Sau phiên tăng mạnh cuối tuần trước và thiết lập đỉnh cao lịch sử mới nhờ dữ liệu việc làm khả quan, phố Wall đã điều chỉnh trở lại trong phiên đầu tuần mới do áp lực từ nhóm cổ phiếu công nghệ sinh học.
Kết quả kinh doanh kém khả quan của Bristol-Myers, Merck và Allergan đã khiến chỉ số S&P y tế giảm 0,9% và chỉ số Nasdaq sinh học giảm 1,1%, kéo phố Wall.
Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô tăng hơn 2%, cùng dư âm của thông tin kinh tế khả quan được công bố cuối tuần trước giúp hãm đà giảm của thị trường, các chỉ số chính của phố Wall chỉ giảm với mức rất khiêm tốn trong phiên mở đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 6/8, chỉ số Dow Jones giảm 14,24 điểm (-0,08%), lên 18.543,53 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,98 điểm (-0,09%), xuống 2.180,89 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 7,98 điểm (-0,15%), xuống 5.213,14 điểm.
Chứng khoán châu Âu duy trì đà tăng trong phiên đầu tuần nhờ kết quả kinh doanh khả quan của một số ngân hàng lớn vừa công bố. Tuy nhiên, đà tăng khiêm tốn hơn nhiều so với phiên cuối tuần trước do sự tác động tiêu cực từ một số tập đoành khác, nhất là trong lĩnh vực bưu chính do kết quả kinh doanh kém khả quan. Cổ phiếu Airbus cũng mất tới 8,8% mức giảm tồi nhất trong các mã trên thị trường do ảnh hưởng từ thông tin đang bị Anh phát động cuộc điều tra do nghi ngờ gian lận, tham nhũng và hối lộ liên quan đến công tác bán máy bay thương mại của hãng này.
Kết thúc phiên 6/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 15,66 điểm (+0,23%), lên 6.809,13 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 65,15 điểm (+0,63%), lên 10.432,36 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 4,91 điểm (+0,11%), lên 4.415,46 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên cuối tuần trước nhờ báo cáo việc làm khả quan và đồng yên giảm trở lại giúp chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh hơn 2,4%, lên mức cao nhất 1 tuần trong phiên đầu tuần.
Thông tin tích cực từ bên khia bờ Thái Bình Dương thậm chí còn giúp chứng khoán Hồng Kông tăng lên mức cao nhất 8 tháng trong phiên đầu tuần. Chứng khoán Trung Quốc cũng hòa chung sự khởi sắc của chứng khoán trong khu vực trong phiên đầu tuần mới, bất chấp dữ liệu thương mại vừa công bố kém khả quan.
Cụ thể, nhập khẩu của Trung Quốc trong thang 7 giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu cũng giảm 4,4%.
Kết thúc phiên 6/8, chỉ số Nikke 225 tăng 369,12 điểm (+2,44%), lên 16.650,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 348,67 điểm (+1,57%), lên 22.494,76 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 28,02 điểm (+0,94%), lên 3.004,72 điểm.
Trong phiên đầu tuần mới, giá vàng tiếp tục chịu sức ép trên thị trường châu Á và châu Âu khi thị trường chứng khoán 2 khu vực này khởi sắc, lấy đi ít nhiều sự hấp dẫn của giá vàng. Tuy nhiên, khi bước vào phiê giao dịch Mỹ, việc phố Wall chịu sức ép đã giúp giá vàng hồi phục và sau đó đi ngang ở sát mức đóng cửa của phiên cuối tuần trước. Đóng cửa phiên đầu tuần mới, giá vàng gần như không đổi so với phiên đóng cửa thứ Sáu tuần trước.
Kết thúc phiên 6/8, giá vàng giao ngay giảm 0,4 USD (-0,03%), xuống 1.335,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 0,1 USD (-0,01%), xuống 1.341,3 USD/ounce.
Sau phiên điều chỉnh nhẹ cuối tuần qua do sức mạnh của đồng USD, giá dầu thô đã tăng mạnh trở lại trong phiên đầu tuần mới khi cuối tuần qua, một thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kêu gọi đóng băng sản lượng. Chính thông tin này đã giúp giá dầu thô tăng vọt trở lại gần 3% trong phiên giao dịch đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 6/8, giá dầu thô Mỹ tăng 1,22 USD/thùng (+2,92%), lên 43,02 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,12 USD (+2,53%), lên 45,39 USD/thùng.