Đa phần các doanh nghiệp địa ốc hiện vẫn đối mặt với bài toán vốn và áp lực nợ

Đa phần các doanh nghiệp địa ốc hiện vẫn đối mặt với bài toán vốn và áp lực nợ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tiến độ hồi phục của thị trường ngoài việc phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài thì cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại của doanh nghiệp.

Chia sẻ tại Tọa đàm "Tiêu điểm đầu tư bất động sản trong bối cảnh mới" do Tạp chí Diễn đàn nhà quản trị (Theleader) tổ chức chiều 30/7, ông Lê Hồng Khang, Giám đốc phân tích và xếp hạng tín nhiệm FiinRatings cho hay, đến nửa đầu năm nay, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản về cơ bản vẫn thấp so với trung bình 5 năm trở lại đây. Tình hình có cải thiện, song chưa đáng kể.

Ông Lê Hồng Khang, Giám đốc phân tích và xếp hạng tín nhiệm FiinRatings

Ông Lê Hồng Khang, Giám đốc phân tích và xếp hạng tín nhiệm FiinRatings

"Đánh giá của FiinRatings dựa trên câu chuyện liên quan đến khoản nợ, khả năng sinh lời, chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp bất động sản chỉ ở mức trung bình. Đây cũng là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay", ông Khanh cho biết.

Theo thống kê của FiinGroup, tính tới tháng 5/2024, tỷ lệ chậm trả trái phiếu (kể cả trái phiếu doanh nghiệp cơ cấu lại và giãn hoãn kỳ hạn) là gần 18%; riêng khối doanh nghiệp phi ngân hàng, tỷ lệ này là gần 26%. Tổng giá trị trái phiếu có vấn đề vào khoảng 215.000 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản chậm trả chiếm tỷ lệ lớn nhất 42,5%.

Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp quy mô lớn, quỹ đất sạch, pháp lý rõ ràng có thể ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm nay, còn lại đa phần doanh nghiệp bất động sản cỡ vừa đang trong tư thế chờ đợi.

FiinRatings cho rằng, triển vọng thị trường trong thời gian 1 - 2 năm tới vẫn sẽ phục hồi chậm rãi. Những điểm tích cực từ yếu tố pháp lý hay chính sách sẽ cần thời gian để thẩm thấu.

Theo đại diện FiinRatings, đa phần doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt và xử lý 2 bài toán rất lớn. Đầu tiên là khả năng tiếp cận nguồn vốn khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn trước. Trước đây, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn đa dạng và linh hoạt, từ các hợp đồng hợp tác đầu tư, từ người mua nhà, trái phiếu, vay ngân hàng… Tuy nhiên, các kênh này hiện đều gặp nhiều khó khăn, kể cả với kênh vay vốn ngân hàng.

"Các ngân hàng cũng chịu áp lực rất lớn để hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần của Thông tư 02 và Nghị định 08. Vì vậy, các ngân hàng thương mại khi rót vốn vào dự án bất động sản cũng phải nâng cao tiêu chuẩn đầu tư, sàng lọc rất kỹ các dự án", ông Khang nói.

Thứ hai là vấn đề đội vốn. Sau quá trình tập trung thu thập quỹ đất, khi pháp lý ách tắc thì phương án tài chính thay đổi rất nhiều, thậm chí có dự án đội vốn 20 - 30% so với ban đầu. Điều này có thể khiến năng lực chủ đầu tư không còn đảm bảo để phát triển nốt phần còn lại của dự án, buộc họ phải đưa ra giải pháp để xử lý như chuyển nhượng hoặc hợp tác đầu tư.

"Tiến độ phục hồi của thị trường vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh thông thoáng về pháp lý, thì còn cần tới nội tại doanh nghiệp để xử lý các vấn đề tài chính", ông Khang nhấn mạnh thêm.

Tin bài liên quan