Theo đó, CVT chủ trương sẽ mua lại tối đa hơn 3,6 triệu cổ phiếu (tương đương với 10% vốn điều lệ) để làm cổ phiếu quỹ. Mục đích của giao dịch lần này là giảm khối lượng cổ phiếu đang lưu hành và gia tăng giá trị cho các cổ đông. Nguồn vốn mua lại cổ phiếu sẽ lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trên báo cáo soát xét thường niên năm 2020, tổng nguồn lợi nhuận sau thuế của CMC là hơn 120,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2020 còn 303,65 tỷ đồng. Thời gian thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu giao dịch và sau khi được Uỷ ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận, dự kiến trong quý II/2021. Phương thức giao dịch là khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận.
Bên cạnh đó, ngày 27/3, CMC cũng đã công bố về việc chi trả cổ tức năm 2020 thông qua hình thức trả bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tức mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 2.000 đồng. Ngày 20/4 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng, ngày thanh toán dự kiến là 6/5/2021.
Như vậy với hơn 36,6 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, CMC sẽ chi khoảng hơn 73,3 tỷ đồng trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông.
Năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của CMC đạt 150,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120.6 tỷ đồng. Dù môi trường kinh doanh gặp khó vì đại dịch Covid-19 và thiên tai, nhưng trong quý I/2021, CMC dự kiến tăng sản lượng khoảng 50% so với cùng kỳ.
Mới đây, Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP) công bố đã trở thành cổ đông lớn của CVT khi nắm giữ 51,14% vốn.