với thành phố trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động”, ông Quang khẳng định.

Về kiến nghị về di rời bãi rác Đình Vũ, Bí thư Thành ủy cho biết, trước mắt sẽ có bãi rác khác để giảm tải cho bãi rác này, nhưng trong thời gian tới sẽ có nhà máy xử lý rác với công nghệ cao tại khu vực này, đảm bảo các điều kiện về môi trường.

Về việc lắp đặt đèn giao thông, phân luồng xe container và xe buýt trên đoạn đường vào Khu công nghiệp Deep C, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho khu ký túc xá, ông Quang giao cho UBND Thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện.

Quảng Bình mời gọi "sếu đầu đàn" đến đầu tư

Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2022 tại TP.HCM có chủ đề "Quảng Bình - Thích ứng - Đồng hành - Phát triển" sẽ được tổ chức vào 25/3/2022 tại TP.HCM.

Chiều 17/3, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình năm 2022 tại TP.HCM.

Ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình và ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình đồng chủ trì buổi họp báo.

Lễ khởi công Dự án đường ven biển Quảng Bình. Ảnh: P.V

Lễ khởi công Dự án đường ven biển Quảng Bình. Ảnh: P.V

Theo đó, Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình tại TP.HCM có chủ đề "Quảng Bình - Thích ứng - Đồng hành - Phát triển" sẽ được tổ chức vào 25/3/2022 tại TP.HCM.

Ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cho biết, Hội nghị là hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư khởi đầu năm 2022, là diễn đàn quan trọng để giao lưu, gặp gỡ và lan tỏa thông tin về tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư của tỉnh Quảng Bình đến với cộng đồng các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư tại TP.HCM. Qua đó, sự kiện thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại địa bàn tỉnh, góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Hội nghị đặt ra yêu cầu phải được tổ chức chu đáo, trang trọng, an toàn và hiệu quả, để lại ấn tượng tốt đẹp và thu hút được các doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh.

Trước đó, ngày 4/3/2022, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình đã đồng ý chủ trương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022 tại TP.HCM. Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan chuẩn bị chu đáo các nội dung hội nghị và bên lề.

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình cũng lưu ý, để Hội nghị đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra; thu hút, mời gọi được các Dự án lớn, khả thi, nhiều nhà đầu tư thực sự quan tâm đầu tư vào tỉnh; UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục đổi mạnh lề lối làm việc, phong cách, thái độ làm việc với doanh nghiệp, nhà đầu tư, tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng... để thu hút đầu tư.

Ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình lần này có nhiều điểm mới so với các hội nghị trước đây. Đó là thu hút các "con sếu đầu đàn", nhà đầu tư tiềm năng, chuyên nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Theo ông Phong, hiện nay, Quảng Bình không mời gọi đầu tư bằng mọi cách, mọi thành phần, mà lựa chọn nhà đầu tư có chất lượng.

"Chúng tôi ưu tiên thu hút các dự án có trọng tâm, có trọng điểm và các nhà đầu tư có tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại, việc tiêm chủng ở Quảng Bình đã được bao phủ, người dân và doanh nghiệp đã dần thích ứng, là thời điểm thích hợp để đầu tư", ông Phong nói.

Được biết, tại Quảng Bình, hiện có các dự án lớn đang triển khai, như Dự án đường bộ ven biển Quảng Bình (chiều dài 86 km) đang tiến hành đấu thầu. Tỉnh cũng đang khởi động Dự án cầu Nhật Lệ 2, tạo ra cơ hội mới khai thác tiềm năng lợi thế đặc biệt ở khu vực ven biển.

Bên cạnh đó, theo ông Phong, việc chuẩn bị đầu tư đường cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua Quảng Bình sẽ góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng đồng bộ, rút ngắn khoảng cách đi lại và tiến hành nâng cấp cảng biển lên 4 triệu lượt khách/năm.

Những dự án động lực này tạo ra động lực mới, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Bên cạnh gợi mở các dự án, việc xúc tiến đầu tư tại TP.HCM là cơ hội để các doanh nghiệp, chuyên gia có dịp gặp gỡ, tư vấn, đóng góp ý kiến trong lĩnh vực đầu tư đối với tỉnh.

“Để tránh hình thức, lần này chúng tôi mang "cô gái đẹp" vào TP.HCM giới thiệu, còn các "anh" (nhà đầu tư) muốn đến thì phải ra tận nơi tìm hiểu”, ông Phong nói.

Đề xuất áp dụng chỉ định thầu cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Đây là một trong những cơ chế đặc thù nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có tờ trình số 2417/TTr-BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Đây là lần thứ 2 trong vòng 1 tháng qua, Bộ GTVT trình người đứng đầu Chính phủ chủ trương đầu tư Dự án sau khi đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của Hội đồng thẩm định nhà nước về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.

Tại tờ trình số 2417, Bộ GTVT đề xuất Dự án có điểm đầu tại nút giao tuyến tránh Quốc lộ 91, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; điểm cuối tại cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tổng chiều dài đoạn tuyến thuộc Dự án khoảng 188,2 km (tỉnh An Giang khoảng 57,2 km, thành phố Cần Thơ khoảng 37,2 km, tỉnh Hậu Giang khoảng 36,9 km và tỉnh Sóc Trăng khoảng 56,9 km).

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có quy mô là 6 làn xe. Tuy nhiên, giai đoạn phân kỳ sẽ chỉ đầu tư với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m; giai đoạn hoàn thiện sẽ đầu tư mở rộng phù hợp với quy mô quy hoạch.

Tại Tờ trình số 1250/TTr- BGTVT ngày 11/2/2022, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án được Bộ GTVT xác định là khoảng 45.024 tỷ đồng.

Trên cơ sở thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hội đồng thẩm định nhà nước, sau khi rà soát sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 44.691 tỷ đồng, giảm khoảng 333 tỷ đồng (do có sự sai số trong việc xác định suất đầu tư phần tuyến).

Trên cơ sở quy định pháp luật, sự cần thiết đầu tư của Dự án, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành Dự án, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn hình thức đầu tư công phù hợp với quy định hiện hành. Sau khi Dự án hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.

Theo Bộ GTVT, với đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng chủ yếu đi qua khu vực nền đất yếu, cần thời gian xử lý đất yếu chiếm tới 12 - 15 tháng, đây cũng là tuyến đi mới hoàn toàn xa hệ thống đường hiện hữu nên điều kiện để tiếp cận mặt bằng, tập kết máy móc thiết bị, vật liệu để triển khai thi công khó khăn.

Đồng thời, đặc điểm thời tiết và khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng lớn bởi mùa mưa thường từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm nên ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực tế thi công ngoài hiện trường.

Với các điều kiện đặc thù nêu trên, nếu được áp dụng các cơ chế đặc thù, Dự án có thể khởi công năm 2023 nhưng phải tới năm 2025 cơ bản hoàn thành nền đường, năm 2026 cơ bản hoàn thành dự án Trong đó, nhu cầu vốn năm 2026 là lớn nhất vì giai đoạn này khối lượng thi công chủ yếu là kết cấu mặt đường (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dự toán công trình đường bộ).

Do công trình là dự án quan trọng quốc gia (đáp ứng tiêu chí tại Điều 7 Luật Đầu tư công) và thuộc Chương trình. Vì vậy, để đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện, sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng khoản 1, Điều 5 Nghị quyết số 43/2022QH15 của Quốc hội.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022QH15 quy định: "Cho phép Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình phục hồi kinh tế xã hội; các nhà thầu thực hiện các gói thầu quy định tại khoản này đến khi hoàn thành dự án. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu".

Do Dự án thuộc đối tượng phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án và thẩm quyền phân cấp là Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, Bộ GTVT kiến nghị trong Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội, chỉ nêu nguyên tắc việc phân cấp.

Sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, căn cứ quyết định của Thủ tướng về việc phân cấp cho UBND các tỉnh thành phố làm cơ quan chủ quản do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, Thủ tướng sẽ quyết định cụ thể.

Đối với các dự án thành phần được Thủ tướng phân cấp cho địa phương, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chuyển nguồn vốn từ kế hoạch trung hạn của Bộ GTVT cho các địa phương để triển khai thực hiện các dự án thành phần.

Cũng tại tờ trình số 2417/TTr-BGTVT, Bộ GTVT kiến nghị phân chia dự án thành 4 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 (Km0+000 đến khoảng Km57+200) từ thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang đến huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, dài 57,2 km thuộc địa bàn tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ (do vị trí ranh giới hai tỉnh nằm giữa công trình cầu tại Km56+700), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 13.799 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 (Km57+200 đến khoảng Km94+400) từ huyện Vĩnh Thạnh đến huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, dài 37,2 km thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.845 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (Km94+400 đến khoảng Km131+300) từ huyện Châu Thành A đến huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, dài 36,9 km thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9.927 tỷ đồng.

Dự án thành phần 4 (Km131+300 đến khoảng Km188+200) từ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đến huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, dài 56,9 km thuộc địa bàn tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng (do vị trí ranh giới hai tỉnh nằm giữa cầu vượt nút giao với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp), tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 11.120 tỷ đồng.

Đề xuất đầu tư 4.328 tỷ nâng đời Sân bay Liên Khương theo phương thức PPP

UBND Lâm Đồng đề nghị nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Liên Khương từ cấp 4D lên cấp 4E với công suất thiết kế đạt 5 triệu lượt hành khách vào năm 2030.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D lên cấp 4E.

Sân bay Liên Khương.

Sân bay Liên Khương.

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư nâng cấp cảng hàng không Liên Khương từ cấp 4D lên cấp 4E với đầy đủ hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ và hệ thống thiết bị phụ trợ dẫn đường tiên tiến để đón được các tàu bay lớn như Airbus A380, Boeing 787.

Sân bay này sau khi được nâng cấp sẽ có công suất thiết kế đến năm 2030 là 5 triệu lượt hành khách/năm, bao gồm việc xây dựng thêm 1 nhà ga quốc tế trên diện tích đất hiện có là 340 ha.

Tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 4.328 tỷ đồng, do nhà đầu tư tự huy động với thời gian thực hiện từ năm 2023 – 2026.

Cảng hàng không Liên Khương (tên giao dịch quốc tế: Lien Khuong Airport; code ICAO: VVDL; code IATA: DLI) nằm ở tọa độ 11° 45’15” vĩ bắc và 106°25’09” kinh đông, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28km về phía Bắc và trung tâm thị trấn Liên Nghĩa 4km về phía Nam.

Đây là một trong những sân bay lâu đời bậc nhất ở khu vực phía Nam. Vào năm 2010, sân bay Liên Khương được đầu tư lớn để đạt cấp 4D, đón được tàu bay A320/A321 hoặc tương đương, công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm. Sân bay có một đường hạ cất cánh dài 3.250 mét, rộng 45 mét; một đường lăn song song dài 2.404 m, rộng 37m; một đường lăn dài 94 mét, rộng 19 mét; sân đậu máy bay có diện tích 23.100 m² với 5 vị trí đậu cho máy bay ATR 72 và Fokker 70; nhà ga hành khách có diện tích 1.000 m²…

Vào thời điểm cuối năm 2019, sân bay Liên Khương có 15 đường bay nội địa và quốc tế, đạt sản lượng là 2,1 triệu hành khách/năm.

Tin bài liên quan