Đàm phán Mỹ - Trung Quốc căng thẳng vì có nhiều vấn đề cần giải quyết

Đàm phán Mỹ - Trung Quốc căng thẳng vì có nhiều vấn đề cần giải quyết

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc ở Alaska đang thu hút sự chú ý trở lại của giới đầu tư.

Khẩu chiến xuất hiện ngay trong cuộc gặp mặt đối mặt để đối thoại lần đầu tiên giữa quan chức cấp cao Mỹ - Trung ở Alaska hôm 18/3.

Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đã làm chao đảo các thị trường toàn cầu dưới thời chính quyền Trump. Ngoài mối lo ngại về lợi suất trái phiếu tăng và rủi ro lạm phát, các nhà đầu tư hiện cũng đang theo dõi cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các lãnh đạo cấp cao của Mỹ và các quan chức Trung Quốc kể từ khi ông Joe Biden trở thành tổng thống.

Đồng nhân dân tệ, cổ phiếu ở Trung Quốc và Đài Loan và giá ngô nằm trong số các lĩnh vực được chú ý. Các cuộc đàm phán đã bắt đầu vào thứ Năm (18/3) và nhanh chóng đi đến nhiều tranh cãi và phân tích lại về nhân quyền, thương mại và các liên minh quốc tế.

Michael Every, chiến lược gia toàn cầu của Rabobank viết trong một ghi chú: “Thị trường có khả năng tìm kiếm những yếu tố để tăng giá. Tuy nhiên, động lực cơ bản hoàn toàn không chạy theo hướng đó”.

Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc đã giảm vào thứ Sáu (19/3) tiếp nối chuỗi sụt giảm gần đây do những phức tạp xung quanh các cuộc đàm phán.

Dưới đây là một số yếu tố chính giữa các cuộc thảo luận.

Giá cổ phiếu

Diễn biến chỉ số CSI 300 và chỉ số chứng khoán Đài Loan (Nguồn: Bloomberg)

Diễn biến chỉ số CSI 300 và chỉ số chứng khoán Đài Loan (Nguồn: Bloomberg)

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm hơn 10% so với mức đỉnh tháng 2/2021 và có thể nhạy cảm với kết quả của cuộc đàm phán này. Wenbien Shi, nhà phân tích tại Yuanta Securities cho biết: “Ngay cả một giọng điệu sắc nét hơn một chút cũng có thể bị coi là tin xấu cho thị trường”.

Cổ phiếu ở Đài Loan nằm trong số những thị trường có hiệu suất tốt nhất châu Á trong năm nay nhưng Đài Loan cũng là một nguồn gây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Đồng nhân dân tệ

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến đồng nhân dân tệ lao dốc vào tháng 8/2019 xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Gần đây, đồng nhân dân tệ đã tăng giá khi Trung Quốc phục hồi sau đại dịch.

“Tập hợp các cuộc đàm phán đầu tiên này không có khả năng dẫn đến bất kỳ thỏa thuận quan trọng nào và bất kỳ kế hoạch gia hạn, chúng có thể khiến đồng nhân dân tệ biến động”, Ken Cheung, Giám đốc chiến lược tiền tệ châu Á tại Mizuho Bank cho biết.

Hàng hóa

Biểu đồ hợp đồng tương lai giá ngô (Nguồn: CBOT)

Biểu đồ hợp đồng tương lai giá ngô (Nguồn: CBOT)

Các trader sẽ theo dõi xem liệu Trung Quốc có quyết định mua thêm ngô, một mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Mỹ hay không.

Meng Jinhui, một nhà phân tích cấp cao của Shengda Futures ở Bắc Kinh dự báo Trung Quốc có thể mua nhiều hơn do nhu cầu mạnh mẽ từ ngành lọc dầu cũng như các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Năng lượng sạch

Một trong số ít các điểm thỏa thuận của Mỹ và Trung Quốc ở Alaska có thể là sự sẵn sàng hợp tác chống biến đổi khí hậu. Cổ phiếu năng lượng mặt trời của Trung Quốc có thể nhạy cảm với bất kỳ biến cố nào trước những bình luận gay gắt về Tân Cương trong bối cảnh bị cáo buộc áp bức lao động trong ngành năng lượng mặt trời và bông của khu vực này.

Sự không chắc chắn về vấn đề thương mại

Biểu đồ đo lường rủi ro thương mại (Nguồn: Bloomberg)

Biểu đồ đo lường rủi ro thương mại (Nguồn: Bloomberg)

“Thước đo đo lường về sự không chắc chắn về chính sách thương mại đã trở lại mức thấp như trong chiến tranh thương mại trước khi diễn ra các cuộc đàm phán. Đó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang quá chủ quan về các tranh chấp cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc”, theo Laura Cooper, chiến lược gia vĩ mô của Bloomberg.

Tin bài liên quan