Sau giao dịch, bà Kim Thanh đã giảm sở hữu tại KPF từ 892.500 cổ phiếu, tỷ lệ 1,47% xuống còn 42.500 cổ phiếu, tỷ lệ 0,07%. Giao dịch đã được thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn.
Cũng trong ngày 7/2, cổ đông lớn nhất – CTCP PAC Quốc tế đã mua thành công 3,844 triệu cổ phiếu KPF để nâng sở hữu tại Đầu tư tài chính Koji lên 12 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 19,72%.
CTCP PAC Quốc tế vừa trở thành cổ đông lớn của Công ty với giao dịch mua 4,26 triệu cổ phiếu KPF vào ngày 16/1 và nâng sở hữu tại Đầu tư tài chính Koji từ 0% lên 7%. Ngay sau đó, ngày 17/1, tổ chức này tiếp tục mua thêm 3,896 triệu cổ phiếu KPF, đã nâng sở hữu tại KPF lên 8,156 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 13,4%.
Cũng theo thông tin từ Đầu tư tài chính Koji, mới đây, ngày 20/2, một cá nhân khác là ông Nguyễn Quang Huy đã mua vào gần 4,26 triệu cổ phiếu KPF, qua đó nâng sở hữu từ 1,785 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,93% lên hơn 6,04 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 9,93% và trở thành cổ đông lớn Công ty.
Trên thị trường, trong thời gian gần đây, cổ phiếu KPF liên tục điều chỉnh nhẹ và hiện đang dao động quanh mệnh giá. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/2, cổ phiếu KPF giảm 1,94% xuống 10.100 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh gần 0,24 triệu đơn vị.
Về hoạt động kinh doanh, lũy kế trong năm 2022, Đầu tư tài chính Koji ghi nhận doanh thu đạt 2 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 71,58 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, Đầu tư tài chính Koji đặt kế hoạch doanh thu 450 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 205 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm tài chính, Công ty không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 34,9% kế hoạch lợi nhuận năm.