Dự án này có tổng diện tích 341 ha với tổng vốn đầu tư lên tới 121 triệu USD (tương đương 2.744 tỉ đồng) chia làm hai giai đoạn. Hiện nay giai đoạn I với tổng diện tích 131ha, tổng vốn 47 triệu USD đã hoàn thiện hạ tầng, sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư; Giai đoạn II, với tổng diện tích 210 ha, tổng vốn đầu tư 74 triệu USD dự kiến sẽ khai trương trong năm 2019.
Danang IT Park sẽ cung cấp những dịch vụ cho các công ty CNTT, dịch vụ IT, phát triển phần mềm… bao gồm đất đã có hạ tầng đồng bộ và cao cấp. tòa nhà xây dựng sẵn, văn phòng cho thuê. Mục tiêu của dự án Danang IT Park là thu hút các công ty lớn, vừa và nhỏ trong linh vực công nghệ cao. Tại thời điểm hiện tại, các công ty lớn như IBM, Cisco, Intel, KDDI, Mitsui và một số Cty về CNTT Nhật, Mỹ và Sing đã bày tỏ sự quan tâm đến đầu tư tại đây.
Ngoài ra, tại lễ khánh thành, chủ đầu tư cũng thực hiện nghi thức động thổ “Cụm công trình đầu mối bao gồm tổ hợp văn phòng- trưng bày, hội chợ triển lãm và công trình đầu mối” trên phân Khu C, với tổng diện tích hơn 87 nghìn m2, bao gồm tòa nhà Văn phòng, trụ sở làm việc, (dự kiến 26 tầng), khu trưng bày, khu hội chợ triển lãm, khu công cộng.…
Phối cảnh dự án trên 2.700 tỷ đồng về Khu tập trung công nghệ thông tin lớn nhất tại miền Trung
Theo kế hoạch, trong năm 2019, chủ đầu tư sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng khu nhà chuyên gia với 41 căn hộ liền kề, 5 chung cư cao tầng (6-16 tầng) tại phân khu D. Đồng loạt triển khai Khu công trình kiến trúc, cảnh quan thuộc hồ cảnh quan (phân khu E) nhằm tạo chỗ ở, không gian cảm hứng cho các kỹ sư, chuyên gia làm việc tại DITP.
Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần phát triển khu CNTT Đà Nẵng cho biết, Danang IT Park trước đây được phát triển bởi nhà đầu tư nước ngoài, được cấp giấy chứng nhận lần đầu từ tháng 5/2012. Tuy nhiên, tiến độ dự án triển khai rất chậm, thậm chí không có tiến triển, thay đổi trong suốt một thời gian dài.
Tập đoàn Trung Nam với quyết tâm và ý chí của mình đã từng bước nhận lại chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông và nắm toàn quyền triển khai dự án từ tháng 3/2018. Sau gần 1 năm triển khai quyết liệt, hạ tầng kỹ thuật của dự án đã hoàn thành với chất lượng tốt và chính thức khánh thành hôm nay.
Đặc biệt, UBND TP Đà Nẵng cho biết, mục tiêu của dự án Danang IT Park là thu hút các công ty lớn, vừa và nhỏ trong linh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung sẽ được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi, như có thể được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 15 năm: Miễn thuế 4 năm đầu 0%; 9 năm tiếp theo, mức thuế áp dụng 5%; 2 năm tiếp theo, mức thuế áp dụng 10% và sau giai đoạn ưu đãi mức thuế áp dụng 20-22%. Thời gian hưởng ưu đãi thuế có thể kéo dài đến 30 năm nếu có chấp thuận của Thủ tướng.
Hạ tầng dự án đã đồng bộ, sẵn sàng kết nối cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực CNTT, công nghệ cao...
Ngoài ra, miễn thuế nhập khẩu (0%) đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu, máy móc, phương tiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT của doanh nghiệp.
Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Giám đốc Công ty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng cho biết, Khu CNTT Đà Nẵng được định hướng trở thành một trong những cộng đồng phát triển CNTT tốt nhất châu Á, được đầu tư xây dựng theo mô hình thung lũng Silicon (Mỹ) và Công viên Khoa học Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc).
Theo ông Nguyễn Tâm Thịnh, dự án đặt ra mục tiêu thu hút các công ty lớn, vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ cao, đạt doanh thu 1,5 tỷ USD/năm và khả năng tuyển dụng 25.000 lao động, trong đó có các nhà khoa học, kỹ sư, các chuyên gia về công nghệ trong và ngoài nước. Tại thời điểm hiện tại, các công ty lớn như IBM, Cisco, Intel, KDDI, Mitsui và một số công ty CNTT của Nhật, Mỹ, Singapore bày tỏ quan tâm đến đầu tư tại Đà Nẵng nói chung và Khu CNTT thành phố nói riêng.
Tính đến nay, Khu CNTT Đà Nẵng đã hoàn thành đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải, nguồn điện, nguồn nước, hệ thống CNTT và truyền thông. Dự kiến sau khi hoàn tất 2 giai đoạn, Khu CNTT Đà Nẵng sẽ có các khu chức năng như: phân khu sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ CNTT; phân khu nghiên cứu - phát triển, tư vấn, đào tạo, vườn ươm; phân khu văn phòng, trụ sở làm việc phục vụ công tác quản lý điều hành kết hợp trưng bày, hội chợ, triển lãm; phân khu nhà ở phục vụ chuyên gia; phân khu chức năng khác cung cấp các dịch vụ; phân khu sinh thái và phục vụ dân sinh; giao thông, sân bãi đậu xe, mương kỹ thuật; phân khu công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối và trường mẫu giáo.
Hiện Khu CNTT Đà Nẵng đang xúc tiến để trở thành Khu CNTT tập trung, giúp các doanh nghiệp đầu tư vào đây hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân.
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Khu CNTT Đà Nẵng hình thành chính là một mốc son nhằm liên kết chuỗi sự kiện thu hút đầu tư lĩnh vực CNTT, công nghệ cao không chỉ ở Đà Nẵng mà là cả khu vực miền Trung. Góp phần giúp đất nước giải bài toán khó về đầu tư, thu hút và phát triển lĩnh vực CNTT đang còn hạn chế hiện nay và hy vọng Trung Nam sẽ biến nơi đây (dự án) thành một Silicon Valley ( nơi mà nhiều ngành công nghiệp được phát triển một cách nhanh chóng – PV)của Việt Nam như mong muốn của doanh nghiệp.