Dầu Nga sang Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Xuất khẩu dầu thô và dầu nhiên liệu của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục khi nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới việc mở cửa trở lại.
Dầu Nga sang Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra

Theo công ty tình báo dữ liệu Kpler, lưu lượng tổng thể từ Nga sang Trung Quốc trong tháng 1/2023 đã đạt mức cao nhất kể từ xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào một năm trước và vượt qua kỷ lục được thiết lập vào tháng 4/2020. Xuất khẩu dầu nhiên liệu từ Nga sang Trung Quốc cũng tăng lên mức cao kỷ lục.

Sức mua lớn có thể được củng cố bởi các nhà máy lọc dầu tư nhân, nhưng các nhà máy tinh chế thuộc sở hữu nhà nước hiện đang quan tâm nhiều hơn đến dầu thô của Nga sau những lo ngại về khả năng trả đũa từ Mỹ và các đồng minh khiến họ đứng ngoài cuộc.

Trung Quốc đang đối đầu với Ấn Độ với tư cách là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine tái định hình dòng chảy năng lượng toàn cầu.

Theo đó, tổng xuất khẩu dầu thô và dầu nhiên liệu của Nga sang Trung Quốc đạt 1,66 triệu thùng/ngày vào tháng 1. Con số này cao hơn kỷ lục trước đó được thiết lập vào tháng 4/2020. Lưu lượng dầu thô và khí ngưng tụ đã tăng lên 1,52 triệu thùng/ngày, chỉ kém kỷ lục được thiết lập gần ba năm trước.

Sức mua gia tăng của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế của quốc gia này đang tăng lên, và điều này được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy giá dầu toàn cầu. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo tuần trước cho biết Trung Quốc là lý do khiến cơ quan này nâng dự báo nhu cầu dầu, trong khi Iran đang cho rằng giá dầu Brent sẽ tăng trên 100 USD/thùng trong năm nay.

Diễn biến giá dầu Brent và dầu Ural của Nga

Diễn biến giá dầu Brent và dầu Ural của Nga

Theo các công ty kinh doanh hàng hoá, giá bán dầu thô Ural và dầu ESPO của Nga được ấn định ở mức chiết khấu lần lượt là 13 USD và 8 USD/thùng so với giá dầu Brent. Mức giá này rẻ hơn nhiều so với các loại dầu tương tự của Tây Phi được định giá gần bằng hoặc cao hơn giá dầu Brent.

Trung Quốc là quốc gia thu mua dầu ESPO lớn nhất, đây là một loại dầu có thể được vận chuyển nhanh chóng từ vùng Viễn Đông của Nga kể từ cuối năm 2022. Trong đó, các nhà máy lọc dầu tư nhân là những người tiêu dùng chính cho loại dầu này.

Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler cho biết, Trung Quốc không chỉ mua toàn bộ lịch trình vận chuyển dầu ESPO cho tháng 1, mà còn mua các loại dầu ở Bắc Cực và Ural.

Bên cạnh đó, dữ liệu theo dõi tàu chỉ ra rằng nhiều dầu hơn có thể chảy đến Trung Quốc từ các cảng phía tây của Nga là Primorsk và Novorossiysk, đây là nơi các loại bao gồm cả Ural được chất lên. Theo những người hiểu biết về vấn đề này, sự gia tăng một phần có thể là do các nhà máy lọc dầu nhà nước tăng tốc mua hàng.

Theo Kpler, xuất khẩu dầu nhiên liệu straight-run và dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) của Nga sang Trung Quốc đã đạt kỷ lục khoảng 142.000 thùng/ngày trong tháng 1.

Dầu nhiên liệu có thể được xử lý thay cho dầu thô trong các đơn vị chưng cất lớn hoặc được sử dụng trong các nhà máy thứ cấp như luyện cốc để sản xuất dầu diesel hoặc xăng. HSFO cũng có thể được pha trộn vào nhiên liệu hàng hải hoặc nhựa đường. Loại dầu này có mức chiết khấu từ 16 USD đến 17 USD/thùng so với giá dầu Brent.

Mia Geng, nhà phân tích tại công ty tư vấn ngành FGE cho biết, các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc đã mua nhiều dầu nhiên liệu straight-run hơn kể từ cuối năm 2022 do có mức giá hấp dẫn. Ngoài ra, các nhà máy lọc dầu tư nhân đôi khi chọn lọc dầu mazut thay vì dầu thô trong nỗ lực vượt qua hạn ngạch do chính phủ ban hành nhằm hạn chế nhập khẩu dầu thô, nhưng lượng mua tăng đột biến gần đây có nhiều khả năng là do các nhà máy tinh chế có thể thu được lợi nhuận khá lớn từ quá trình tinh chế.

Tin bài liên quan