Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 15/3 đến ngày 13/4/2022, theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Kinh Luân sẽ giảm sở hữu tại SMC từ 3,2 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,26% xuống còn hơn 3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,92% và không còn là cổ đông lớn của Đầu tư Thương mại SMC.
Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 9/3, cổ phiếu SMC tăng 2,44% lên mức 42.000 đồng/CP. Nếu tạm tính với mức thị giá này, ông Kinh Luân sẽ phải chi 8,4 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu SMC đã đăng ký.
Cũng theo thông tin từ Đầu tư Thương mại SMC, ngày 25/3 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHCĐ thường niên 2022. Thời gian và địa điểm họp sẽ được Công ty thông báo chi tiết sau.
Về hoạt động kinh doanh, lũy kế năm 2021, SMC vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần đạt 21.312 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 903 tỷ đồng, lần lượt tăng 35% và 186% so với năm 2020.
Tính đến cuối quý IV/2021, tổng tài sản doanh nghiệp đạt hơn 9.019,5 tỷ đồng, tăng 34,2% so với hồi đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 64,8% lên 2.851,8 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng tăng 41,8% lên 2.559 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nợ phải trả cũng tăng 28,5% lên 6.599,3 tỷ đồng; riêng vay nợ thuê ngắn hạn và dài hạn còn lần lượt 3.137,2 tỷ đồng và 472,3 tỷ đồng.
Cuối năm 2021, Công ty đã từng đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2022 với chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ là 1,25 triệu tấn thép các loại và lợi nhuận sau thuế là 300 tỷ đồng.