Sáng 18/10, CTCP Thép Vạn Lợi đã tổ chức ĐHCĐ để thông qua phương án bán tài sản trả nợ ngân hàng. Với giới kinh doanh ngành thép, sự bết bát của Thép Vạn Lợi đã được nhìn nhận từ 3 năm trước song đến thời điểm này, trùng với những khó khăn của cả nền kinh tế, câu chuyện mới được mổ xẻ và trở thành bài học cho nhiều DN, nhiều ngân hàng. Đó là sự phát triển thiên về bề rộng, phớt lờ tính hiệu quả.
Thép Vạn Lợi hiện có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, đầu tư quy mô rất lớn với 2 nhà máy luyện thép và 1 nhà máy sản xuất phôi. Trước đó, chỉ có nhà máy luyện phôi hoạt động cầm chừng, 2 nhà máy cán thép tại Hải Phòng và Nghệ An chưa đi vào hoạt động từ ngày đầu tư đến nay. Điểm đáng chú ý là hạng mục đầu tư nào cũng lên tới con số nghìn tỷ đồng, nhưng hiệu quả đạt được thì chưa thấy thông tin nào ghi nhận.
Chủ tịch HĐQT một công ty thép cho hay, ông đã trực tiếp đi khảo sát hai nhà máy của Vạn Lợi ở Hải Phòng và Nghệ An để tìm kiếm cơ hội mua lại. Nhà máy Hải Phòng từ 6 năm nay không hoạt động, lại được xây dựng giữa khu dân cư. Luyện thép là ngành không thân thiện với môi trường, khi nhà máy hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân quanh đó. Ý định mua lại tắt hẳn vì DN này e ngại rắc rối kiện cáo nảy sinh. Đó là chưa kể suất đầu tư tại nhà máy này theo đánh giá của vị chủ tịch trên là rất cao. Nhà máy Nghệ An cũng đã đầu tư cách đây 4 năm, giờ chưa lắp ráp xong dây chuyền sản xuất. So với giá vốn bỏ ra, vị chủ tịch công ty này ước tính giá trị còn lại của khoản đầu tư giờ chỉ còn khoảng 20%. Tức là khoản đầu tư trên có thể lỗ tới 80%, chưa kể lãi vay ngân hàng. DN đang bên bờ phá sản và đáng chú ý là trong số các chủ nợ của Thép Vạn Lợi có cả các ngân hàng quốc doanh như Agribank, Vietcombank.
Câu chuyện thất bại của Thép Vạn Lợi có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng dễ nhìn thấy nhất là sự đầu tư dàn trải; chủ đầu tư vốn ít, song lại đầu tư quá lớn, vượt quá năng lực và lệ thuộc nhiều vào vốn vay.
Đây không phải trường hợp cá biệt, nhiều DN Việt
Tại Hội thảo "Triển vọng kinh tế thế giới và chính sách ứng phó của Việt