Dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã giảm mạnh trong năm 2022. Ảnh: Shuttersotck.

Dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã giảm mạnh trong năm 2022. Ảnh: Shuttersotck.

Đầu tư bất động sản châu Á - Thái Bình Dương suy giảm mạnh trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phân khúc đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 sụt giảm 27% so với cùng kỳ năm 2021 do chu kỳ lãi suất thắt chặt và bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định.

Thông tin trên được JLL đưa ra trong báo cáo toàn cảnh thị trường đầu tư châu Á - Thái Bình Dương năm 2022 mới đây. Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt tổng cộng 129 tỷ USD trong cả năm 2022 theo dự báo của công ty.

Trong quý IV/2022, hoạt động trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương sụt giảm 41% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khoản vốn đầu tư trị giá 30,7 tỷ USD được triển khai từ tháng 10 - 12/2022, tương đương với mức tăng 12% so với quý trước, củng cố niềm tin của JLL rằng nhiều khả năng, hoạt động trì trệ sẽ được cải thiện vào năm 2023.

Trong khu vực, Singapore nổi lên như thị trường có hiệu suất hoạt động cao nhất năm 2022 với tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản thương mại tăng 53% so với năm trước. Singapore thu hút 14,2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nhờ thị trường văn phòng hoạt động mạnh mẽ vào nửa đầu năm và giao dịch danh mục đầu tư bán lẻ một lần khá lớn vào tháng 12.

Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) ngày càng hấp dẫn sau khi nới lỏng các biện pháp giới hạn do Covid-19. Tuy nhiên, với khoản vốn đầu tư cả năm đạt 7,7 tỷ USD, thị trường này đã giảm 24% so với năm trước.

Năm 2022, mặc dù sụt giảm 11% so với năm trước, nhưng Hàn Quốc vẫn là thị trường đầu tư sôi động nhất với giá trị giao dịch đạt 26,2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nhờ gia tăng hoạt động trong quý IV/2022, Trung Quốc đã thu hút 24,8 tỷ USD vốn đầu tư, giảm 37% so với năm trước; nhờ phục hồi vững chắc trong quý IV/2022, doanh số bán hàng tại Nhật Bản tăng 24,7 tỷ USD trong năm, giảm 40% so với năm 2021; trong khi việc vật lộn với sự mất kết nối giữa kỳ vọng của người mua và người bán đã khiến thị trường Úc giảm 38%, đạt tổng số vốn đầu tư 20,9 tỷ USD.

Trong năm 2022, lĩnh vực khách sạn là loại bất động sản hoạt động hiệu quả nhất ở Khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với năm trước. Nhờ nối lại hoạt động lữ hành và kinh doanh du lịch, thị trường này đã thu hút 10,1 tỷ USD vốn đầu tư, tăng 7% so với năm trước.

Một số diễn biến đáng lưu ý khác: Kết thúc năm 2022, phân khúc bất động sản văn phòng ghi nhận giá trị vốn đầu tư đạt 60,5 tỷ USD, giảm 18,7% so với năm trước do các nhà đầu tư có xu hướng kén chọn hơn khi hoạt động phân chia giữa tài sản sơ cấp và tài sản thứ cấp tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, đây vẫn là phân khúc được giao dịch nhiều nhất.

Giao dịch hậu cần và công nghiệp giảm 46% với khoản vốn đầu tư trị giá 25,9 tỷ USD đã được triển khai. Trong khi đó, doanh số bất động sản bán lẻ trong khu vực đạt 23 tỷ USD, giảm 39% so với năm trước.

Tin bài liên quan