Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ về Luật Nhà ở (sửa đổi) sáng 5/6 (Ảnh: M.M)

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ về Luật Nhà ở (sửa đổi) sáng 5/6 (Ảnh: M.M)

Đại biểu Quốc hội nêu 5 lý do không nên cho phép nhà đầu tư tự thoả thuận mua đất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) băn khoăn nếu để nhà đầu tư được tự thoả thuận với người dân về việc mua đất phát triển nhà ở thương mại sẽ tạo ra nhiều hệ lụy, trong khi dân mất kế sinh nhai từ đất...

Sáng 5/6, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trình bày dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đọc báo cáo thẩm tra, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này.

Phát biểu tại tổ Hà Nội, đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình với việc cần phải có chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội. Từ kế hoạch này, sẽ có kế hoạch để thực hiện quy hoạch đất đai, tránh tình trạng nơi cần nhà ở thì không có dự án, nơi phát triển nhiều dự án lại ít người có nhu cầu.

Đại biểu cũng đồng ý chương trình này phải do địa phương (Hội đồng nhân dân) quyết định và hàng năm cơ quan này phải ban hành chương trình đất đai. Bộ Xây dựng có vai trò đưa ý kiến tham khảo chứ không quyết định.

Tuy nhiên, có một số vấn đề đại biểu Cường đang băn khoăn, đó là Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) lần này bổ sung 02 loại đất được phép phát triển nhà ở thương mại, trong đó có đất nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng.

Ông Cường nói rằng, trước đây khi sửa Luật Đầu tư, nội dung này đã từng được đưa ra bàn bạc nhưng Quốc hội khoá XIV đã không thông qua vì e ngại hiện tượng chủ đầu tư đi mua gom quyền sử dụng đất nông nghiệp của người dân với giá thấp rồi chuyển đổi mục đích sang nhà ở, sau đó bán giá cao, gây bất bình đẳng xã hội.

Nêu nội dung biên bản thẩm tra có nhắc “Trong Nghị quyết 18 nên để cơ chế là tự thỏa thuận”, ông Cường nói rằng, việc tự thỏa thuận để mua bán đất, thực chất là gom đất sẽ sinh ra rất nhiều hệ lụy.

Các đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà Nội thảo luận dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại tổ sáng 5/6

Các đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hà Nội thảo luận dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại tổ sáng 5/6

Thứ nhất, người dân bán quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng nhà đầu tư sau mua lại được quyền chuyển thành đất ở, tạo ra chênh lệch giá trị lớn.

Thứ hai, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay, chúng ta nói khi người dân bị thu hồi phải bồi thường, đền bù, tái định cư cho người dân có chỗ ở tối thiểu bằng hoặc tốt hơn và thu nhập cũng vậy. Nếu để tình trạng tự thỏa thuận thì người dân sẽ bán hết đất rồi không còn kế sinh nhai từ đất.

“Nhưng nếu Nhà nước thu hồi thì Nhà nước phải nghĩ thu hồi đất nông nghiệp phải tạo kế sinh nhai cho người dân. Do đó, tôi cho rằng việc Nhà nước thu hồi để đảm bảo lợi ích, lâu dài hơn cho chính người dân”, đại biểu Cường nói.

Thứ ba, nếu để người dân tự thỏa thuận thì không phải người dân nào cũng có khả năng thỏa thuận với nhà đầu tư, rất dễ bị dẫn dắt bởi nhóm cầm đầu làm việc riêng với chủ đầu tư, lợi ích người dân chưa chắc đã được đảm bảo.

Thứ tư, nếu thỏa thuận như thế sẽ làm nảy sinh tình trạng dự án này thỏa thuận thế này, dự án khác thỏa thuận khác, nảy sinh ra sự bất bình đẳng giữa các khu vực, nơi giá cao nơi giá thấp…

Thứ năm, việc tự thỏa thuận cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp, có những doanh nghiệp bao nhiêu năm không thể tự thỏa thuận được vì chỉ một người nào đó không đồng tình.

Từ những phân tích trên, ông Cường không đồng tình với đề xuất tự thỏa thuận về đất mà khuyến nghị nên để Nhà nước có vai trò can thiệp.

Liên quan đến nhà chung cư, ông Cường đồng tình với việc người đang ở nhà chung cư sau khi phá dỡ, cải tạo nhà chung cư thì được quyền tiếp tục đóng tiền vào để xây dựng nhà mới trên đất đó.

Tuy nhiên, theo ông Cường, chung cư cũ hiện nay đa số thấp tầng và khi phá đi xây cao tầng lên mới có chuyện có mức sinh lợi nhuận. Nhưng nhà cao tầng, phá đi xây tương đương thì không sinh hệ số lợi nhuận, chủ yếu là người dân nộp tiền để xây mới.

Do đó, nếu cứ duy trì tình trạng như hiện nay thì có thể đến một lúc nào đó những nhà chung cư cũ cao tầng không bao giờ phá vỡ được. Vì vậy, ông Cường đồng tình với việc xây dựng nhà chung cư phải có thời hạn theo tuổi thọ của công trình. Còn hết thời hạn, nhưng nếu kiểm định nhà đó còn tốt thì tiếp tục sử dụng, không tốt thì phá dỡ. Điều đó đem lại lợi ích cho người dân.

Đại biểu Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội

Đại biểu Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội

Cơ bản đồng tình với dự thảo Luật, song đại biểu Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho rằng, hiện nay, có khu chung cư có đông người dân đến sinh sống rồi nhưng vẫn thiếu bãi đỗ xe, trường học, bệnh viện nên rất không đồng bộ và thuận tiện cho người dân sinh sống ở đó.

"Vì vậy, khi xây dựng khu chung cư thì chủ đầu tư cần chú trọng đến việc đồng bộ về hạ tầng, cơ sở vật chất để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân", ông Dũng nói.

Về cải tạo chung cư cũ, với các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc làm này dứt khoát phải gắn với tái thiết đô thị. Việc cải tạo chung cư cũ, nên thực hiện từng cụm. Đối với xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư, ông Dũng nêu quan điểm, việc sửa đổi Luật Nhà ở nên có hướng mở như nên giao cho cấp tỉnh được điều chuyển từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội và ngược lại.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tuấn Thịnh nêu quan điểm, vì Luật Nhà ở có liên quan mật thiết và phụ thuộc vào Luật Đất đai, nên ông đề xuất khi nào có Luật Đất đai hoàn chỉnh mới nên biểu quyết thông qua Luật Nhà ở.

Vấn đề thứ hai, ông Thịnh nói rằng giữa nhà ở thương mại và nhà ở tái định cư, chỉ bằng mắt thường cũng nhận ra khoảng cách chênh lệch về chất lượng quá lớn. Từ đó cần nâng cao chất lượng nhà ở tái định cư, không để tình trạng thu hồi đất hoặc nhà của dân rồi đưa họ đến những nơi ở "nhem nhuốc", chính sách hỗ trợ cho người dân tái định cư quá thấp.

Ngoài ra, ông Thịnh cũng đề nghị cần quy định rõ hơn về việc Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở cho công nhân trong dự án Luật.

Đề nghị lấy "Hoa Lan", "Hoa Lan"... đặt tên cho nhà ở xã hội

ĐBQH Nguyễn Anh Trí quan tâm đến tên gọi của các khu nhà ở cho người nghèo, người thu nhập thấp, nhà tái định cư, khu nhà ở xã hội...

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề nghị thay đổi cách đặt tên nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo... để thể hiện cách tôn trọng cư dân.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề nghị thay đổi cách đặt tên nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo... để thể hiện cách tôn trọng cư dân.

Đại biểu cho rằng hiện nay tên của tòa nhà, khu chung cư này được gọi theo chức năng như: Khu nhà ở cho người nghèo, khu nhà ở cho người thu nhập thấp, khu nhà ở tái định cư, khu nhà ở xã hội... là thiếu tôn trọng cư dân ở đó, đây là điều phản cảm.

“Thêm nữa, nhà ở bản chất cũng là một loại hàng hóa, sẽ có chuyển nhượng, có bán. Nên khi có tên gọi như vậy là mất giá. Mua đến vùng đó là bị mất giá ngay từ lúc mua. Cùng với đó, khi gọi tên như vậy ”, ông Trí nêu lý do.

Từ đó, vị đại biểu đề nghị có thể đặt tên bằng những loài hoa đẹp như “Hoa Lan, Hoa Ban, hoa Hồng…” hoặc mang tên địa danh “Chương Dương 5, Chương Dương 7….”.

Tin bài liên quan