Tỷ lệ thực hiện quyền mua cổ phiếu là 67%, giá chào bán 10.000 đồng/cổ phần.
Trước đó, ĐHCĐ bất thường diễn ra cuối năm 2017 cũng đã thống nhất thông qua việc phát hành thêm 73 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 30%, trong đó chào bán 20% cho cổ đông hiện hữu và 10% cho cổ đông riêng lẻ.
Theo HĐQT SCR, đợt phát hành này sẽ diễn ra sau khi đã hoàn tất chào bán cho cổ đông hiện hữu và chào bán riêng lẻ được ĐHCĐ bất thường năm 2017 thông qua và sau khi được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận.
Tại đại hội, cổ đông đặt câu hỏi về khả năng thành công của 2 đợt phát hành, khi thời gian gần đây, thị giá cổ phiếu SCR đang sụt giảm về mốc quanh 11.000 đồng/cp.
Ông Phạm Điền Trung, Chủ tịch HĐQT SCR cho biết, đối với đợt phát hành tăng vốn điều lệ thêm 30%, ưu tiên chào bán cho cổ đông trước, tùy vào kết quả của đợt phát hành thì HĐQT mới có phương án chào bán chi tiết cho các cổ đông ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, đã có nhiều đối tác cùng ngành, có cả các đối tác ngoại cũng mong muốn tham gia đầu tư vào SCR nên đợt phát hành này, SCR tự tin.
Còn với tờ trình tăng vốn trong ĐHCĐ lần này, HĐQT đặt mục tiêu tối thiểu thành công 50%, tức có thể huy động được hơn 1.000 tỷ đồng, trong trường hợp xấu nhất không ai mua thì công ty vẫn có thể đi vay để thực hiện các kế hoạch M&A, bởi hiện nay, quy mô tài sản của công ty rất lớn, không quá khó để làm việc với các tổ chức tín dụng.
Ông Trung cũng cho rằng, với giá trị sổ sách gần 15.000 đồng; quỹ đất nhiều, các dự án có tiềm năng tăng trưởng tốt thì thị giá cổ phiếu lúc này vẫn chưa phản ánh hết giá trị thực của công ty. Công ty dự kiến đợt phát hành diễn ra cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.
“Tôi hy vọng, lúc đó giá cổ phiếu của SCR đã có sự cải thiện nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả của Công ty được thể hiện rõ”, ông Trung nói.
Dự kiến huy động được từ đợt chào bán là 2.124 tỷ đồng để mua cổ phần, nâng tỷ lệ sở hữu các các doanh nghiệp đang sở hữu các khu công nghiệp, bất động sản nghỉ dưỡng.
Cụ thể, mua 79,82% vốn của CTCP Toàn Hải Vân (đơn vị chủ sở hữu “siêu dự án” Khu phức hợp Vịnh Đầm quy mô 290 ha trên đảo Phú Quốc), giá trị gần 1.596 tỷ đồng.
Mua thêm 11% vốn tại CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (đơn vị sở hữu, khai thác Khu công nghiệp Thành Thành Công có quy mô 1.020 ha tại Tây Ninh) để tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 50% vốn điều lệ, giá trị khoảng 137,5 tỷ đồng.
Chi 367 tỷ đồng để mua cổ phần, tăng sở hữu lên 51% vốn của CTCP Khai thác và Quản lý khu công nghiệp Đặng Huỳnh (đơn vị đang sở hữu, khai thác Khu công nghiệp Tân Kim, Long An, quy mô hơn 50 ha và đang sở hữu, khai thác hàng trăm ngàn mét vuông nhà xưởng, kho bãi tại TP.HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai…
Ông Trung cho biết, SCR sẽ mua lại theo hình thức mua từ cổ đông hiện hữu.
Năm 2018, SCR đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất hơn 2.075 tỷ đồng, tăng trưởng 4% và lợi nhuận trước thuế gần 311 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 248,6 tỷ đồng, cao hơn năm trước 24%.
Đối với công ty mẹ, kế hoạch doanh thu là 1.152 tỷ và lợi nhuận sau thuế 160,3 tỷ đồng. Tỷ lệ trả cổ tức năm 2018 dự kiến không thấp hơn 7%.